(ANTV) - Theo nghi nhận của Cục An toàn thông tin, trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn và các kịch bản khác nhau để dụ dỗ, lừa đảo người dân sa bẫy. Mới đây, Trung tâm Giám sát An toàn thông tin mạng Quốc gia vừa đưa ra 5 dấu hiệu nhận biết lừa đảo trực tuyến mới phổ biến để người dân tự phòng tránh, không tham gia, không cung cấp thông tin.
Thường xuyên nhận được các tin nhắn rác, anh Ngô Duy Đạt, TP Hà Nội không chỉ thấy phiền phức mà còn thấy trong số các tin nhắn này chứa rất nhiều thông tin có dấu hiệu lừa đảo, dụ dỗ người dùng trong đó có những tin nhắn giả mạo yêu cầu mã OTP của các tài khoản mạng xã hội.
Anh Đạt chia sẻ: Tôi thấy tin nhắn mà đánh mất tài khoản của mình nhiều nhất là tin nhắn liên quan đến mã OTP, họ giả dạng Zalo, Facebook và một số các nền tảng xã hội khác gắn kèm thêm đường link khi nhấn vào link 1 loạt tin nhắn sẽ có mã OTP sẽ gửi sang bên thứ ba.
Theo Trung tâm Giám sát An toàn thông tin mạng Quốc gia, hình thức yêu cầu mã OTP là một trong 5 dấu hiệu nhận biết lừa đảo trực tuyến mới phổ biến. Cùng với đó là 4 hình thức gồm: Ưu đãi hấp dẫn, yêu cầu kết bạn bất ngờ, thanh toán bằng thẻ quà tặng hoặc tín dụng và chuyển tiền khẩn.
Anh Nguyễn Trọng Đại, Trung tâm Giám sát An toàn thông tin mạng Quốc gia cho biết: Với hình thức chuyển tiền khẩn, thường các đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý lo sợ của người dân, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và yêu cầu chuyển tiền cấp trong các tình huống khẩn khi người thân đang cần đi cấp cứu. Thứ hai là đánh vào lòng tham, ưu đãi khủng 50 – 60 %, số lượng có hạn, chỉ khuyến mại trong 1-2h nên kích thích sự ham rẻ của người mua.
Với hình thức ưu đãi hấp dẫn, các đối tượng sẽ mồi chài người dân bằng những ưu đãi thấp hơn nhiều so với giá thị trường hoặc không thể tưởng tượng được. Hình thức khác, người dân cũng cần phải cẩn trọng khi được yêu cầu thanh toán cho dịch vụ bằng thẻ quà tặng hoặc tín dụng mua sắm hoặc khi nhận được những lời mời kết bạn trực tuyến từ người không quen biết.
Theo PGS. TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống: Các đối tượng gửi lời mời kết bạn qua mạng xã hội, mạng Internet hoặc thậm chí qua điện thoại, và để kết bạn các đối tượng thường đưa ra các thông tin rất hấp dẫn thường thì đúng tâm lý, nhu cầu của họ thì họ tham gia vào. Từ giam gia ban đầu, các đối tượng đã khai thác thông tin cá nhân hơn sâu hơn, từng bước tạo niềm tin như tình cảm yêu thương, việc làm. Từ khi tạo niềm tin các đối tượng dẫn dắt tiếp theo vào những hoạt động khác như đầu tư làm ăn, vay vốn.
Theo các chuyên gia, 90% các cuộc tấn công lừa đảo thường đánh vào lòng tin của người dùng, đặc biệt là người dùng thiếu kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Vì vậy, Trung tâm Giám sát An toàn thông tin mạng Quốc gia đã kiến nghị người dùng 3 nguyên tắc vàng.
Anh Nguyễn Trọng Đại, Trung tâm Giám sát An toàn thông tin mạng Quốc gia cảnh báo: Nguyên tắc đầu tiên là hãy chậm lại, các đối tượng lừa đảo thường tạo ra tình huống cấp bách để vượt qua nhận định của bạn. Trong tình huống này, bạn phải dành thời gian suy nghĩ kỹ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu. Nguyên tắc thứ hai là kiểm tra tại chỗ, tìm hiểu thêm để xác định thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được cuộc gọi không mong muốn hãy tra cứu số tổ chức đang gọi đến để liên hệ lại trực tiếp. Nguyên tắc thứ ba là dừng lại không gửi. Nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin cậy hãy dừng lại vì đó có thể là dấu hiệu lừa đảo.
Bên cạnh đó, người dân có thể cập nhật thông tin về những dấu hiệu nhận biết lừa đảo mới trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc kênh Tiktok Cổng không gian mạng quốc gia và Tiktok Chống lừa đảo để phòng tránh và tự bảo vệ mình./.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.
(ANTV) - Một chú chó lang thang đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi dũng cảm leo lên đỉnh kim tự tháp, và hiện đang trở thành tâm điểm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập. Câu chuyện của chú chó tên Apollo này không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương, mà còn mang lại hy vọng về việc bảo vệ những con vật sống lang thang tại khu vực.
(ANTV) - Sau hơn một tuần xét xử, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án các bị cáo liên quan vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
(ANTV) - Với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Lê Chi Lăng, trú huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bị can, bắt tạm giam.
(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý nhiều đối tượng liên quan đến ma túy và tàng trữ hung khí thô sơ.
(ANTV) - Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi bị truy tố; Bóc gỡ đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lừa đảo; Đà Nẵng: Xét xử nữ bị cáo che giấu người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép; Khánh Hoà: Đánh nhầm người, 15 đối tượng bị khởi tố; Vụ đi xe máy đầu trần cầm cờ diễu phố: Phạt cả học sinh và phụ huynh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi: Một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc có tên “Comedian” (Diễn viên hài). Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(ANTV) - Ngày 21/11, chính phủ Australia đã trình Quốc hội một dự luật nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời đề xuất các mức phạt lên tới 32 triệu USD với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây vừa thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Đây là động thái nằm trong gói viện trợ tổng cộng 174 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt kể từ năm 2022 để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
(ANTV) - Châu Phi lâu nay vốn là một điểm trung chuyển ma túy lớn từ Nam Mỹ và nhiều khu vực khác vào Châu Âu, thế nhưng lục địa này lại đang có xu hướng trở thành thị trường tiêu thụ cocaine. Thứ chất cấm này đang dần phá hủy cuộc sống của người dân Kenya, khi quốc gia này đang ghi nhận tỉ lệ nghiện ma túy trên tổng dân số ngày một tăng.