Thứ Sáu, 22/11/2024 14:33 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Như Quỳnh

(ANTV) - Theo quy định mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2025, sẽ trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm. Với thang 12 điểm, mỗi lần lái xe vi phạm luật, số điểm này sẽ bị trừ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điểm trừ sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết. Trường hợp giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó. PV Như Quỳnh có cuộc trao đổi với Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an 

PV: Thưa Thượng tá, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự ATGT đường bộ, trong đó có quy định về điểm và điểm trừ trên GPLX. Vậy quy định này sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Việc cụ thể hóa quy định trừ điểm GPLX được quy định tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, có căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm để quy định cụ thể số điểm trừ của GPLX. Cụ thể, có 189 hành vi và nhóm hành vi bị trừ điểm GPLX đang được dự thảo. Những hành vi vi phạm bị trừ điểm sẽ không áp dụng hình thức xử phạt hoặc tước quyền GPLX.

PV: Việc trừ điểm GPLX đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xin Thượng tá cho biết Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm từ các nước như thế nào?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc về quy định trừ điểm GPLX. Đối với người lái xe khi có hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, các quốc gia này đều quy định trừ điểm GPLX để quản lý việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện. Quy định trừ điểm GPLX trong Luật An toàn giao thông đường bộ và dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam sẽ phù hợp với điều kiện thực tiễn giao thông của nước ta.

PV: Quy trình trừ điểm trên GPLX được thực hiện như thế nào, thưa Thượng tá?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Cơ chế trừ điểm GPLX đối với những hành vi vi phạm sẽ được thực hiện khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Tổng số điểm của mỗi GPLX là 12 điểm, và số điểm trừ mỗi lần vi phạm sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mức điểm trừ nhiều nhất đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng là 12 điểm, và điểm trừ ít nhất là 2 điểm.

Khi bị trừ điểm GPLX, người có thẩm quyền sẽ thông báo cho người vi phạm biết. Việc thông báo trừ điểm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng hình thức điện tử nếu đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, và trạng thái trừ điểm sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu tài khoản định danh điện tử theo quy định.

PV: Vậy khi bị trừ hết 12 điểm, người điều khiển phương tiện sẽ phải làm gì để lấy lại điểm trên GPLX?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Nếu người điều khiển phương tiện bị trừ hết điểm trong một năm, họ sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại GPLX đã đăng ký. Sau ít nhất 6 tháng, người lái xe có thể tham gia khóa kiểm tra kiến thức về Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ, do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức. Nếu đạt yêu cầu, họ sẽ được phục hồi đầy đủ điểm. Người dân có thể đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật tại bất kỳ Phòng Cảnh sát giao thông nào trên toàn quốc. Khi GPLX chưa bị trừ hết điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất, nếu người lái xe không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ với hành vi có quy định trừ điểm, thì sẽ không bị trừ điểm và được phục hồi đủ 12 điểm.

PV: Việc áp dụng cơ chế trừ điểm này tác động như thế nào đối với người điều khiển phương tiện?

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh:Việc áp dụng trừ điểm và phục hồi điểm GPLX vừa có tính răn đe, vừa có tính giáo dục, nhằm động viên việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mỗi lần bị trừ điểm sẽ như một “tiếng chuông” cảnh báo, giúp người lái xe nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Người vi phạm nghiêm trọng về pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bị trừ điểm GPLX trong thời hạn 12 tháng. Khi chưa bị trừ hết điểm, người lái xe vẫn được phục hồi đủ 12 điểm và tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Điều này đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam và quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp.

PV: Cảm ơn Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh!./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm