
(ANTV) - Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo vệ thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được.
Có thể nói, đê là những bức thành trì vững chắc bảo vệ xóm làng, bảo vệ nhân dân. Nhưng cơn bão số 3 vừa qua đã mang đến trận lũ lịch sử, làm lung lay những bức thành trì ấy.
Nước ào ạt dồn về các hồ chứa, dồn về các đập thuỷ điện. Nước băng băng đổ về hạ lưu, cuốn phăng tất cả những gì cản đường nó. Nước tàn phá chân đê, nuốt chửng hoa màu, cây cối, đục khoét phù sa, thọc sâu rồi đánh sập những đoạn đê xung yếu.
Đê vỡ, nước ùa vào tàn phá xóm làng, tàn phá nhà cửa, rồi cuốn tất cả ra sông. Lũ rút, cảnh vật tang thương, hàng loạt các tuyến đê dọc theo các sông lớn bị tàn phá, huỷ hoại nghiêm trọng.
Đê sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nước đánh sập và cuốn phăng hàng chục mét. Nước tràn vào xóm làng, tàn phá hoa màu, gây ngập lụt nghiêm trọng.
Đê sông Lô địa phận xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nước lũ ào ạt đổ về đã khoét sâu, làm sạt lở cả trăm mét đê xung yếu.
May thay, trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc ấy, chính quyền và nhân dân xã đã dồn mọi nguồn lực cứu đê. Nếu không, những xóm làng trù phú này đâu còn đẹp tươi như thế này.
Xuôi xuống Hạ Lưu sông Lô, đoạn đê thuộc địa phận xã Bạch Lưu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng sạt lở nghiêm trọng. Nước lũ đã cuốn bay hàng chục mét chân đê. Những bụi tre già cũng bị cuốn đi trong dòng nước dữ.
Nhà cửa và tài sản của nhân dân trực chờ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp để tập trung lực lượng bảo vệ an toàn đê.
Chúng ta đang phải gánh chịu những tổn thất to lớn do thiên tai mạng lại. Thật không giám tưởng tượng, nếu hàng loạt những tuyến đê bị vỡ trong trận lũ vừa rồi, thì hậu quả sẽ khủng khiếp đến nhường nào. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho cả hệ thống chính trị là bằng mọi giá phải đảm bảo an toàn tuyết đối cho mạng lưới đê điều.
Để bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trước thiên tai, bão lũ, chúng ta đã có hẳn 2 Đạo luật, đó là Luật bảo vệ đê điều và Luật phòng, chống thiên tai.
Tại Điều 5, Luật Đê điều 2006, sửa đổi ,bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Tại Điều 4, Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nhấn mạnh: Nghiêm cấm Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều; sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều; Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác.
Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ đê điều sẽ bị xử lý theo Nghị định 03/2022 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
Nếu các hành vi vi phạm cấu thành tội phạm, thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ Luật hình sự, 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, các hành vi vi phạm về an toàn đê điều vẫn diễn ra công khai, thường xuyên mà không bị xử lý.
Như ở khu vực Cảng Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mặc dù, từ trước khi cơn bão Yagi đổ bộ, trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, UBND tỉnh Phú Thọ đã đình chỉ khai thác đối với 35 mỏ cát trên các tuyến sông này.
Vậy nhưng, đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận vào lúc 6h45p sáng ngày 24/9/2024, tại khu vực Cảng Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các tàu hút công khai hút cát lòng sông lên các tàu hàng để chở đi. Rõ ràng, đây là hành vi “ăn cắp” tài nguyên trắng trợn của tổ chức, cá nhân nào đó, nhưng lại không bị xử lý một các triệt để.
Hay như trạm trộn bê tông ở ngay chân cầu Văn Lang, thành phố Việt Trì này. Hàng chục năm tồn tại trên đất công, không phải đóng bất kỳ một khoản tiền thuê đất nào, nhưng trạm trộn này vẫn hiên ngang hoạt động, chình ình ngay chân cầu, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, đe doạ hành lang thoát lũ.
Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn đến các công trình thuỷ lợi, đê điều. Để ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, quan trọng nhất hiện nay là khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, ngập úng, lũ lụt bằng giải pháp công trình và phi công trình. Cục thể là xây dựng các công trình nâng cấp đê điều, thuỷ lợi, từ đó cải thiện năng lực thoát lũ.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương cần nhanh chóng khắc phục các mặt còn yếu kém, khuyết điểm, đặc biệt là tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trước các hiểm hoạ của thiên tai.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa giải cứu thành công một nạn nhân bị thương nặng mắc kẹt trong cabin xe bồn do tai nạn giao thông.
(ANTV) - Một đường dây tội phạm lừa đảo công nghệ cao xuyên quốc gia vừa bị Công an Điện Biên phối hợp với các lực lượng Bộ Công an Việt Nam và Công an Lào triệt phá. Hàng chục đối tượng cùng lượng lớn tang vật đã bị thu giữ.
(ANTV) - Trong 2 ngày 13 - 14/7, Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự Đại hội. Cùng dự có Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(ANTV) - Chiều ngày 14/7, Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Quản lý xây dựng và doanh trại.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 11 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban An ninh. Tham dự Phiên họp có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện UBND TP. Hà Nội, các thành viên Tiểu ban An ninh, đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ và Công an TP. Hà Nội.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Cục Công tác chính trị đã tổ chức Lễ dâng hương, báo công của các cháu là con thương binh, con liệt sĩ Công an nhân dân; con đỡ đầu của Hội Phụ nữ Công an và các cháu học sinh là con cán bộ, chiến sĩ CAND đạt thành tích cao trong học tập, giành giải quốc gia, quốc tế.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 236 Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7/1789 - 14/7/2025), ngày 14/7/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Emmanuel Macron; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng François Bayrou; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và Chủ tich Quốc hội Yaël Braun-Pivet.
(ANTV) - Chiều 14/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.