Thứ Sáu, 22/11/2024 00:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ứng dụng chuyển đổi số trong tìm kiếm mộ liệt sĩ

BT

(ANTV) - Chiến tranh đã kết thúc gần 50 năm, có 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống nhưng vẫn còn hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa quy tập được hoặc chưa xác định danh tính; trong đó có hơn 23.000 hài cốt liệt sĩ còn nằm Trong thời đại ứng dụng chuyển đổi số, nhiều giải pháp công nghệ từ Đề án 06 đã và đang được triển khai, nhằm hỗ trợ hành trình dài tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính, đưa các anh trở về với đất mẹ.

Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân, mới đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an đã ra mắt Ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và công nghệ ADN sẽ đem lại hy vọng đoàn tụ cho nhiều gia đình, góp một phần xoa dịu những mất mát, hy sinh của các thân nhân liệt sĩ.

Vào dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), vừa qua Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ ra mắt “ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ”

Việc xây dựng “Ngân hàng Gen” cho liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ không chỉ mở ra hy vọng cho hơn 180.000 liệt sĩ chưa được tìm thấy và khoảng 300.000 hài cốt liệt sĩ đã được quy tập vào nghĩa trang, nhưng chưa xác định được danh tính.

Đây là niềm mong mỏi của toàn Đảng và nhân dân cả nước, trong tương lai không xa, tất cả các liệt sĩ đã nằm xuống, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ được quy tập và xác định được danh tính.

Hiện, công tác giám định gen còn nhiều khó khăn, không ít gia đình liệt sĩ đã đón nhận niềm vui vỡ òa sau thời gian dài chờ đợi khi nhờ kết quả giám định ADN mà tìm dược mộ người thân.

Là một trong số 4 gia đình tìm được thân nhân của mình thông qua giám định gen, bà Phạm Thị Vinh, em gái liệt sĩ Phạm Văn Phước đã bày tỏ niềm vui mừng, xúc động khi ngày hôm nay đã nhận được kết quả xác định được chính xác thông tin của người anh trai sau nhiều năm dài tìm kiếm….

Bà Phạm Thị Vinh, Em gái liệt sĩ Phạm Văn Phước chia sẻ: Nhiều năm nay, gia đình tôi đi tìm anh rất vất vả. Nay cuối cùng đã tìm được anh trở về. Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành đã giúp đỡ gia đình tôi tìm và đưa anh về.

Đến nay, lực lượng chức năng đã thu thập được 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Từ đó, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân liệt sĩ.

Nhằm đẩy nhanh quá trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai lấy mẫu gen của các trường hợp thân nhân liệt sĩ để tổ chức giám định, lưu trữ trong ngân hàng Gen.

Thông tin gen này sẽ được tích hợp vào dữ liệu căn cước, và tiến hành đối soát với gen liệt sĩ từ phía Cục Người có công thuộc Bộ LĐTBXH để xác định sự trùng khớp danh tính.

Đây là việc làm hết sức ý nghĩa, linh thiêng, đòi hỏi phải gấp rút, chạy đua với thời gian vì thân nhân của các liệt sĩ hiện đều đã lớn tuổi, và cần phải làm bằng mệnh lệnh của trái tim trong hành trình tìm kiếm, trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ.

Ông Lê Trạch Tiêu năm nay đã 87 tuổi, niềm đau đáu trong suốt hàng chục năm qua của ông đó là tìm kiếm được hài cốt của người em trai liệt sĩ. Gia đình ông cũng đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ nhưng đều không có kết quả. Hôm nay, được lấy mẫu ADN để giám định tìm kiếm, niềm hy vọng 1 lần nữa được thắp sáng trong gia đình ông.

Bà Lê Thị Kỷ, con gái Liệt sĩ Lê Tràng Quát cho biết: Gia đình tôi đi tìm liệt sĩ Lê Tràng Quát, tìm kiếm mong mỏi nhiều năm nay rồi nhưng vẫn chưa tìm thấy. Cũng mong muốn là tìm được, đưa bố tôi về, đấy chính là mong muốn nhất của tôi lúc này.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lộc năm nay cũng đã tuổi cao. Mẹ có 2 con là liệt sĩ hy sinh tại chiến trường miền Nam, đến nay, một người con vẫn chưa được tìm thấy. Niềm ước ao lớn nhất của mẹ lúc này là sớm được tìm thấy con.

Ông Nguyễn Văn Xuân, con trai Liệt sĩ Nguyễn Văn Thu cho biết: Rất là hy vọng Đảng và Nhà nước hỗ trợ tìm kiếm em tôi về cho gia đình. Vì mẹ tôi cũng đã tuổi cao sức yếu nên rất mong mỏi con được về gần.

Việc triển khai thu thập mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính để đưa vào ngân hàng gen hiện đang được lực lượng Công an các địa phương triển khai. Trong đó mỗi gia đình liệt sĩ sẽ tiến hành thu nhận 2 mẫu của thân nhân. Đây là hy vọng trong hành trình dài hàng chục năm tìm người thân chưa biết hiện đang nằm lại ở đâu của các gia đình thân nhân liệt sỹ…

Ông Lê Hữu Nghị, phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Anh trai tôi là liệt sĩ, hơn 50 năm chưa tìm được mộ. Hi vọng bằng nhiều biện pháp có thể giúp gia đình tôi tìm được mộ anh, đây là nỗi đau đáu của toàn bộ gia đình tôi.

Ông Nguyễn Văn Xuân, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội  hy vọng Đảng và Nhà nước hỗ trợ tìm kiếm em tôi về cho gia đình. Vì mẹ tôi cũng đã tuổi cao sức yếu nên rất mong mỏi con được về gần

Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an Thành phố Hà Nội cho biết: Ưu tiên của chúng tôi đó là lấy mẫu của tất cả các trường hợp là mẹ liệt sĩ hiện nay đặc biệt là những mẹ cao tuổi. Sau đó chúng tôi sẽ sàng lọc tất cả các trường hợp là thân nhân bên ngoại của liệt sĩ, ưu tiên các trường hợp lớn tuổi và sẽ triển khai các lứa tuổi tiếp theo.

Dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ sẽ được xét nghiệm miễn phí. Trong đó sẽ ưu tiên lấy mẫu người thân liệt sĩ là: mẹ, bà ngoại, bác, cậu, dì, anh chị em cùng mẹ. Dữ liệu này được Bộ Công an lưu trữ tập trung tại Cơ sở dữ liệu căn cước để đối sánh, tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định thông tin.

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết: Tôi nghĩ rằng việc triển khai làm trước, thu thập mẫu thân nhân là việc rất cấp bách, đây là ưu tiên hàng đầu. Phấn đấu đến hết năm 2025, chúng ta sẽ tạo dựng được hết mẫu thân nhân. Sau khi chúng ta quy tụ được các anh hùng liệt sĩ thì chúng ta sẽ có ngân hàng để chúng ta đối sánh.

Ngân hàng Gen đặt mục tiêu, đến năm 2030, có khoảng 20.000 mẫu được xác định danh tính bằng phương pháp giám định AND và 60% mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin được xác minh bằng phương pháp thực chứng.

Một trong những khó khăn hiện nay của giám định gen xác định danh tính liệt sĩ nằm ở việc thiếu cơ sở dữ liệu để so sánh và đối chiếu các mẫu. Khi có kết quả dữ liệu về gen, vấn đề quan trọng tiếp theo là lấy mẫu của người thân rồi đưa vào hệ thống dữ liệu để đối chiếu. Như vậy với ứng dụng chuyển đổi số, Đề án 06 thành lập ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định thông tin và thân nhân liệt sĩ, các dữ liệu sẽ được kết nối và bổ sung những thông tin. Và với kho dữ liệu lớn ADN của toàn bộ nhân thân liệt sĩ và khả năng đối sánh, tìm kiếm trên diện rộng của công nghệ mới thì việc tìm kiếm danh tính liệt sỹ mang đến nhiều hy vọng với sự chính xác, nhanh chóng.

Từ đó mở ra cơ hội đưa các anh trở về, cũng là cách để tri ân, góp phần xoa dịu những mất mát, hy sinh của các thân nhân liệt sĩ. Xin được thông tin, tất cả thân nhân liệt sĩ thiếu thông tin đều được xét nghiệm miễn phí, các gia đình có thể liên hệ Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tại các địa phương để được hỗ trợ thực hiện./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024). Với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai”, sự kiện nhằm mang đến một nền tảng kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông qua trao đổi các thông tin công nghệ, sáng kiến tiên tiến và thảo luận chuyên sâu về việc phát triển xã hội theo hướng sáng tạo bền vững.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Vào khoảng 7h15 ngày 21/11, tại cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xảy ra vụ xe chở rác khi đang lưu thông qua cầu treo thì va vào lan can cầu rơi xuống sông. Trên xe có 2 người và hiện đang mất tích.

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Chính trị 21/11/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Các quy định thí điểm nhà ở thương mại trên đất quốc phòng, an ninh thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, là 1 trong những nội dung được các đại biểu quan tâm.

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Nhằm tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, vào sáng ngày 21/11 tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với các đơn vị, trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, khó khăn còn đặt ra. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chủ trì buổi làm việc.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Xác định các trụ sở Bộ Công an là cơ sở trọng điểm về an ninh chính trị nói chung và phòng, chống cháy nổ nói riêng, lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chủ động các phương án PCCC và CNCH các trụ sở cơ quan Bộ Công an trong mọi tình huống. Đặc biệt công tác phòng ngừa luôn được coi trọng, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của từng đơn vị. Cùng với đó, là việc thường xuyên thực tập phương án chữa cháy, huấn luyện, nâng cao năng lực cho đội PCCC cơ sở, phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.

Xem thêm