(ANTV) - Không chấp hành pháp luật giao thông, gây tai nạn là hành động đáng lên án. Nhưng nếu vô tình gây ra va chạm rồi lại bỏ mặc nạn nhân, không những đáng lên án, mà còn rất đáng suy ngẫm về văn hóa ứng xử, đạo đức con người.
Sự thờ ơ, vô cảm đang là thực trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Trong đó, việc gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy đang thực sự đáng lên án. Khi xã hội phát triển, điều ý nghĩa nhất là sự sẻ chia, quan tâm giúp đỡ, nhất là những người gặp nạn.
Vụ thanh niên điều khiển mô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy. Nếu không có sự phát triển của mạng xã hội. Thì lời xin lỗi mà nam thanh niên này muốn gửi tới nạn nhân còn khó. Sau khi điều khiển chiếc xe mô tô phân khối lớn, nam thanh niên đã va chạm với người phụ nữ điều khiển xe máy. Rất may mắn là không xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Song, thay vì giúp đỡ người bị nạn, nam thanh niên này đã phóng xe bỏ chạy rất vô cảm, và vô trách nhiệm.
Luật sư Bùi Thị Mai, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng: Với hiện tượng này, chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống, nó không chỉ diễn ra ở một tầng lớp, tôi nghĩ còn nhiều lứa tuổi khác nhau.Bản thân với tư cách là một người tham gia giao thông thì tôi cũng rất là quan ngại, lo lắng khi bản thân mình thi tham gia giao thông và biết đâu mình trong trường hợp đó.Ngoài ra cái việc bỏ chạy như thế, nó cũng thể hiện một cái ý thức khi tham gia giao thông và đạo đức của con người, tình cảm của con người với nhau nó đang rất là xuống cấp trong trường hợp này.
Thực ra, tâm lý sợ bị liên luỵ, mang vạ khi cứu người gặp nạn là có. Song, đó chỉ là biện minh cho sự thờ ơ, vô cảm. Có những người khi bị tai nạn giao thông, nhẹ thì bị thương ngoài da, nặng có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bởi, theo y khoa, 1h đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn là giờ vàng để bảo vệ tính mạng nạn nhân. Do đó, cách hành xử, ứng xử của những người gây tai nạn là rất quan trọng, đừng trốn tránh, bỏ chạy.
Nghị định 123/2021 đã quy định một số các chế tài xử lý đối với hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn. Đối với ô tô, xử phạt từ 16-18 triệu đồng, có thể bị tước GPLX từ 5-7 tháng. Đối với mô tô, xe gắn máy, xử phạt từ 6-8 triệu đồng, có thể bị tước GPLX từ 3-5 tháng. Và, thậm chí, nếu mức độ gây tai nạn nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Bùi Thị Mai, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội khẳng định: Như vậy, rõ ràng chúng ta đang có những chế tài hành chính và tuỳ vào mức độ nếu mức độ hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như chết người hoặc là sử dụng rượu bia thì chủ phương tiện gây tai nạn mà bỏ chạy có thể khởi tố về tội vi phạm các quy định khi tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật hình sự và với tình tiết định khung là bỏ chạy nhằm trốn tránh nghĩa vụ hoặc không cứu giúp người bị nạn thì có thể bị áp dụng tình tiết định khung theo điểm C, khoản 2 của điều 260 và cái khung hình phạt là từ 3 đến 10 năm.
Theo các chuyên gia giao thông. Việc bỏ chạy sau khi gây tai nạn nếu diễn ra trong đô thị còn dễ bị truy tìm và phát hiện. Song, với những tuyến quốc lộ, cao tốc hiện nay. Hệ thống camera giám sát an ninh vẫn đang còn rất thiếu. Do đó, trong thời gian tới, cần có sự lắp đặt để hạn chế các rủi ro về tai nạn giao thông. Đồng thời, có thể truy vết khi chủ xe gây tai nạn rồi bỏ chạy.
TS. Phan Lê Bình, Chuyên gia giao thông cho rằng: Hiện nay, với quá trình phát triển rất là nhanh của công nghệ thông tin, nhờ đó các giá thành của camera giám sát nó rất là rẻ và trong khu vực đô thị có thể nói là rất nhiều nhà dân có lắp camera rồi, nó sẽ quan sát được một phần mặt đường. Nếu có trường hợp người gây tai nạn rồi bỏ chạy thì trong khu vực đô thị thì chúng ta rất dễ có thể quan sát được, còn đối với những đoạn đường quốc lộ hoặc trên các đoạn đường cao tốc thì mặc dù hiện nay cái số lượng camera an ninh nó chưa được nhiều nhưng mà tôi nghĩ trong tương lai các cơ quan quản lý, các đơn vị chức năng cũng có thể lắp đặt thêm nhiều hệ thống camera giám sát, camera trên các tuyến đường cao tốc thì từ đó cũng sẽ góp phần lớn vào việc truy vết trong trường hợp mà chủ xe gây tai nạn rồi bỏ chạy.
(ANTV) - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây thông báo triển khai thêm một tàu sân bay từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tới Trung Đông. Động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực, răn đe các hành động gây hấn, và bảo vệ dòng chảy thương mại.
(ANTV) - Siết chặt quy định pccc tại nhà trọ; Hà nội: Rà soát toàn bộ dự án có sử dụng đất từ 2008; Đồng Nai: Kiến nghị thủ tướng chính phủ việc xây cầu, đường kết nối Bình Phước - là những chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Sau trận động đất nghiêm trọng, Myanmar đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế. Các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải do phải tiếp nhận số lượng lớn nạn nhân bị thương.Để hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cứu trợ.
(ANTV) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 “đại dự án” Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam.Trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ. Báo kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Chống lãng phí - cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.
(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên "ProtectEU" nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong "kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh", tiếp nối Sách Trắng về quốc phòng châu Âu và Chiến lược ứng phó của EU. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường khả năng bảo vệ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.
(ANTV) - Ghi nhận thực tế công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực sau một tháng lực lượng công an tiếp nhận nhiệm vụ. Tại tỉnh Điện Biên, mọi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện đều diễn ra thông suốt, duy trì ổn định và hiệu quả, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương mà còn nâng cao hiệu quả, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.
(ANTV) - Thiệt hại của thảm họa động đất tại Myanmar vẫn hết sức nặng nề. Đến nay, 5 ngày sau trận động đất, thủ đô Naypyidaw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu nước sạch, thiếu thốn các nhu yếu phẩm thiết yếu và sự chăm sóc về y tế. Mãi đến tối 2/4, Naypyidaw mới có điện trở lại. Tuy nhiên, cái nóng gay gắt, đỉnh điểm có thể tới 40-41 độ C, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, trong khi xung đột tại một số khu vực là thách thức lớn, gây cản trở cho việc vận chuyển hàng nhân đạo.
(ANTV) - Kể từ khi đặt chân đến Myanmar, đoàn cứu hộ của Việt Nam, trong đó có 26 chiến sĩ của Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế, với quyết tâm giúp bạn như giúp mình. Ngày thứ 3 có mặt tại thủ đô Nây pi tô, trong điều kiện oi bức với nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và đưa ra ngoài. Trong ngày 2/4, quá trình đưa các nạn nhân ra ngoài gặp nhiều tình huống khó khăn.
(ANTV) - Đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua, tàng trữ vật liệu nổ để khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa bị lực lượng công an triệt phá. Hiện có 47 đối tượng liên quan đến các hành vi trên bị bắt giữ.
(ANTV) - Quyền Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Lee Ho Young hôm nay cho biết cảnh sát sẽ thực hiện mức cảnh báo an ninh cấp cao nhất trên cả nước vào ngày 4/4, khi Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.