(ANTV) - Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện đang được Đảng, Nhà nước ta triển khai với quyết tâm chính trị cao, ngày càng quyết liệt theo phương châm kiên quyết, kiên trì, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Trong đó, công tác thông tin truyền thông về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được đẩy mạnh với nhiều nội dung, biện pháp và các giải pháp hiệu quả. Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sau ba năm được tổ chức rất thành công.
Vào tối ngày 5/11, đã diễn ra Lễ trao Giải lần thứ tư với 54 tác phẩm xuất sắc nhất trong năm 2022 – 2023 được vinh danh. Đến dự có đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành. Về phía Bộ Công an dự Lễ trao giải có Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.
Thời gian qua, không ít đại án, vụ việc tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng, một phần nhờ có báo chí phát hiện, lên tiếng, đã trở thành nguồn thông tin ban đầu để các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh và xử lý. Và trong hành trình gian nan ấy, để đi đến cùng sự thật, các nhà báo đã thực sự dấn thân. Đặc biệt, không chỉ chống tham nhũng, nhiều tác phẩm báo chí đã nhấn mạnh cả vấn đề tiêu cực, những góc khuất được phát hiện và phơi bày qua các tác phẩm báo chí, để làm trong sạch môi trường kinh tế, xã hội.
Thượng úy Trần Văn Tân, Giải C, Ban Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng chia sẻ, trong quá trình thực hiện cũng nhiều người gọi điện không đăng bài nhưng nó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nên bản thân vượt qua, bám sát và đi đến cùng… Qua loạt bài viết có tác động tích cực dư luận, chính quyền Quảng Nam xử lý chấn chỉnh, việc khai thác vàng tương đối tạm lắng so với trước đây.
Theo nhà báo Đỗ Xuân Trung, Giải B, Báo Sài Gòn giải phóng, khó nhất là tìm các trường hợp cụ thể có sai phạm trong công tác, dù trước đó họ có nhiều khen thưởng. Qua công việc cụ thể thì họ bị lạm quyền, bị vật chất, nên ảnh hưởng đến danh hiệu. Từ đó có liên hệ, đưa ra trong các loạt bài những cái gợi ý giải pháp gợi mở để cơ quan chức năng tham khảo, có chính sách thi đua khen thưởng thực chất hơn.
Đằng sau những tác phẩm là tinh thần lao động đầy trách nhiệm, là sự dấn thân, là bản lĩnh của các nhà báo, vượt qua các khó khăn, những cám dỗ về vật chất, thậm chí bị đe dọa cả về tinh thần… với quyết tâm đưa ra ánh sáng và công luận những vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Biểu dương các tác phẩm giành giải cao lần này, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần giải pháp tăng cường hơn nữa vai trò xung kích, tiên phong của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, phải tăng cường phối hợp và đồng hành giữa giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm xã hội của đội ngũ những người làm báo trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực; đề cao báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo để kịp thời hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục vướng mắc với những kẽ hở của chính sách pháp luật, xử lý căn cơ, tận gốc, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Với 1.078 tác phẩm từ 121 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, giải báo chí quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư đã tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế, sức lan tỏa. 54 tác phẩm báo chí xuất sắc được vinh danh với nội dung được thể hiện công phu, sáng tạo, có sức lan tỏa trong xã hội.
Trong khuôn khổ Giải báo chí năm nay, hệ thống báo chí CAND đã vinh dự nhận được 1 giải B, 1 giải C và 2 giải khuyến khích. Các tác phẩm báo chí CAND tham dự giải đã phản ánh sinh động, trung thực, khách quan trong công cuộc đấu tranh phòng, chống giặc tham nhũng, với tinh thần lấy dân làm gốc, dựa vào dân và vì nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền.
(ANTV) - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây thông báo triển khai thêm một tàu sân bay từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tới Trung Đông. Động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực, răn đe các hành động gây hấn, và bảo vệ dòng chảy thương mại.
(ANTV) - Siết chặt quy định pccc tại nhà trọ; Hà nội: Rà soát toàn bộ dự án có sử dụng đất từ 2008; Đồng Nai: Kiến nghị thủ tướng chính phủ việc xây cầu, đường kết nối Bình Phước - là những chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Sau trận động đất nghiêm trọng, Myanmar đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế. Các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải do phải tiếp nhận số lượng lớn nạn nhân bị thương.Để hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cứu trợ.
(ANTV) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 “đại dự án” Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam.Trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ. Báo kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Chống lãng phí - cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.
(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên "ProtectEU" nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong "kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh", tiếp nối Sách Trắng về quốc phòng châu Âu và Chiến lược ứng phó của EU. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường khả năng bảo vệ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.
(ANTV) - Ghi nhận thực tế công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực sau một tháng lực lượng công an tiếp nhận nhiệm vụ. Tại tỉnh Điện Biên, mọi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện đều diễn ra thông suốt, duy trì ổn định và hiệu quả, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương mà còn nâng cao hiệu quả, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.
(ANTV) - Thiệt hại của thảm họa động đất tại Myanmar vẫn hết sức nặng nề. Đến nay, 5 ngày sau trận động đất, thủ đô Naypyidaw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu nước sạch, thiếu thốn các nhu yếu phẩm thiết yếu và sự chăm sóc về y tế. Mãi đến tối 2/4, Naypyidaw mới có điện trở lại. Tuy nhiên, cái nóng gay gắt, đỉnh điểm có thể tới 40-41 độ C, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, trong khi xung đột tại một số khu vực là thách thức lớn, gây cản trở cho việc vận chuyển hàng nhân đạo.
(ANTV) - Kể từ khi đặt chân đến Myanmar, đoàn cứu hộ của Việt Nam, trong đó có 26 chiến sĩ của Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế, với quyết tâm giúp bạn như giúp mình. Ngày thứ 3 có mặt tại thủ đô Nây pi tô, trong điều kiện oi bức với nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và đưa ra ngoài. Trong ngày 2/4, quá trình đưa các nạn nhân ra ngoài gặp nhiều tình huống khó khăn.
(ANTV) - Đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua, tàng trữ vật liệu nổ để khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa bị lực lượng công an triệt phá. Hiện có 47 đối tượng liên quan đến các hành vi trên bị bắt giữ.
(ANTV) - Quyền Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Lee Ho Young hôm nay cho biết cảnh sát sẽ thực hiện mức cảnh báo an ninh cấp cao nhất trên cả nước vào ngày 4/4, khi Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.