Chủ Nhật, 08/09/2024 06:46 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nồng độ cồn: Vì sao cần cấm tuyệt đối?

BT

(ANTV) - Cấm tuyệt đối hay không cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn là chủ đề nóng suốt thời gian qua. Không chỉ giới chuyên gia mà cả người dân cũng đưa ra các tranh luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Mới đây, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí đi tới quan điểm là cần phải cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Vậy vì sao cần phải cấm tuyệt đối mà không phải là có 1 định lượng, định mức nhất định?

Gần đây nhất là đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5, hơn 21 nghìn trường hợp vi phạm về nồng độ cồn bị phát hiện xử lý, tăng khoảng 5.500 trường hợp so cùng kỳ năm 2023.

Những con số thống kê qua các dịp lễ lớn trong năm cho thấy, những vi phạm về nồng độ cồn vẫn còn diễn ra phức tạp. Nhưng tín hiệu vui mà chúng ta nhận được đó là TNGT giảm cả 3 tiêu chí số vụ. Điều này cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng trong phòng chống ma men.

Đó là lý do vì sao Bộ Công an vẫn tiếp tục đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện nhằm thay đổi thói quen sử dụng rượu bia của người dân. Nội dung này trong luật TTATGT đường bộ đã được rất nhiều đại biểu quốc hội tán thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV lần này.

Ông Mai Văn Hải, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa bày tỏ: Đây không phải là nội dung mới mà đã được quy định trong luật Giao thông đường bộ 2008, luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 đã được quốc hội cân nhắc rất kỹ, cả về mặt khoa học và thực tiễn để quyết định. Cấm người điều khiển tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, việc thực hiện trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Làm giảm số vụ, só người chết và bị thương. Đặc biệt là giảm những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng do uống rượu bia.

Ông Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng: Chúng ta với tinh thần là đảm bảo tính mạng con người, phòng là chính thì tôi đồng ý thống nhất là chúng ta cần nên cấm theo như quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông lần này.

Rõ ràng có thể thấy, không phải tự dung mà những con số thống kê về TNGT đã giảm và giảm bền vững trong suốt thời gian dài, sau khi chúng ta áp dụng quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông. Khi mà có tới 40% số vụ TNGT có nguyên nhân đến từ rượu bia.

Đặc biệt hơn, đó là suốt thời gian dài áp dụng quy định này, đã cho thấy được những chuyển biến tích cực như thế nào về mặt nhận thức của người dân. Và trong suốt thời gian đó, đa phần người dân đã quen và ủng hộ quy định này bởi sự nghiêm minh nghiêm khắc của nó.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: Có những người 1 chén 1 ngụm là cũng đã bị rồi. Giả dụ như tôi, chỉ 1 ngụm là mặt tôi nóng bừng bừng lên ngay, cái cảm giác nó sẽ khác đi. Nên tốt hơn hết là cứ cấm tiệt, không có ngoại lệ nào cả.

Nhận thức quyết định hành vi, khi nhận thức đã có những chuyển biến tích cực như vậy thì chắc chắn rằng chúng ta có quyền đặt niềm tin về việc tình hình TTATGT sẽ có những chuyển biến rõ nét trong thời gian tới.

Hành trình nào cũng vậy, cũng sẽ gặp những khó khăn, những trở ngại. Và hành trình đi tìm số 0 tuyệt đối trong xử lý vi phạm về nồng độ cồn cũng vậy. Có không ít những quan điểm trái chiều, với những luận điểm theo kiểu “rượu bia là nét văn hóa, là phong tục, là thói quen”, rồi “do cơ địa, do cồn nội sinh, do ăn hoa quả, uống nước có ga...v.v và...v.v…” Rất nhiều ý kiến trái chiều, cũng giống như khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia được ra đời vào năm 2019. Thế nhưng, khi chúng ta quyết tâm làm thì luật này đã phát huy hiệu quả tích cực như thế nào?

Một trong những lý do để bao biện cho vi phạm về nồng độ cồn gây tranh cãi trong suốt thời gian dài vừa qua là do ăn hoa quả, uống nước có ga.

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết đối với một số loại quả có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể. Tuy nhiên lượng cồn này rất nhỏ, không đáng kể trong máu để đến mức khi kiểm tra hơi thở bị phát hiện. Sau khi ăn xong thực phẩm sẽ chuyển hóa trong cơ thể và không còn nồng độ cồn. Thế nhưng, dù đã được nghỉ ngơi uống nước, nhưng người đàn ông này vẫn cho ra kết quả vi phạm.

Muôn vàn lý do để bao biện, cố tìm cách để tạo cho mình 1 vùng an toàn, tránh bị xử phạt  đó là tâm lý thường thấy ở nhiều người vi phạm. Vậy, có cần thiết phải sinh ra thêm 1 khoảng trống trong luật để làm cái cớ cho người vi phạm hay không?

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chuyên gia giao thông cho biết:  Cơ địa mỗi người mỗi khác, có người dùng ít đã mất kiểm soát, cũng có người sử dụng nhiều hơn cũng không sao. Biết thế nào để hạn chế ở mức độ bao nhiêu để cấm được. Do vậy, cấm tuyệt đối là hết sức phù hợp, hết sức đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.

Bác sĩ Ngjuyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Thực sự khi chúng ta đã uống rượu vào người rồi, thì việc điều khiển phương tiện giao thông rất rủi ro. Thực ra kể cả nồng độ thấp, có những người nhất định cũng sẽ có rủi ro nếu bị rơi vào trạng thái thoát ức chế, bao ngày kìm nén như vậy mà chúng ta uống 1 chút rượu vào thôi, nhưng chúng ta sẽ bùng phát ra, không kiểm soát được. Rất dễ phóng nhanh vượt ẩu, rất dễ nổi loạn gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho biết thêm: 0,01 g/1 dcl máu là nó đã có sự rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương rồi. Người mà chịu đựng được thì họ thấy hung phấn nhưng người không chịu đựng được bởi gan, bởi thận, bởi các thứ thì lúc đấy bắt đầu đã có rối loạn về điều khiển, về độ nhanh nhạy, các vấn đề khác về thần kinh trung ương. Cho nên không có câu chuyện là người nào cũng có sẵn nồng độ cồn trong máu. Rồi có người bảo uống trái cây lên men, không phải như vậy, tôi vẫn duy trì và bảo vệ quyết định giữ nguyên như hiện nay và tiếp tục sử dụng quy định đó là zero trong hơi thở khi lái xe. Người ta có thể uống trong lễ tết, các dịp với bạn bè thoải mái đi nhưng khi đã lái xe là không có rượu bia, không uống rượu bia, tôi khẳng định.

Nhiều quan điểm cũng cho rằng, cấm tuyệt đối thì không sao, nhưng nếu đã có khoảng trống, đã có vùng an toàn thì rất dễ dẫn đến tình trạng lách luật, nhờn luật  thậm chí khó chấp hành luật.

Bà Huỳnh Thị Anh Sương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ: Quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ khả thi hơn với quy định cấm ở ngưỡng nhất định. Với quy định cấm tuyệt đối thì người dân sẽ không uống rượu bia trước khi lái xe, nhưng nếu quy định có ngưỡng thì người dân khó xác định uống bao nhiêu thấp hơn ngưỡng đó. Nhất là khi đã uống vào khó làm chủ bản thân dễ bị vượt ngưỡng. Hơn nữa quy định này đã đi vào cuộc sống và người dân đã quen với việc đã uống rượu bia không lái xe, nên tôi thống nhất với quy định này.

Ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết: Xây dựng luật thì cần minh bạch, nghiêm khắc, công khai. Bởi vì Luật với các biện pháp xử lý, chế tài là 1 hình thức kỷ luật, chỉ có kỷ luật mới tạo ra sức mạnh, kỷ luật tạo ra kỷ cương. Cho nên tôi cho rằng chúng ta không nên xây dựng các định mức để người ta lợi dụng vào đó để lách luật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hàn Quốc công bố các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện

Hàn Quốc công bố các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện

Thế giới 07/09/2024

(ANTV) - Ngày 6/9, tại cuộc họp Chính phủ do Thủ tướng Han Duck-soo chủ trì, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố 'Các biện pháp quản lý an toàn cháy nổ cho xe điện' nhằm đảm bảo an toàn cho xe điện và giảm bớt lo lắng của công chúng vốn đang lan rộng ở Hàn Quốc sau vụ hỏa hoạn ở hầm gửi xe của một khu chung cư tại thành phố Incheon hồi tháng trước.

Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề được quan tâm

Người phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề được quan tâm

Chính trị 07/09/2024

(ANTV) - Chiều 7/9 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024. Liên quan tới việc người dân đăng ký xe lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an và ứng dụng VneID, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đến nay, đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đã đi vào nề nếp.

Công an Nam Định bám trụ các điểm xung yếu ứng phó siêu bão

Công an Nam Định bám trụ các điểm xung yếu ứng phó siêu bão

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Còn trên địa bàn tỉnh Nam Định từ 11h trưa ngày hôm nay, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 mưa nặng hạt và gió giật mạnh. Công an tỉnh Nam Định đã chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, sẵn sàng “4 tại chỗ”; bố trí lực lượng ứng trực, nắm tình hình địa bàn, xử lý nhanh sự cố bảo đảm ANTT, an toàn giao thông, trật tự đô thị và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

EVN cảnh báo tin giả “lưới điện tan hoang, 99% mất điện”

EVN cảnh báo tin giả “lưới điện tan hoang, 99% mất điện”

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin thất thiệt về ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến tình hình cung cấp điện gây hoang mang dư luận. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên khẳng định không có thông tin cắt điện như mạng xã hội đang lan truyền.

Kịp thời cứu hộ, cứu nạn vùng tâm bão Quảng Ninh

Kịp thời cứu hộ, cứu nạn vùng tâm bão Quảng Ninh

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Ngay sau khi tâm bão số 3 quét qua TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh gây ra thiệt hại nặng nề, trong chiều nay 7/9, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương huy động lực lượng tập khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do cơ bão gây ra.

Thiệt hại bước đầu do bão số 3 gây ra tại Hải Phòng

Thiệt hại bước đầu do bão số 3 gây ra tại Hải Phòng

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Đổ bộ với cường độ cực mạnh cùng sức gió cấp 16-17, thời điểm này, mưa vẫn như trút nước tại Hải Phòng. Nhiều tuyến đường đã không còn lối đi vì cây cối đổ la liệt. Đáng chú ý, bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV gãy đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn thành phố:

Sát cánh cùng người dân trong bão với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an"

Sát cánh cùng người dân trong bão với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an"

Xã hội 07/09/2024

(ANTV) - Nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3, trước khi bão đổ bộ, công an các đơn vị, địa phương tại Hà Nam đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú. Cán bộ, chiến sỹ công an cũng đồng thời ứng trực 100%, bất cứ một thông tin người dân gặp sự cố sẽ ngay lập tức có mặt, với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an".

Xem thêm