
(ANTV) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an TPHCM đã tiếp nhận, thụ lý 461 vụ lừa đảo trên không gian mạng với số tiền thiệt hại khoảng 982 tỷ đồng, tính trung bình mỗi vụ, nạn nhân bị thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Đây là thông tin được Thượng tá Đới Ngọc Thắng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM cho biết tại Tọa đàm “Nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng”, do Ban Chuyên đề Công an TPHCM phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức.
Theo Thượng tá Thắng, thực trạng tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an TP đã tiếp nhận, thụ lý 461 vụ lừa đảo trên không gian mạng với số tiền thiệt hại rất lớn, lên đến khoảng 982 tỷ đồng.
Thượng tá Đới Ngọc Thắng cho biết các phương thức, thủ đoạn lừa đảo phổ biến là giả danh cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, thuế, nhân viên bưu điện,…) thông báo liên quan đến các đường dây tội phạm mua bán ma túy, rửa tiền (18 vụ) và thủ đoạn yêu cầu đăng nhập vào các trang dịch vụ công trực tuyến để thay đổi thông tin cá nhân sau đó xâm nhập, chiếm quyền quản lý các tài khoản, lấy cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản (53 vụ).
Bên cạnh đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc mời gọi đầu tư tiền vào các sàn giao dịch chứng khoán, sàn tiền ảo, sàn ngoại hối (102 vụ). Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc hack các tài khoản mạng xã hội và giả làm người thân của bị hại thông qua các tài khoản Zalo, Telegram, Whatapp đã bị chiếm quyền quản lý để yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định (21 vụ).
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc kêu gọi người bị hại làm cộng tác viên để làm nhiệm vụ bán hàng là các sản phẩm mới thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, tiki,… để nhận hoa hồng hoặc mời bị hại tham gia tuyển người mẫu ảnh nhí, sau đó hướng dẫn cho bị hại đăng ký mở tài khoản trên app rồi giao nhiệm vụ để thực hiện, khi thực hiện nhiệm vụ sẽ phải chuyển tiền đến các tài khoản do đối tượng chỉ định, hứa hẹn sau khi xong thì hệ thống sẽ tất toán tiền gốc và tiền hoa hồng từ 10-15% trả lại vào tài khoản nhưng sau đó khi bị hại muốn rút tiền thì các đối tượng đưa ra nhiều lý do, bắt nộp thêm các loại phí rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã nộp (267 vụ).
Đáng chú ý, thiệt hại đối với người dân quá lớn, trung bình 01 vụ nạn nhân bị thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. “Thiệt hại kinh tế lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người bị hại, gây xáo trộn, mâu thuẫn trong gia đình, mất mát tình cảm giữa người thân, bạn bè với nhau, thậm chí dẫn đến xung đột, bạo lực hoặc trường hợp xấu nhất do không chịu nổi áp lực về tiền bạc nên phải tự chấm dứt cuộc sống của mình”, Thượng tá Đới Ngọc Thắng chia sẻ.
Trong khi đó, công tác điều tra, khám phá các vụ án này gặp rất nhiều khó khăn. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cơ quan công an đã khởi tố 242 vụ. Nguyên nhân do đối tượng chính thực hiện hành vi phạm tội đứng ra tổ chức, điều hành khả năng là đối tượng nước ngoài câu kết với đối tượng có trình độ công nghệ ở Việt Nam để thiết lập mạng lưới tổ chức hoạt động phạm tội.
Chúng xây dựng một hệ thống khá chặt chẽ gồm nhiều nhóm được giao thực hiện những nhiệm vụ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện hành vi để tiếp cận, lôi kéo lừa đảo chiếm đoạt của bị hại nhưng các nhóm này không quen biết nhau, không biết thông tin của nhau.
Các đối tượng còn phân công một số đối tượng đi thuê người đứng tên dùm tài khoản ngân hàng hoặc làm giả CMND, CCCD để mở tài khoàn ngân hàng. Khi truy xét theo thông tin về lai lịch đối tượng thì hầu hết số ĐTDĐ của đối tượng khi xác minh đều không chính chủ (sim rác), có số ĐTDĐ có đầu số ở nước ngoài. Các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Viber, Telegram, các đường link, trang web qua xác minh đều không có thông tin người sử dụng.
Khó khăn nữa là bị hại và đối tượng đều là những người hoàn toàn không quen biết nhau, do vậy bị hại không thể mô tả đặc điểm điểm nhận dạng, cung cấp thông tin lai lịch đối tượng nghi vấn cho Cơ quan điều tra nên khó truy xét đối tượng theo các biện pháp nghiệp vụ truyền thống.
Để công tác phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đạt hiệu quả cao, Thượng tá Đới Ngọc Thắng cho rằng thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các ngân hàng với cơ quan công an để phong tỏa, ngăn chặn ngay tài khoản mà bị hại chuyển tiền và tiến hành ngay các biện pháp truy xét. Đồng thời, người dân cũng cần phải nâng cao nhận thức, tự biết bảo vệ mình, bớt hám lợi để tránh sập bẫy lừa đảo.
(ANTV) - Ba ngày vận hành mô hình mới, Công an tỉnh Lâm Đồng đang từng bước thích nghi. Trong đó, các đơn vị như Đội Đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang thể hiện tinh thần “Vì nhân dân phục vụ” bằng tất cả sự tận tụy, trách nhiệm và chuyên nghiệp.
(ANTV) - Bệnh sốt xuất huyết Dengue ngày càng khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Nếu người dân chủ quan hoặc xử lý không đúng, bệnh có thể nhanh chóng chuyển nặng và dẫn đến tử vong.
(ANTV) - Người dân các tỉnh được giảm 800.000 đồng khi đăng ký ô tô, trừ Hà Nội và TP. HCM; TP. HCM: xem xét xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động trở lại; Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.
(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.
(ANTV) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. AI đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm. Báo CAND đề cập vấn đề này qua bài viết “Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn “truyền thông đen”.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.