Thứ Tư, 24/04/2024 18:02 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa thể thao

Gặp gỡ người sáng tác bài Vọng cổ: “Tôi đi làm căn cước”

Mai Hoa

Phóng viên: Cám ơn Thượng tá Trần Phong Vũ đã tham gia tiểu mục Gặp gỡ cuối tuần của chúng tôi hôm nay.

Thượng tá Trần Phong Vũ: Xin chào quý thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam

Bài ca cổ “Tôi đi làm căn cước” đã được nhiều thính giả biết đến khi xuất hiện trên trang Youtube của tác giả.

Phóng viên: Thưa đồng chí, bài hát Vọng cổ Tôi đi làm căn cước  Hoàn cảnh ra đời của bài ca cổ này ra sao, thưa đồng chí?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Bài viết này mình viết theo phát động của Cục Công tác Đảng, Công tác Chính trị, tuyên truyền hình ảnh đẹp của cán bộ chiến sĩ Công an tham gia hai dự án lớn là Dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp căn cước công dân

Phóng viên:  Khi hoàn thiện bài vọng cổ này, đồng chí mong muốn gửi tới người nghe điều gì và vì sao lại chọn loại hình ca cổ để thể hiện mong muốn này?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Về thể loại, đặc biệt dân miền Tây Nam bộ thích nghe cải lương, nên mình chọn thể loại ca cổ để dễ đi vào lòng người và ca từ cũng mộc mạc. Mình chọn bài này có mấy lý do cũng muốn tuyên truyền đến người dân cho họ biết về chủ trương của Đảng, Nhà nước và lực lượng công an về chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, phục vụ dữ liệu quốc gia về dân cư. Ý nghĩa của bài này giống như bài tuyên truyền, vận động người dân đi làm căn cước

Phóng viên:  Phải mất bao lâu để lên ý tưởng, viết và hoàn thiện tác phẩm này, thưa đồng chí?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Ý tưởng thì nhanh, nhưng để viết và hoàn thiện thì mình mất khoảng 3 tháng trong đó đầu tiên, mình thông qua những thông tin trong ngành, công việc hàng ngày của anh em, đi làm có những vất vả, đặc thù riêng.  Khi sáng tác xong chưa cho ra đời sớm, mà đi thực tế để kiểm chứng, để xem những ý kiến của người dân ra sao. Do đó, tôi lại di thực tế khoảng 1 tuần, rồi về điều chỉnh lại lời. Đặc biệt, tôi đi làm căn cước thật sự cho mình, tôi đóng vai như 1 người dân, mang hồ sơ đến 1 điểm làm căn cước trên địa bàn, để xem thái độ của người làm căn cước, và ý kiến của người dân xem như thế nào, khi về thì cơ bản nội dung vẫn như những gì mình đã viết, nhưng ca từ có chỉnh sửa cho phù hợp

Phóng viên:  Để hoàn thiện bài hát mất ba tháng, câu từ được chau chuốt rất tỉ mỉ, vậy đồng chí đã phải cân nhắc thế nào để chọn người thể hiện tác phẩm của mình?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Bài viết để tuyên truyền, cổ động nên mình chọn ca từ vui nhộn, gần gũi với người dân Tây Nam Bộ. Mình cũng được sinh hoạt trong Ban chấp hành Hội Văn học nghệ thuật của tỉnh nên cũng là một may mắn, nên tôi nhờ đồng nghiệp là đạo diễn, kiêm ca sĩ thể hiện bài hát, cùng một nhạc sĩ nằm trong Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật làm nhạc, sau đó cùng với một đồng chí trong Đội tuyên truyền thu bản mp3, rồi sản xuất video clip, karaoke để đăng lên 1 số phương tiện đại chúng và mạng xã hội, nhằm mục đích lớn nhất là tuyên truyền vận động người dân hiểu được chủ trương, đường lối

Phóng viên: Trong toàn bộ bài Vọng cổ, đâu là đoạn mà đồng chí tâm đắc nhất, thưa đồng chí?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Thường bài ca vọng cổ viết 4 câu, trong đó có lớp, điệu lý chèn vào cho phong phú, đa dạng. Trong đó tôi tâm đắc nhất là đoạn tuyên truyền những điểm mới mà căn cước có được mà chứng minh không có được, ví dụ như điểm mới về cong nghệ, giá trị sử dụng kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là cái tôi thấy tâm đắc nhất vì tôi được chuyển tại được.ví dụ như lời: “nhà nước mình nghĩ thiệt quá hay, cho làm căn cước thế rành chứng minh” rồi câu kết là “đi làm căn cước công dân, làm nhiều ích nước lợi nhà nghe bà con”đấy, chỉ thế thôi, người miền tây họ nghe dễ thẩm thấu lắm.

Thượng tá Trần Phong Vũ trong một lần nhận giấy khen của Tỉnh ủy Đồng Tháp

Phóng viên:  Được biết, bản thân đồng chí cũng đã có duyên và gắn bó với việc biết lời cho các bài vọng cổ tuyên truyền về công tác của lực lượng CAND, hiện đã có bao nhiêu bài viết về chủ đề này được hoàn thiện? Trong thời điểm dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đồng chí có ý định sẽ viết lời một bài ca cổ về những đóng góp của lực lượng công an hay không?

Thượng tá Trần Phong Vũ: Về bản thân đóng góp thì tôi thấy tôi cũng đóng góp chưa được nhiều, cũng mới chỉ có 1 số bài. Nhưng trong dịch covid này, thì cũng có những ý tưởng lóe lên, qua đi thực tế thì thấy anh em cán bộ chiến sĩ đóng chốt, tuần tra, kiểm soát dịch bệnh phải dãi gió, dầm sương điều kiện nơi ăn, nơi nghỉ có khó khăn, vất vả, nhưng anh em vẫn quyết tâm, từ đó mình cũng quyết tâm viết một bài, tuy nhiên, giờ công việc hàng ngày nhiều quá, mình chưa hoàn thiện tác phẩm nào, nhưng chắc chắn trong thời gian ngắn tới sẽ có bài về người chiến sĩ công an tham gia phòng chống dịch trên địa bàn.

Phóng viên:  Xin cám ơn đồng chí về cuộc trao đổi. Chúc cho đồng chí và những người yêu vọng cổ sẽ sớm được đón nhận những ca khúc vọng cổ về những đóng góp của lực lượng CAND tham gia phòng chống dịch.

Thượng tá Trần Phong Vũ: Xin cám ơn biên tập viên, cám ơn bạn nghe đài.

Bài Vọng cổ: Tôi đi làm căn cước
Viết lời: Thượng tá Trần Phong Vũ
Thể hiện: Đạo diễn, ca sĩ Hoài Tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Mô hình camera an ninh, lắp ổ khóa bên trong phòng chống trộm cắp dịp Tết

Mô hình camera an ninh, lắp ổ khóa bên trong phòng chống trộm cắp dịp Tết

(ANTV) - Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhờ tiếp tục phát huy mô hình camera an ninh và mô hình lắp ổ khóa bên trong phòng chống trộm cắp mà tình hình tội phạm trộm cắp và các loại tội phạm khác trên địa bàn phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự và phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh giảm rõ rệt

Xem thêm