(ANTV) - Theo Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu, lượng người di cư bất hợp pháp đến Liên minh châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, đã có hơn 132.000 người tìm cách vượt biên trái phép vào EU trong nửa đầu năm nay. Riêng tuyến Địa Trung Hải có tới 2.000 người di cư tử nạn hoặc mất tích. Vì sao dòng người di cư trái phép vào châu Âu tăng trở lại? Và tình trạng này có liên quan như thế nào đến vấn nạn buôn người hiện nay?
Tháng 6 vừa qua, anh Usman Sadique - cựu cảnh sát người Pakistan đã cùng hàng trăm người di cư khác lên con thuyền đi tìm kiếm vận may tại miền đất hứa châu Âu. Trước khi lên thuyền, những người di cư ở trong một trại tạm ở Libya trong vài ngày, những kẻ buôn người đối xử với họ hết sức tồi tệ.
Đêm 14/6, chiếc thuyền chở anh Usman cùng hơn 700 người khác, trong đó có nhiều trẻ em, đã bị lật ở vùng nước sâu nhất của Địa Trung Hải và chìm trong khoảng 10-15 phút sau đó. Anh Usman là một trong số ít những người may mắn sống sót, tuy nhiên nỗi ám ảnh vẫn đeo đẳng anh suốt một thời gian.
Anh Usman muốn tìm một công việc ở châu Âu để cuộc sống gia đình nơi quê nhà bớt khổ, nhưng giấc mơ ấy đã kết thúc trong đêm định mệnh tháng 6. May mắn sống sót trở về, Usman hiện vẫn chưa có dự định cho tương lai.
Phần lớn người di cư bất hợp pháp xuất phát từ những khu vực khó khăn ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi. Họ di chuyển theo 2 tuyến đường chính để tới châu Âu. Tuyến thứ nhất là đường bộ, trên những chiếc xe tải ngột ngạt. Tuyến thứ hai đi đường biển, người di cư tập trung về Tunisia và Libya ở Bắc Phi để lên những con thuyền ọp ẹp, chật chội đến mức quá tải, lênh đênh trên biển tới Italia và Hy Lạp ở phía bên kia bờ Địa Trung Hải. Chi phí mà mỗi người di cư phải trả cho kẻ buôn người trung bình là 2.500 USD, có những trường hợp lên đến 7.000 USD.
Một trong những yếu tố khiến số người di cư trái phép gia tăng trong năm qua, một phần là do các thủ đoạn của đối tượng buôn người trở nên tinh vi. Chúng giăng bẫy tìm con mồi bằng các hình thức truyền thông trên mạng xã hội, tô vẽ hình ảnh những chuyến di cư đầy màu hồng với tương lai sán lạn ở những vùng đất hứa.
Để ngăn chặn thêm những vụ đắm tàu di cư chết người ở châu Âu, nhiều biện pháp mới đang liên tục được các quốc gia châu Âu đưa ra. Tuy nhiên, chuyên gia Tổ chức chống buôn người của Liên hợp quốc nhiều lần nhấn mạnh, triệt phá các băng nhóm buôn người chỉ giải quyết bề nổi, nhu cầu di cư của một bộ phận người dân các nước thu nhập thấp là rất lớn, sẽ có những nhóm buôn người khác nổi lên để đáp ứng nhu cầu này. Giải pháp dài hơi và triệt để hơn là những vùng khó khăn phải được hỗ trợ để ổn định kinh tế, tạo được việc làm, giúp người dân có thu nhập ổn định và khôi phục niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn ở quê nhà./.
(ANTV) - Ba ngày vận hành mô hình mới, Công an tỉnh Lâm Đồng đang từng bước thích nghi. Trong đó, các đơn vị như Đội Đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang thể hiện tinh thần “Vì nhân dân phục vụ” bằng tất cả sự tận tụy, trách nhiệm và chuyên nghiệp.
(ANTV) - Bệnh sốt xuất huyết Dengue ngày càng khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Nếu người dân chủ quan hoặc xử lý không đúng, bệnh có thể nhanh chóng chuyển nặng và dẫn đến tử vong.
(ANTV) - Người dân các tỉnh được giảm 800.000 đồng khi đăng ký ô tô, trừ Hà Nội và TP. HCM; TP. HCM: xem xét xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động trở lại; Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.
(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.
(ANTV) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. AI đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm. Báo CAND đề cập vấn đề này qua bài viết “Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn “truyền thông đen”.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.