Chủ Nhật, 16/03/2025 06:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Tắc đường kinh hoàng tại những nút thắt giao thông

(ANTV) - Tại Ngã Tư Sở, nơi vẫn được người Hà Nội gọi với cái tên quen thuộc là Ngã Tư "Khổ", điểm giao nhau của 4 con phố cửa ngõ thủ đô là Tây Sơn – Nguyễn Trãi, và Trường Chinh – Láng, nỗi khổ của người dân sinh sống và tham gia giao thông tại khu vực này chính là tắc đường. Giờ cao điểm khu vực này có thể ùn tắc chả chục km, đây là thực tế suốt nhiều năm qua.

Theo người dân sinh sống tại khu vực Ngã Tư Sở cho biết, ở đây đã vài chục năm rồi, cứ giờ cao điểm là xe không thể di chuyển được, tắc hàng chục mét, thậm chỉ vài tiếng đồng hồ ở đây là bình thường.

Để khắc phục tình trạng ùn tắc cục bộ tại đây, đường vành đai 2 với đường trên cao Vọng – Ngã Tư Sở được xây dựng. Tuy nhiên sau thời gian dài chờ đợi, khi công trình được đưa vào sử dụng, chỉ mới vài ngày đầu tiên tình trạng ùn tắc tại đây diễn ra nghiêm trọng hơn.

Toàn bộ lối xuống của ô tô di chuyển trên chuyến đường mới đổ dồn về ngã tư sở, khu vực luân chuyển giao thông với 6 làn đường tiếp tục chịu thêm áp lực. Nhiều phương tiện không có lối thoát, vỉa hè được tận dụng triệt để hơn trước để di chuyển, khiến giao thông càng thêm hỗn loạn, phức tạp.

Những năm vừa qua, để cải thiện tình trạng giao thông, nhiều nút giao trên địa bàn Hà Nội như Ngã Tư Sở đã được cải thiện và nâng cấp. Tuy nhiên theo các chuyên gia về đô thị, việc nâng cấp còn thiếu 1 kế hoạch tổng thể với cái nhìn trực quan và hiệu quả. Việc giải phóng mặt bằng bất hợp lý, khiến kho các khu vực này hình thành các nút cổ chai, lối vào thì rộng tuy nhiên lối thoát quá hẹp, là nguyên nhân khiến những ngã tư hiện đại, tắc vẫn cứ tắc.

Ông Chương Xuân Quảng, Phó tổng thư ký Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng: Ngã Tư Sở là một vấn đề nan giải suốt nhiều năm qua của giao thông Hà Nội, việc chúng ta mở thêm tuyến đường vàng đai 2 với tuyến đường mới được đưa vào khai thác là Vọng – Ngã Tư Sở, để giải quyết vấn đề giao thông tôn đọng. Tuy nhiên chúng ta thiếu một tầm quan sát xa và kế hoạch tốt trước khi thực hiện. Cùng với đó hiện nay, nhiều khu vực ngã tư luân chuyển giao thông việc giải phóng mặt bằng thiết kế kiến thiết mới của chúng ta còn rất bất hợp lý khiến cho tình trạng thắt nút cổ chai, ngã 4 thì rộng nhưng đường ra mỏ nút quá hẹp. Đây là một trong những tồn tại mà tôi cho rằng chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại để giải quyết triệt để hơn vấn đề giao thông đô thị.

Tình trang thắt cổ chai không chỉ diễn ra tại Ngã Tư Sở mà nó còn là tình trạng chung diễn ra tại rất nhiều nút luân chuyển giao thông khác.

Phần đường tại ngã tư dù đang được mở rộng tuy nhiên lối thoát ở cả 4 đầu vẫn chưa được xử lý, đặc biệt còn bị ảnh hưởng bởi các công trường xây dựng đang thi công. Chính vì vậy, việc tự tổ chức phân luồng giao thông được xem là giải pháp tạm thời, nhưng cũng gặp không ít khó khăn,bởi áp lực giao thông tại đây là không hề nhỏ.

Ông Nguyễn Đức Cường, Tổ trưởng tổ giao thông tự quản phường Đồng Tâm, Minh Khai cho biết: Giờ tan tầm tại đây thì rất tắc, các xe di chuyển lung tung hết cả, nên chúng tôi được điều động cùng với lực lượng công an phường ra để phần luồng và hỗ trợ lúc tắc đường. Cũng mệt mỏi và rất khỏ khăn, bởi vì ý thức của nhiều người tham gia giao thông còn rất kém.

Di chuyển lẫn lộn, mạnh ai người đây đi, hoặc đi lên vỉa hè tìm lối thoát là cách tham gia giao thông chung của rất nhiều người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Tuy nhiên, cùng với những thiết kế bất hợp lý, chính điều này đã khiến việc tham gia giao thông trở thành nỗi ám ảnh, đặc biệt là khi trời mưa.

Tầm nhìn, tốc độ của các phương tiên giao thông thông giảm sút, lưu lượng các phương tiên giao thông có kích thước lớn như ô tô di chuyển với mật độ dày đặc.Khi chưa có một giải pháp tổng thể và hiệu quả thì việc các phương tiện buộc phải đứng im tại chỗ tại trong nhiều trờ đồng hộ tại các nút giao trên nhiều cung đường là điều không thể tránh khỏi.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều khuyên khích sử dụng phương tiện công công và đấy mạnh nhiều thiết kế giao thông hiện đại. Thì tại Việt Nam đường bộ chiếm với 65% thị phần trong lĩnh vực vận tải, với tỷ lệ phương tiện cá nhân còn rất cao. Vì vậy đường bộ cần được nâng cấp và cải tạo hằng ngày, để theo kịp với nhịp độ của đời sống.  Tuy nhiên việc thiết kế và vận hành cần đồng bộ đặc biệt tại các nút giao, nơi luân chuyển như ngã ba, ngã tư cần đặt trong tổng thể, mới có thể cải thiện được tình hình giao thông ngày càng phức tạp.

Như tại Đức và nhiều quốc gia khác, khi đến gần các nút giao, các chỉ dẫn đường có xu hướng thu hẹp lại và mở ra ở chiều tiến. Điều này ngược lại so với nước ta là các nút giao thường khá rộng trong khi phần qua nút giao thường bị thắt lại. Do vậy, tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra liên tục, dù việc cải thiện vẫn được đặt ra hàng năm./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Chính trị 15/03/2025

(ANTV) - Sáng nay (15/3), Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì phiên họp của Tiểu ban, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị trước khi trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11 dự kiến diễn ra tháng 4. Cùng tham dự có Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Nâng cao năng lực cho lực lượng Công an cơ sở

Nâng cao năng lực cho lực lượng Công an cơ sở

Chính trị 15/03/2025

(ANTV) - Bộ Công an với mô hình tổ chức bộ máy mới đã điều chỉnh theo hướng giảm tầng nấc, giảm cấp trung gian để tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn. Theo đó, Bộ Công an đã bố trí, sắp xếp lại đối với hàng chục nghìn cán bộ, chiến sỹ theo hướng điều động, bố trí, tăng cường cán bộ tại công an cấp xã, nhất là tại các địa bàn có diện tích lớn, dân số đông, phức tạp về ANTT, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, Bộ công an cũng đã tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho lực lượng cấp cơ sở khi tiếp nhận thêm các nhiệm vụ mới.

Xem thêm