Thứ Hai, 06/05/2024 15:22 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Văn học mạng – cần định hướng tới những sáng tác thuần Việt

BT

(ANTV) - Việc số hóa, đưa các tác phẩm văn học lên không gian mạng đang trở thành một xu thế, để các nhà văn đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên từ đây cũng xuất hiện những hệ lụy không đáng có. Khi chất lượng của tác phẩm được đánh giá thông qua lượt like, lượt view, lượt bình luận và chia sẻ, nhiều tác giả đã viết theo đơn đặt hàng và chiều theo thị hiếu của độc giả.

Hệ quả là xuất hiện nhiều nội dung dễ dãi, trái với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam. Đó là chưa kể những tác phẩm văn học mạng được dịch mà chưa qua kiểm duyệt. Làm thế nào để đưa văn học mạng thực sự trở thành một bộ phận văn học Việt Nam, được kiểm duyệt bởi các cơ quan chức năng.

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Văn học mạng thời gian qua đã đón nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều độc giả. Thậm chí nhiều bạn trẻ xem đây là một món ăn tinh thần không thể thiểu trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên điều đáng buồn ở không gian văn học mạng này đang tồn tại không ít tác phẩm có nội dung nhảm nhí, độc hại, đó là chưa kể đến những nội dung trái với thuần phong mỹ tục.

Chỉ cần gõ vài từ khóa đơn giản, không khó để bắt gặp rất nhiều website, nền tảng đọc truyện trực tuyến thu hút lượng lớn độc giả hiện nay, với những trang mạng đọc truyện như truyenfull.vn, enovel.mobi, thichdoctruyen.net… Trên các trang này, có những tiểu thuyết mở đọc miễn phí, có truyện miễn phí những chương đầu và cả truyện thu phí. Điều đáng nói nội dung của nhiều tác phẩm gây sốc, đề cập nhiều về giới tính, bạo lực…

Chị Thủy Vũ, tác giả trẻ cho biết: "80% nội dung câu chuyện là sex thôi hầu hết câu chuyện nói về tình cảnh nhân vật nữ bị bạo lực nhiều tình tiết thô bạo được miêu tả và không hề bị kiểm duyệt."

Với lượng lớn người dùng mạng xã hội chủ yếu là giới trẻ, trong đó có học sinh, là những người chưa thể đánh giá hết được nội dung của tác phẩm văn học, các em dễ bị tò mò, thu hút bởi những nội dung có yếu tố gây sốc, trong khi đó chính các em chưa có nhiều kiến thức xã hội để sàng lọc những thông tin nào là đúng những thông tin nào là sai.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: "Chúng ta đang sống trong một cái bối cảnh xã hội mà quá trình hội nhập quốc tế, nó khiến cho thành niên Việt Nam giới trẻ Việt Nam có thể tiếp xúc với rất nhiều những cái sản phẩm văn hoá nghệ thuật trên thế giới. Trong quá trình đó chúng ta tìm cận được khá nhiều những cái tinh hoa văn hoa thế giới. Nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy khá nhiều những cái văn hóa nó phản cảm, nó không phù hợp, thậm trí chúng ta còn gọi là những cái rác văn hóa đối với lại thế hệ trẻ, trong đó truyện ngôn tình nó chính là một cái sản phẩm tương tự như vậy, Đó là lý do tại sao chúng ta rất là lo ngại Từ những cái hành động đọc những cái sản phẩm đó, nó ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy, phong cách sống."

Không chỉ tác động lên những độc giả, mà ngay cả những người sáng tác ra những tác phẩm đó cũng đang dần bị ảnh hưởng. Từ việc chạy theo thị hiếu của độc giả đã hình thành nên một nhóm các tác giả viết một cách bản năng, ít nhiều có sự tùy tiện trong đó. Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều nhóm, cộng đồng người sáng tác, có ở đủ các thể loại, đề tài và cả mức độ chất lượng. Nhiều tác giả viết hàng ngày, chạy theo những đơn đặt hàng từ đó cho ra những tác phẩm kiểu mỳ ăn liền.

Anh Vũ Đức Anh, Nhà Văn trẻ cho biết: "Đã có những công ty thuê các tác giả viết, với áp lực gắt gao về thời gian về hạn mức chính vì thế tác phẩm văn học mạng yêu cầu sản xuất rất nhanh, qua đó có nhiều tác phẩm câu khách, nó là mặt trái giống như những trnagd diện tử, giật tít câu view, thì ở đây nó có những nội dung về người lớn, mang những nội dung chính trị, những thứ không hay như khuyến khích tự sát nó ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Đó là những tác phẩm không được kiểm soát."

Hiện nay ở nước ta, văn học mạng đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ văn học mạng Trung Quốc. Trong đó, một bộ phận xuất bản trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, một bộ phận khác thì là tác giả người Việt dịch văn học mạng Trung quốc. Điều đáng nói là những tác phẩm này khi được đưa lên mạng internet chưa được sàng lọc hay sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Quản lý Văn học mạng ra sao?

Ngoài những mặt trái của văn học mạng thì với sự bùng nổ của công nghệ số, văn học mạng cũng được xem là mảnh đất hấp dẫn để các nhà văn thể nghiệm những tư tưởng mới về nghệ thuật trên hành trình sáng tạo của mình. Đã có không ít tác giả trẻ đã rèn luyện kỹ năng ở trên mạng bằng những trang blog, web truyện hoặc ngay trên các trang mạng xã hội. Đây cũng là cách để các nhà xuất bản tìm được những cuốn tiểu thuyết hay và khảo sát xu hướng đọc của độc giả. Tuy nhiên làm thế nào để văn học mạng thực sự phát triển lành mạnh, hay nói một cách khác chúng ta phải quản lý văn học mạng ra sao để văn học mạng thực sự phát triển đúng hướng, trở thành một phần của văn học Việt Nam, một mảng đời sống ngôn ngữ của Việt Nam.

Với hơn 10 năm làm công tác biên tập sách, chị Nguyễn Bảo Ngọc cho biết một tác phẩm văn học muốn xuất bản, in ấn, phát hành để đến tay độc phải qua quy trình biên tập, kiểm duyệt của các nhà xuất bản và được hậu kiểm bởi các cơ quan chức năng. Tuy nhiên với văn học mạng thì vấn đề này đang được thả nổi.

Chị Nguyễn Bảo Ngọc, biên tập viên sách cho biết: "Mình nghĩ tác giả nào cũng thế thôi, viết chắc tay, hay còn non thì cũng phải qua biên tập hay chỉnh sửa, trong biên tập thì cũng có một số những cái tiêu chí để xuất bản ví dụ những cái về mặt văn phong, về mặt chi tiết có hợp logic hay không? Có phải vấn đề nhạy cảm không? có phải thuần việt hay không? hay nó mang tính chất ảnh hưởng đến nền văn học khác, thì cái đấy đề qua biên tập cả."

Là một tác giả trẻ, và đã có nhiều tác phẩm được xuất bản từ văn học mạng hơn ai hết tác giả trẻ Đức Anh mong muốn Văn học mạng thực sự là mảnh đất màu mỡ đề các tác giả như anh có thể đến gần hơn với độc giả. Tuy nhiên, để văn học mạng phát triển đúng hướng, rất cần những định hướng, nhìn nhận thấu đáo.

Anh Vũ Đức Anh, nhà văn trẻ cho biết: "Tuy nhiên tôi nghĩ cần những chế tài quy định của nhà nước…Ngoài chế tài đó ra thì tôi mong muốn hãy công nhận văn học mạng nó là một bộ phận của văn học, một mảng đời sống ngôn ngữ của Việt nam và có thể tổ chức buổi tọa đàm chuyên môn, khi đó văn học mạng phát triển theo hướng tích cực , vừa đảm bảo đời sống lành mạnh cho các tác giả phát triển."

Hiện nay, chúng ta chưa có bất cứ quy định quản lý đối với tác phẩm văn học trên mạng. Và thực tế,việc kiểm soát văn hóa phẩm trong thời kỳ công nghệ 4.0 không dễ dàng. Đặc biệt với văn học mạng, đây là một thị trường tự do, phần lớn không gắn liền với các nhà xuất bản hay công ty phát hành sách. Tác giả có thể ẩn danh khi sáng tác, truyện được viết, đăng tải trên những trang mạng xã hội, web truyện xuyên biên giới. Việc thu hồi các văn hóa phẩm và xử phạt tác giả vi phạm là vô cùng khó khăn.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: "Chúng ta cần có những hình thức để xử phạt, có những hình thức để kiểm duyệt tốt hơn những sản phẩm này. Và chúng ta có công cụ pháp lý, chúng ta có tri thức, chúng ta có định hướng thì chúng ta sẽ làm tốt được những giải pháp đó, tôi nghĩ rằng các cơ quan có liên quan quản lý trong lĩnh vực xuất bản trong lĩnh văn hóa cần phải làm tốt hơn những nhiệm vụ kiểm soát những cái sản phẩm này."

Tiến sĩ Đoàn Hương cho biết: "Phải lọc lại toàn bộ các trang web về văn học, những trang lành mạnh cho tiếp tục phát triển, trang nào xấu xí, đồi trụy thì cần xóa ngay. Nếu giờ chúng ta nhắm mắt lại thì văn học xấu xí ấy sẽ phát triển “như nấm sau mưa”. Để họ phát triển có đường lối cẩn thận thì chúng ta có thể tìm thấy trong đó rất nhiều nhân tài."

Trong lúc chúng ta đang chờ đợi một giải pháp quyết liệt từ cơ quan chức năng thì có lẽ trước hết người đọc đặc biệt là giới trẻ cần xây dựng một phong văn hóa, thẩm mĩ đọc để có sức đề kháng trước những tác phẩm văn học mạng không được kiểm soát. Và có lẽ quan trọng hơn cả đó chính là ý thức , trách nhiệm của những người cầm bút, những tác giả viết văn phải hiểu được sứ mệnh của mình trong việc mang đến những giá trị Chân - Thiện - Mỹ gửi tới độc giả Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm châu Âu

Thế giới 06/05/2024

(ANTV) - Vào chiều 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Pháp, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary. Thương mại, đầu tư và những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine được cho là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận nhân chuyến công du này của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Panama bắt đầu tổng tuyển cử

Panama bắt đầu tổng tuyển cử

Thế giới 06/05/2024

(ANTV) - Ngày 5/5, các cử tri Panama đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2024 - 2029, với sự tham gia của 8 ứng cử viên.

Thách thức tái hòa nhập cuộc sống của tù nhân nữ ở Mỹ

Thách thức tái hòa nhập cuộc sống của tù nhân nữ ở Mỹ

Thế giới 06/05/2024

(ANTV) - Dưới góc độ tâm lý học, quá trình tái hòa nhập cộng đồng của những người đã chấp hành xong hình phạt từ chịu sự chi phối của các yếu tố như: Nhân cách của người đã chấp hành xong hình phạt tù; môi trường trại giam và thời gian họ thi hành án cũng như thái độ của mọi người xung quanh nơi họ trở về. Việc cộng đồng giúp đỡ và tạo điều kiện cho những người đã từng lầm lỗi chính là cách giúp họ xây dựng một cuộc sống bình thường và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Nhưng, thực tế, quá trình này luôn là một thách thức.

Chung tay phòng, chống đuối nước khi hè về

Chung tay phòng, chống đuối nước khi hè về

Xã hội 06/05/2024

(ANTV) - Cả nước đang bắt đầu bước vào đợt cao điểm nắng nóng, thời gian qua, có những nơi, nhiệt độ có thể lên đến hơn 40 độ C. Chính vì vậy nhu cầu đi bơi, nghỉ mát tại các khu vực có sông, hồ, ao suối là rất lớn. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm học sinh chuẩn bị nghỉ hè, cũng là lúc các bể bơi trở nên sôi động. Tuy nhiên, câu chuyện nghỉ học, đuối nước của trẻ cứ tái diễn liên tục từ năm này qua năm khác không có hồi kết. Chỉ trong mấy ngày nghỉ lễ 30.4, 1.5 vừa qua thôi, tại nhiều địa phương cũng đã có các ca đuối nước thương tâm. Cư dân mạng cho rằng, đuối nước hoàn toàn phòng tránh được từ sự quan tâm và hành động thiết thực của mỗi gia đình, cá nhân.

Cảnh giác thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo

Cảnh giác thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp gọi điện lừa đảo

Pháp luật 06/05/2024

(ANTV) - Thời gian qua, dù cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh các cơ quan tư pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn có không ít người sập bẫy. Trong quá trình gọi điện lừa đảo, các đối tượng giả mạo liên tục có những hành vi uy hiếp về tinh thần khiến nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo lắng, không dám trình báo, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Bắt 2 đối tượng gây ra 14 vụ trộm cắp xe máy

Bắt 2 đối tượng gây ra 14 vụ trộm cắp xe máy

Pháp luật 06/05/2024

(ANTV) - Đang trên đường mang xe máy trộm cắp đi tiêu thụ, 2 đối tượng Nguyễn Hoàng Sơn Nam (trú tỉnh Gia Lai) và Phạm Minh Tiến (trú tỉnh Đồng Nai) đã bị Công an phường Tân Hiệp và Công an TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai phát hiện, bắt giữ.

Tin tức nổi bật 24h qua

Tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 06/05/2024

(ANTV) - Bắc Giang: Bắt đối tượng lừa chạy án chiếm đoạt tài sản; Gia Lai: Bắt nhóm đối tượng giả danh nhà báo để cưỡng đoạt tài sản; Xét xử vụ án nhận hối lộ tại trung tâm đăng kiểm ở Đồng Tháp; TPHCM: Truy tố đối tượng sát hại cô gái ở quán Cà phê; Truy tìm người liên quan vụ án loạn luân ở tịnh thất Bồng Lai ...là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Xem thêm