(ANTV) - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, không nên có thêm bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn trong bối cảnh thực hiện xã hội hóa như hiện nay.
Vấn đề Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) mới đây được nhắc lại và tranh luận tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK.
Trước khi thực hiện xã hội hóa SGK, Nghị quyết 88 của Quốc hội có nội dung yêu cầu: “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”.
Mục đích của yêu cầu trên là nhằm tránh bị động khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới hoặc các tổ chức, cá nhân biên soạn bộ sách không đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên, sau đó Bộ GD&ĐT đã phải thừa nhận “thất bại” khi không thể biên soạn được một bộ SGK riêng do đơn vị đã tổ chức tuyển chọn chủ biên, tác giả và biên tập viên nhưng không đủ ứng viên tham gia. Lý do, trước đó, hầu hết tác giả đã ký hợp đồng với một số NXB và bắt đầu tổ chức biên soạn SGK.
Đoàn giám sát có ý kiến khác nhau về việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội ảnh hưởng đến trách nhiệm của Nhà nước khi thực hiện chương trình GDPT mới. Trong đó có ý kiến, dù đã xã hội hoá nhưng vẫn cần giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý trong việc phát triển, cập nhật chương trình.
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu: “Do không lường được hết những khó khăn về chuẩn bị đội ngũ chuyên gia tham gia biên soạn SGK nên Bộ đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 122 cho phép xã hội hóa”, ông Sơn nói.
Bộ GD&ĐT không nên “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội ), việc xã hội hóa đến nay đã có các bộ sách cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học do đó không cần thiết phải biên soạn thêm một bộ sách do Bộ GD&ĐT chủ trì gây xáo trộn, tốn kém tiền bạc. Giả sử ngay từ đầu có một bộ sách do Bộ biên soạn, khi đó các địa phương sợ “cái bóng” của cơ quản lý và chọn bộ sách đó, không ai chọn bộ sách của tư nhân thì chủ trương xã hội hóa cũng khó có thể thực hiện.
GS Nguyễn Minh Thuyết, tác giả tham gia viết bộ sách Cánh Diều nói rằng, giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK và lấy đó làm chuẩn là không phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Giáo dục và Nghị định số 86 ngày 24/10/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT; đồng thời có nguy cơ xóa bỏ chủ trương xã hội hoá giáo dục, quay lại tình trạng độc quyền.
Ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị đoàn giám sát xem xét, cân nhắc bỏ hoặc điều chỉnh nội dung yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK. Nguyên nhân là cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra tự biên soạn, thẩm định một bộ sách và lưu hành xét ra rất khó phù hợp trong khi các tổ chức, cá nhân đã tham gia vào công việc này. Chưa kể, hiện tại việc thay sách đã đi gần hết chặng đường, nếu có một bộ sách của Bộ GD&ĐT vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách giữa chừng rất lớn.
Theo Báo Tiền Phong
(ANTV) - Sáng nay 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và thi hành án hình sự tại cộng đồng 6 tháng đầu năm 2025, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì hội nghị.
(ANTV) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sáng nay 18/7, Bộ Công an đã tổ chức Họp báo công bố kế hoạch, tổ chức Đại hội khỏe "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ IX và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân lần thứ 6. Một sự kiện thể thao, chính trị đặc biệt, thể hiện tinh thần rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ nhân dân của lực lượng công an.
(ANTV) - Từ ngày 1/7/2025, các địa phương trên cả nước bắt đầu áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính. Để đảm bảo mô hình mới được vận hành thông suốt, không bị gián đoạn, ngắt quãng, cùng với tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng Công an cơ sở đã và đang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ nhằm kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính, với mục tiêu hướng đến sự hài lòng của người dân.
(ANTV) - Tại tỉnh Lào Cai, với quyết tâm chính trị cao nhất, hành động quyết liệt cùng với cách làm khoa học, ngay sau khi triển khai mô hình Công an địa phương 2 cấp, lực lượng Công an tỉnh đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm; công tác bảo đảm an ninh trật tự và xử lý các thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 - kỳ thi hoàn tất một chu trình đổi mới theo Chương trình và sách giáo khoa mới, được các chuyên gia đánh giá tích cực, bảo đảm mục tiêu và định hình xu hướng mới về giáo dục phổ thông.
(ANTV) - Sáng 18/7, Phân viện Khoa học hình sự tại TP. HCM phối hợp cùng Cục Cảnh sát giao thông, Cục Hậu cần - Bộ Công an, tổ chức chương trình giao lưu thể thao chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Sáng ngày 18/7/2025, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
(ANTV) - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) vừa hoàn thiện Dự thảo Đề án chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện, tập trung vào nhóm tài xế công nghệ và giao hàng.