(ANTV) - Từ 01/11/2018 - 31/12/2022, Việt Nam ban hành hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo tốt hơn về quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng:
Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Đề an Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện.
Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 81.7% năm 2016 lên 92.04% dân số tính đến cuối năm 2022. Các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế.
Việt nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.
Sau 25 năm kết nối internet, Việt Nam trở thành một nước mạnh về viễn thông. Tính đến tháng 12/2022, Việt nam có hơn 72,1 triệu người sử dụng internet (chiếm 71,2% dân số), xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng.
Công ước quốc tế về quyền con người là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người ngay vào đầu những năm 80 của Thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính vì vậy, việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam là một minh chứng rõ nét về nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng các quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế.
Có 9 Công ước quốc tế thì Việt Nam đã tham gia 7 Công ước cơ bản về quyền con người, đó là:
- Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24/9/1982;
- Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24/9/1982;
- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/02/1982;
- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 09/6/1982;
- Công ước về Quyền Trẻ em 1989 , ký kết ngày 26/1/1990, phê chuẩn ngày 28/2/1990 và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 08/9/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 08/9/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001);
Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn ngày 5/2/2015;
Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 07/11/2013 và phê chuẩn ngày 5/2/2015.
Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc.
Ngày 17/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019,…
Việc tham gia vào Công ước Chống tra tấn đã giúp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; vấn đề nhân quyền ngày càng được đề cao trong xã hội hiện nay, quyền lợi con người ngày càng được đảm bảo hơn; tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm quyền con người.
Từ 01/11/2018 - 31/12/2022, Việt Nam ban hành hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo tốt hơn về quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng:
Về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó đáng chú ý là: Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ theo lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Về thi hành tạm giữ, tạm giam: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó đáng chú ý là Thông tư quy định nguyên tắc, tình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm và quan hệ phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ bắt, áp giải, dẫn giải của lực lượng làm nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân.
Về thi hành án hình sự: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự, thống kê thi hành án hình sự tại cộng đồng, quy định biểu mẫu sổ sách về công tác thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trương giáo dưỡng, thoe dõi, quản lí người ở cơ sở lưu trú.
Về khiếu nại, tố cáo: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân; Thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng lãng phí.
Về bào chữa, trợ giúp pháp lí: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lí, quy định liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hơpej phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Về bồi thường thiệt hại: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, hướng dẫn “Công tác quản lí việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của .......
Về khám, chữa bệnh trong các cơ sở giam giữ: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn thông tư quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị ý tế tại các cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh và người bị tạm giữ, tạm giam; Hướng dẫn về việc khám, chữa bệnh định kỳ, điều trị cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân; Hướng dẫn về việc bố trí buồng điều trị riêng tại các bệnh viện Quân đội trên địa bàn.
Về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và ngừoi lao động ngành Kiểm sát nhân dân, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lí; Quy định văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ với phạm nhân và thân nhân phạm nhân.
Về dân chủ ở cơ sở: Việt Nam đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản hướng dẫn thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữu phạm nhân, cơ sở giáo dực bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA, thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng CAND, thực hiện dânc hủ trong hoạt động điều tra của lực lượng CAND, thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.
Về tiếp cận thông tin: Việt Nam đã ban hành đề án Hỗ trợ thông tin truyền thông về dân tộc và tôn giáo, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và snags tạo trên môi trường mang, đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
Việt Nam đã triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA. Việt nam đã quy định cụ thể những thông tin được công khai để nhân dân biết, tham gia ý kiến, giám sát, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, quanl liêu, sách nhiễu và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền của người dân.
Việt Nam đã thiết lập hệ thống phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng của BCA thông qua số điện thoại 113 hoặc 0692326555. Đường giây nóng về bảo vệ trẻ em qua số 111.
Việt Nam đã xây dựng mô hình Phòng điều tra thân thiện để giải quyết các vụ liên quan đến người dưới 18 tuổi và xâm hại người dưới 18 tuổi.
Việt Nam đã triển khai thực hiện quy định về việc Toà án nhân dân xem xét quyết định việc đưa người nghiện ma tuý đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việt Nam triển khai thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Phạm nhân tham gia hoạt động lao động phải trên cơ sở tự nguyên, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩavụ theo quy định.
Việt Nam đã ký kết Hiệp định Dẫn độ, trong đó quy định rõ việc dẫn độ sẽ bị từ chối nếu bên được yêu cầu có căn cứ xác đáng để tin rằng người bị yêu cầu đẫn độ sẽ bị tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo hoặc hạ nhục con người ở bên yêu cầu.
Việt Nam đã tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, các tin bài phóng sự chuyên sâu hoặc lồng ghép về Công ước CAT. Nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn đã thường xuyên được tuyên truyền cùng với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Đồng thời tổ chức nhiều đoàn kiểm tra giám sát, thoe dõi việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở giam giữ
Tất cả các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện các văn bản khuyến nghị về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn và đào tạo về Công ước chống tra tấn. Việc triển khai nghiêm túc, đồng bộ bài bản, tôn trọng luật pháp quốc tế là minh chứng cho việc Việt Nam đảm bảo quyền con người.
Việt Nam đã đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm nhân quyền, đặc biệt là triển khai thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn. Việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và tổ chức quốc tế về nhân quyền.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.