
(ANTV) - Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, chiếm 14,68% tổng dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số, phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, bất chấp thực tế, các thế lực thù địch phản động vẫn tiếp tục chiêu bài công kích chúng ta trên bình diện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thống kê, trong số những người đang phải chịu cảnh đói nghèo kinh niên tại Việt Nam, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm một tỷ lệ bất cân xứng. Chiếm khoảng 15% dân số cả nước nhưng họ lại chính là 90% những người nghèo cùng cực của đất nước, và 50% trong số này đang bị nghèo đa chiều.
Thu nhập bình quân đầu người của họ chỉ bằng 40-50% bình quân đầu người cả nước. Nhưng bất chấp những thách thức đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo.
Để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo bền vững, Chính phủ đã dành một nguồn vốn lớn giúp bà con sửa chữa, xây nhà an cư lạc nghiệp.
Từ 40 triệu đồng vay vốn của Ngân hàng CSXH thành phố theo Nghị định 28 của Chính phủ, mùa mưa bão năm nay, 10 hộ gia đình ở xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh đã không còn cảnh phải lo lắng tá túc nhờ nhà người thân.
Rất nhiều chính sách hướng về đồng bào dân tộc thiểu số, là bàn đạp để họ thay đổi cuộc sống.
Ruộng lúa đầu tiên của gia đình Ma Phốt hôm nay thu hoạch. Niềm vui lúa mới đến từ công trình trạm bơm thủy lợi và kênh mương nội đồng được huyện đầu tư hơn chục tỷ đồng.
Hơn thế, bà con còn được hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa nước.
Với Tây Nguyên, Đảng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên, đặc thù áp dụng riêng cho khu vực này. Nhiều dự án được triển khai mang đến cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây kỳ vọng về một sự chuyển mình mạnh mẽ.
Từ năm 2011, các tỉnh Tây Nguyên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.
Hạ tầng nông thôn được đầu tư bài bản, những nhà nguyện khang trang được xây dựng từ nguồn xã hội hóa…
Không chỉ chăm lo cho đồng bào có nơi sinh hoạt tôn giáo, các cấp chính quyền còn quan tâm đến đời sống bà con, từ đường điện, hệ thống nước sạch, điện đến những chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề và hỗ trợ vốn vay cho đồng bào.
Tây Nguyên sau gần 50 năm được giải phóng, đã có những bước phát triển về mọi mặt, đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Vậy nhưng, bất chấp thực tế ấy, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn lu loa rằng Đảng, Nhà nước ta ngược đãi người thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống.
Ngày 18/11 vừa qua, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố “Báo cáo nhân quyền 2022 - 2023”, tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, đây là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.
Lấy hiện tượng để quy chụp bản chất. Dưới cái nhìn phiến diện có chủ đích, bản báo cáo năm nay dài hơn 100 trang cố tình đưa ra những tình tiết sai lệch về tình hình tự do dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam.
Không chỉ xuyên tạc rằng “Chính phủ Việt Nam ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống”; các đối tượng còn đưa ra những thông tin sai lệch về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ.
Chúng kích động các hoạt động hội họp, lập hội, biểu tình, đòi thả những kẻ được chúng gọi là tù nhân lương tâm, ngang nhiên khuyến nghị đòi sửa đổi luật pháp Việt Nam, đòi Việt Nam xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vẫn là kịch bản cũ. Những bản báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại tiếp tục được các tổ chức đối nghịch chia sẻ, nhằm bóp méo thực tế, lu mờ những thành tựu của chúng ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Trong khi những nỗ lực này đều đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Một nguyên tắc, cũng là biểu hiện đặc trưng cơ bản trong chính sách dân tộc của Việt Nam, đó là Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật, trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số.
Trong hai ngày 29, 30/11, tham dự Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) tại Geneve (Thuỵ Sĩ), đoàn Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 5, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt là quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Chính phủ VN cam kết rất mạnh mẽ trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau, họ có đầy đủ cơ hội để phát triển, họ cũng dễ dàng được tiếp cận với các dịch vụ công. Chính phủ VN cũng có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Xóa đói giảm nghèo là một trong số đó, rồi khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh của người dân cũng được cải thiện rõ rệt… Tôi rất lạc quan với việc VN có thể làm được điều này, không chỉ cải thiện quyền con người trong nước mà còn giúp chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác, vd như vấn đề về giảm nghèo bền vững hay bình đẳng giới, VN hoàn toàn có thể chia sẻ với các nước ASEAN.
Thực tiễn sinh động và những đánh giá khách quan của những cá nhân, tổ chức uy tín của quốc tế, chính là minh chứng thuyết phục, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
(ANTV) - Công an phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa nhanh chóng điều tra, truy bắt được nhóm thiếu niên đột nhập Trường đua trộm cắp 2 chiếc xe đua trị giá 130 triệu đồng.
(ANTV) - Vừa qua, một hành động nhanh trí, sự can đảm kịp thời đến từ các tài xế xe khách, các chiến sĩ cảnh sát giao thông đã cứu được cả một sinh mạng nhỏ bé. Câu chuyện cảm động ấy đã nhận được nhiều sự sẻ chia từ cư dân mạng.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã nhiều lần phối hợp, tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng nghìn trường hợp có hành vi chở hàng quá tải trọng quy định. Thế nhưng, việc xử lý vẫn gặp không ít khó khăn, đôi lúc vẫn còn những vi phạm xuất hiện tại một số tuyến đường. Trước thực trạng trên, lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn TP Hà Nội đã trung lực lượng, kiểm tra xử lý vi phạm trên nhiều tuyến đường, nhất là những tuyến trục chính, đường xuyên tâm.
(ANTV) - Để tạo không gian xanh, sạch, đẹp và thân thiện hơn cho người dân, Hà Nội đang tích cực cải tạo và nâng cấp các công viên. Điển hình trong đó là Cầu Giấy, Thống Nhất, Nghĩa Đô... tiếp tục được phá dỡ hàng rào tạo không gian mở, chỉnh trang hạng mục đã xuống cấp.
(ANTV) - Liên quan đến chuyên án sản xuất ma túy có quy mô đặc biệt lớn tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tính đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ 1,4 tấn ma túy tổng hợp, gần 80 tấn hóa chất, bắt 11 nghi phạm trong đường dây sản xuất ma túy cực lớn này.
(ANTV) - Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có cảnh báo người dân về các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng buôn người, tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người nhẹ dạ cả tin sập bẫy các đối tượng. Đặc biệt là những người có nhu cầu ra nước ngoài làm ăn, không tìm tới các cơ quan tổ chức xuất khẩu lao động hợp pháp, mà nghe những lời dụ dỗ qua mạng xã hội, để rồi tiền mất tật mang.
(ANTV) - Sáng nay (27/3), Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã luận tội đối với 44 bị cáo trong vụ khai thác cát lậu xảy ra tại Công ty Trung Hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan. Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị đề nghị 9-10 năm tù. Bị cáo Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Trung Hậu) bị đề nghị tổng cộng 30 năm tù về các tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, rửa tiền.
(ANTV) - Tổng Tư lệnh quân đội Sudan chính thức tuyên bố thủ đô Khartoum đã được giải phóng sau khi khi lực lượng này đạt được những bước tiến mới trong việc đẩy lùi các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
(ANTV) - Thông tin về vụ bé gái 9 tuổi bị một gã đàn ông khống chế, bắt làm con tin tại phường Phượng Mao, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh sáng sớm nay. Sau gần 4 giờ cân não đấu tranh với đối tượng, lực lượng công an tỉnh Bắc Ninh đã khống chế được kẻ bắt cóc, giải cứu thành công cháu bé.
(ANTV) - Tổng Thư ký phong trào Hezbollah, ông Sheikh Naim Qassem đã tái khẳng định rằng, sẽ không chấp nhận bất kỳ sự bình thường hóa quan hệ nào với Israel và lên án những hành vi đang diễn ra của Tel Aviv tại miền Nam Liban.