
Hàn Quốc hỗ trợ người dân vượt qua đợt nắng nóng kỷ lục
(ANTV) - Trước tình trạng nắng nóng diện rộng, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành loạt chính sách hỗ trợ người dân, đặc biệt về chi phí điện và an toàn lao động.
(ANTV) - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 6/4/1994, một sự kiện xảy ra ở Rwanda đã châm ngòi cho một một cuộc thảm sát kinh hoàng tại đất nước này, được xếp vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Rwanda đã phải chứng kiến nạn diệt chủng ghê rợn giữa hai sắc tộc tại đất nước này. Chỉ vẻn vẹn trong 100 ngày, 1/8 dân số của đất nước, tức khoảng gần 1 triệu người đã phải chết trong sự bàng hoàng và đau đớn. Cũng từ đó, đã được Liên hợp quốc chọn ngày 7/4 hàng năm là "Ngày quốc tế tưởng niệm nạn diệt chủng ở Rwanda". 25 năm đã trôi qua, những đứa trẻ sống sót sau cuộc thảm sát giờ đã trưởng thành, nhưng ký ức về nạn diệt chủng khi ấy vẫn mãi là ký ức đau buồn với không chỉ người dân Rwanda mà cả thế giới.
Cách đây 25 năm, tại đất nước Rwanda, ở miền trung châu Phi, một vụ thảm sát kinh hoàng được châm ngòi bởi cái chết của Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana, một người dân tộc Hutu. Chiếc máy bay của ông này bị bắn hạ trên bầu trời sân bay Kigali vào ngày 6/4/1994. Lập tức cộng đồng người Hutu chiếm đa số dân số tại Rwanda đã đổ lỗi cho người Tutsi- một cộng đồng người vốn tồn tại mâu thuẫn sâu sắc từ hàng trăm năm trước. Điều không ai ngờ nhất là chỉ trong vòng vài giờ sau cái chết của tổng thống Juvenal Habyarimana, lực lượng vũ trang Hutu được triển khai nhanh trên khắp đất nước để châm ngòi cho một làn sóng tàn sát, bạo lực lan rộng từ thủ đô ra khắp đất nước và kéo dài ngày càng ác liệt trong vòng 3 tháng liên tiếp.
Dù đàn ông hay đàn bà, dù người già hay trẻ nhỏ, chỉ cần là người Tutsi đều bị sát hại. Những vụ tàn sát diễn ra ngay tại các giáo đường, các điểm dừng giao thông, chợ, trong các gia đình, và sự giết hại thường diễn ra sau khi chửi mắng nguyền rủa, đánh đập hoặc hãm hiếp. Khi đó, cả đất nước Rwanda chìm trong loạn lạc đẫm máu.
Theo thống kế của Liên hợp quốc, chỉ trong vòng 100 ngày, có tới trên 800.000 người Tutsi ôn hòa và một số ít người Hutu bị giết, ghi dấu ấn vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Kể từ khi nạn diệt chủng nói trên chấm dứt, có khoảng 95.000 trẻ em ở Rwanda bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ nhiễm HIV do bị hãm hiếp. Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em ở nước này bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS và con số trên đã lên tới 350.000 trẻ em vào năm 2010.
Sau 100 ngày khi nạn diệt chủng Rwanda kết thúc khi một chính phủ đa sắc tộc được thành lập, những cái chết trong sự hoảng loạn của hàng triệu người vô tội vẫn luôn ám ảnh và đeo bám người dân Rwanda cho tới ngày nay.
25 năm đã trôi qua, những đứa trẻ còn sống sót giờ đã trưởng thành, đa phần là mồ côi, một số người đã được giúp đỡ thoát khỏi nghèo đói khi được chuyển đến Làng trẻ. Vicent de Paul Ruhumuriza cũng giống như 95.000 đứa trẻ mồ côi khác, đều mất cả gia đình. Khi cuộc tàn sát xảy ra, Vicent chỉ mới vài tháng tuổi. Cha anh bị giết và được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể. Còn mẹ anh cũng không thể bảo vệ được chính mình và nuôi con đến lớn khôn. Anh Vicent de Paul Ruhumuriza - Nạn nhân sống sót sau vụ diệt chủng ở Rwanda chia sẻ: "Tôi đã nói chuyện với những người biết mẹ tôi khi ấy. Tôi nghe nói rằng mẹ tôi đã trải qua nhiều đau đớn trong cuộc diệt chủng, mẹ tôi bị đánh đập, bị hãm hiếp. Khi tôi lớn lên, tôi thấy bà vẫn la hét và run rẩy khi nhớ đến thời điểm đó."
Sống sót sau cuộc thảm sát, Vicent đã bỏ học và sống trong nghèo đói. Nhưng 7 năm trước, anh được đưa vào một làng trẻ đặc biệt. Đó là làng trẻ Agahozo Shalom, có tên tiếng Do Thái-Kinyarwandan được dịch là "nơi nước mắt được làm khô". Nơi này đã bao bọc và giúp chữa lành vết thương tâm lý cho các nạn nhân trẻ tuổi như Vicent.
Ngôi làng được thành lập vào năm 2008 bởi một luật sư gốc Nam Phi, Anne Heyman, người đã làm việc tại Hoa Kỳ. Heyman và chồng cô đã quyên góp được hơn 12 triệu đô la để giúp chăm sóc các gia đình bị xé nát bởi nạn diệt chủng, lấy mô hình của họ từ Làng trẻ của Israel, nơi tạo ra những gia đình mới cho những đứa trẻ có cha mẹ đã chết trong Holocaust.
Hiện giờ có 15 đứa trẻ sống trong mỗi ngôi nhà. Dưới sự chăm nom của một bà mẹ. Đó là mẹ Emeritha Mukarusagara. Giống như những đứa trẻ này, chính bà Emeritha Mukarusagara cũng mất gia đình sau cuộc thảm sát, chồng bà đã bị giết hại và được chôn trong một ngôi mộ tập thể.
Bà Emeritha Mukarusagara - Người chăm sóc ở Làng trẻ Agahozo Shalom cho biết: "Nuôi dạy những đứa trẻ mồ côi ở một đất nước như thế này, nuôi dạy những đứa trẻ không biết hoặc có mẹ và cha của chúng và chúng coi tôi là mẹ của chúng, khiến tôi cảm thấy như một gia đình vậy. Đến khi chúng trở thành người lớn, trưởng thành khiến tôi rất tự hào."
25 năm sau thảm họa diệt chủng - cuộc sống của anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Với sự ủng hộ và hỗ trợ của mẹ nuôi và các anh em trong làng trẻ, Vicent trở thành hiệu trưởng của trường và hiện nay có một công việc trong ngành xây dựng.
Hơn 850 đứa trẻ mồ côi đã khôn lớn từ 26 ngôi nhà của làng trẻ Aghozo Shalom này. Những đứa trẻ sống sót sau thảm họa diệt chủng năm 1994 giờ đã trưởng thành. Nhưng làng trẻ vẫn được duy trì để tiếp tục giúp đỡ những người khác. Đó là những đứa trẻ mồ côi, nạn nhân bị lạm dụng và người tị nạn từ các cuộc xung đột gần đó.
(ANTV) - Trước tình trạng nắng nóng diện rộng, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành loạt chính sách hỗ trợ người dân, đặc biệt về chi phí điện và an toàn lao động.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 15/7, xác nhận vũ khí đã bắt đầu được chuyển cho Ukraine, tuy nhiên nhấn mạnh Mỹ không có kế hoạch cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
(ANTV) - Ngày 15/7, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn của quần đảo Mentawai xác nhận, 11 người được cho là mất tích sau vụ lật thuyền ở ngoài khơi miền Tây Indonesia đều đã được cứu sống.
(ANTV) - Trận chung kết Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng năm 2025 giữa đội tuyển Việt Nam 2 và Campuchia thực sự là màn so tài đỉnh cao, xứng đáng với kỳ vọng của người hâm mộ. Trên sân Hàng Đẫy rực lửa, cả hai đội đã cống hiến một trận đấu giàu cảm xúc, đậm chất thể thao và tinh thần fair-play.
(ANTV) - Liên quan đến vụ người đàn ông tát liên tiếp người phụ nữ đang ôm con nhỏ trong phòng trọ rồi phát livestream trên nền tảng mạng xã hội TikTok, Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp đối tượng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích và làm nhục người khác trên.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, cả nước bước vào giai đoạn triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, mở ra một kỷ nguyên mới trong cải cách hành chính và chuyển đổi số. lực lượng Công an TP.HCM đã triển khai đội hình thanh niên xung kích “Đồng hành cùng địa phương”, trực tiếp hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng chính quyền gần dân, vì dân.
(ANTV) - Cuối tháng 4 vừa qua, tổ công tác số 5 của Bộ Công an lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNMISS, Cộng hòa Nam Sudan.
(ANTV) - Chiều 15/7, Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Phong trào "Bình dân học vụ số" trong toàn lực lượng CATĐ và khai mạc lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kỹ năng số, chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trên nền tảng "Bình dân học vụ số" góp phần đấy nhanh thực hiện chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trong CATP.
(ANTV) - Trong khuôn khổ trại hè yêu thương năm 2025, chiều ngày 15/7, tại Hà Nội, Cục Công tác chính trị đã tổ chức chương trình tập huấn về các biện pháp, kỹ năng đảm bảo an toàn trên không gian mạng và kỹ năng làm chủ AI dành cho các cháu là con CBCS Công an đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; con thương binh, con liệt sĩ CAND và các cháu là con đỡ đầu của Hội Phụ nữ các cấp trong CAND.
(ANTV) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định 1015, công bố danh mục 33 thủ tục hành chính được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện.