Thứ Hai, 05/05/2025 11:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Thủ đoạn tinh vi lưu hành tiền giả

BT

(ANTV) - Thời gian qua, tình hình tội phạm “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” trên địa bàn cả nước nói chung diễn biến phức tạp. Các đối tượng tiêu thụ trót lọt tiền giả không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhà nước ta mà còn gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân.

Cuối năm 2022, tại khu vực Tổ 8, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tổ công tác Công an thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã bắt quả tang đối tượng Trương Văn Phú, sinh năm 1982, trú tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả. Thu giữ 3.510.000 đồng tiền giả.

Ngay sau đó, Công an thị xã Nghĩa Lộ đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng đối tượng cho Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Yên Bái thụ lý theo thẩm quyền.

Công an tỉnh Yên Bái tiếp tục bắt giữ thêm hai đối tượng gồm: Phán Seo Trường, sinh năm 1992, trú tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và đối tượng Bàn Văn Xuân, sinh năm 2000, trú tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng Phan Nguyễn Tuấn Kiệt, Phạm Thị Thái Chân, cùng trú tỉnh Đồng Tháp và Lê Văn Toàn, trú tỉnh Hậu Giang về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong lúc nhậu tại một quán ở thị xã Long Mỹ, Lê Văn Toàn đã dùng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng mua trái cây thì bị người dân phát hiện.

Tại cơ quan công an, Toàn khai, 59 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng mà đối tượng mang theo là mua của một đối tượng trên mạng xã hội. Điều tra mở rộng, Cơ quan An ninh điều tra bắt thêm 2 đối tượng là Phan Nguyễn Tuấn Kiệt, Phạm Thị Thái Chân.

Kiệt và Chân khai, do muốn có tiền tiêu xài và trả nợ nên dùng 10 triệu đồng tiền thật mua 80 triệu đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng trên mạng xã hội rồi rao bán lại cũng qua mạng xã hội.

Tội phạm sản xuất, buôn bán tiêu thụ tiền giả tại Việt Nam, diễn ra rất phức tạp thời gian gần đây. Tiền polyme có mệnh giá 200 ngìn đồng và 500 ngìn đồng là hai loại tiền Việt Nam đồng mà các đối tượng tội phạm hay làm giả nhất.

Lúc đầu, tờ tiền giả có thể còn thô sơ, song những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của công nghệ in ấn, dùng mắt thường khó có thể phát hiện được đâu là tiền giả, đâu là tiền thật. Nhiều loại tiền giả đã đạt đến mức “siêu giả” khi sử dụng các công nghệ in tiên tiến. Song cũng có những cách sản xuất tiền giả đơn giản đến mức khó tin.

Có thể thấy rằng, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là dùng tiền giả mệnh giá lớn mua một loại hàng hóa giá trị nhỏ như cà phê, nước mía, thuốc lá, xăng... để được trả lại tiền thừa bằng tiền thật. Thời gian mà các đối tượng thường thực hiện vào lúc chập choạng tối, hoặc tờ mờ sáng, nơi không đủ ánh sáng để quan sát, kiểm tra tờ tiền.

Chúng thường nhắm vào những người buôn bán nhỏ, người già, người bán hàng đang bận rộn, mất cảnh giác, các điểm bán tạp hóa, hàng rong nhỏ lẻ ven đường.

Có nhiều cách để phân biệt tiền thật, tiền giả, và một trong những cách thủ công đơn giản nhất là dùng tay bóp chặt tờ tiền rồi thả ra. Đối với tiền thật, khi thả ra thì tờ tiền không bị nhăn, bằng phẳng trở lại như ban đầu; đối với tiền giả, khi bóp rồi thả ra thì giống như một tờ giấy bị bóp nát, không có sự đàn hồi.

Cách thứ hai là người dân có thể dùng tay kiểm tra các chi tiết in nổi trên tờ tiền như dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và số mệnh giá. Ở tiền thật thì khi vuốt lên các chi tiết này có cảm giác nhám, ráp, còn đối với tiền giả thì khi vuốt có cảm giác trơn lì, không nhám ráp. Đây là 2 trong số những cách đơn giản mà người dân có thể phân biệt tiền giả và tiền thật.

Trường hợp phát hiện đối tượng nghi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì người dân nên báo cơ quan công an để phối hợp xử lý.

Tin mới nhất

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Trong quá trình triển khai việc lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới, lực lượng Công an xã đóng vai trò nòng cốt và hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo tính minh bạch để người dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Ứng dụng AI trong dạy học

Ứng dụng AI trong dạy học

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Bình dân học vụ số - xóa đi rào cản công nghệ với mọi lứa tuổi, và có lẽ, để phát triển toàn diện thì ngay từ nhỏ, các em học sinh được tiếp cận với AI sẽ tạo ra một thế hệ công nghệ số toàn diện hơn. Trí tuệ nhân tạo – AI – đang thay đổi diện mạo giáo dục toàn cầu.

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Liên quan đến vụ nhóm thanh niên mang theo hung khí đập phá quán ăn trong đêm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, các đối tượng tham gia gây rối trật tự công cộng đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi vi phạm.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Chính trị 05/05/2025

(ANTV) - Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Truyền hình Công an nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Xem thêm