Thứ Năm, 03/04/2025 13:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Ba Lan báo cáo sơ bộ vụ cháy trung tâm thương mại ở thủ đô Warsaw

(ANTV) - Ba Lan vừa công bố báo cáo điều tra sơ bộ vụ cháy tại Trung tâm thương mại với đa số quầy hàng của người Việt ở thủ đô Warsaw hồi tháng 5 vừa qua. Báo cáo cho thấy, các bộ phận của hệ thống giám sát nội bộ đã bị đốt cháy và tan chảy.

Theo Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan, một số đối tượng đã bị bắt giữ liên quan đến hành vi phá hoại. Việc các bộ phận của hệ thống giám sát nội bộ bị đốt cháy là vấn đề cần được xem xét trong quá trình điều tra tiếp theo.

Hôm 12/5, Trung tâm thương mại Marywilska với sức chứa khoảng 1.400 người, là nơi buôn bán của đa số tiểu thương người Việt Nam, đã xảy ra cháy. Lửa lan nhanh do có nhiều vật liệu dễ cháy và hàng dệt may.

Sau khoảng 4 giờ, ngọn lửa được khống chế nhưng tất cả gian hàng đều hư hỏng nặng, toàn bộ phần mái bị sập.

Cơ quan công tố và cảnh sát chưa thể khám nghiệm khu vực hội trường bị cháy, do cơ quan thanh tra xây dựng ra lệnh sẽ phá dỡ tòa nhà từ ngày 24/7 vì lo ngại sự an toàn của người và tài sản.

Nỗ lực hạn chế rác thải dệt may ở Trung Quốc

Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện. Các chuyên gia môi trường thậm chí đánh giá, đây là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 toàn cầu. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới. Mỗi năm, quốc gia này vất bỏ 26 triệu tấn sản phẩm thời trang nhanh. Đối mặt cuộc khủng hoảng này, một số nhà thiết kế trẻ ở Trung Quốc đã đi theo hướng tái chế rác thải hoặc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để tạo nên quần áo mới, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực của ngành dệt may tới môi trường sống.

Tại nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từng đống vải được phân loại theo màu sáng và tối. Tất cả quần, áo, ga trải giường vải bằng cotton đã được phân loại này sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ.

Đây là bước đầu tiên, trong quá trình tái chế để mang đến một vòng đời mới cho rác thải dệt may, tại nhà máy dệt Ôn Châu Tiancheng, một trong những nhà máy tái chế vải lớn nhất Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc có sẵn mọi nguồn lực cho quá trình tái chế rác thải, thế nhưng hầu hết sản phẩm của nhà máy dệt may Ôn Châu Tiancheng, sau khi được xử lý đều được đưa ra tiêu thụ ở nước ngoài.

Ông KOWEN TANG, Giám đốc bán hàng Nhà máy dệt may Ôn Châu Tiancheng cho biết: “Trung Quốc là nơi tốt nhất để tái chế rác thải dệt may, sau quá trình sử dụng của khách hàng. Bởi ở đây chúng tôi có sẵn nhà máy, có những công nghệ đã xây dựng hàng chục năm và có một lượng khách hàng rất lớn. Tuy nhiên, còn một số vấn đề pháp lý khiến hàng may mặc tái chế khó có thể tiêu thụ ở thị trường này.”

Theo các chuyên gia về thời trang, để tạo được cho người dân thói quen sử dụng thời trang tái chế, cần có hệ thống tuyên truyền từ trên xuống dưới.

Giáo sư Sheng Lu, Đại học Delaware, Mỹ cho biết: “Làm thế nào để thay đổi nhận thức của mọi người rằng, thời trang từ vải tái chế cũng không tệ, thực tế chúng ta có thể tận dụng những lợi ích này để tạo ra một vòng thời trang tuần hoàn. Để thay đổi thì cần có định hướng từ nhiều phía. Một khi nhu cầu của người tiêu dùng lớn, thì các công ty sẽ mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này là điều không phải nghi ngờ.”

Trong khi chính quyền chưa có chính sách hay cơ chế hỗ trợ ngành thời trang tái chế, thì một số nhà thiết kế trẻ đã mạnh dạn tạo nên phong trào quần áo “mặc lại”. Nhà thiết kế 30 tuổi Da Bao đã thành lập Times Remake vào năm 2019, một thương hiệu có trụ sở tại Thượng Hải chuyên thu mua quần áo cũ và tân trang chúng thành quần áo mới. Tại đây những sản phẩm quần jeans và áo đã qua sử dụng sẽ được những thợ may tỉ mỉ tái chế, mang tới cho chúng vòng đời mới.

Anh DA BAO, Nhà thiết kế thời trang chia sẻ: “Tôi nghĩ giá trị lớn nhất của những thiết kế này là phong cách cổ điển của chúng. Sự kết hợp giữa cổ điển và những nét trang trí hiện đại sẽ tạo ra một sản phẩm vô cùng độc đáo. Đó là tương lai đầy tiềm năng cho ngành thời trang tái chế.”

Trong khi đó, chị Zhang Na có một thương hiệu riêng mang tên “Reclothing Bank”, chuyên bán các loại quần, áo, túi xách và phụ kiện được làm bằng chai nhựa, lưới đánh cá hay bao tải.

Mỗi sản phẩm đều được gắn mã QR, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của loại nguyên liệu tạo nên nó.

Chị ZHANG NA, Nhà thiết kế thời trang chia sẻ: “Thói quen tiêu dùng của mọi người thực sự rất lãng phí. Tôi mong rằng nhãn hiệu của mình sẽ phần nào giúp thay đổi thói quen mua sắm thời trang của mọi người. Chúng tôi không chống lại việc mua sắm, mà chỉ muốn hạn chế sự phung phí. Chúng tôi hi vọng thông qua những sản phẩm tái chế, mọi người có thể thay đổi thói quen tiêu dùng. Cách tiêu dùng thể hiện giá trị của mỗi người. Và tôi thực sự muốn tạo nên một sự thay đổi ở Trung Quốc.”

Reclothing Bank được thành lập năm 2010, và hiện đã trở thành một thương hiệu thời trang lớn ở Thượng Hải.

Chị BAO YANG, Khách hàng chia sẻ: “Tôi đã nghe nói đây là nhãn hiệu thời trang được làm từ các nguyên liệu đặc biệt như lưới đánh cá hay vỏ sò. Nhưng khi chạm tay vào những chất liệu này, tôi thực sự ngạc nhiên bởi độ mềm mại của chúng. Không như tôi đã tưởng tượng.”

Theo thống kê của quỹ Ellen MacArthur, rác thải dệt may đang trở thành vấn đề đáng báo động khi chỉ có 12% trong số này được tái chế trên toàn cầu. Đáng lo ngại hơn, khi chỉ có 1% trong số rác thải dệt may được tái chế thành quần áo mới, trong khi số còn lại được sử dụng để làm vật liệu cách nhiệt hoặc nhồi đệm.

Do đó, thời trang “xanh” được phát triển từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và “rác thải” đang trở thành xu thế phát triển của ngành thời trang thế giới. Để thực hiện điều này sự nỗ lực của doanh nghiệp là không thể thiếu nhưng rất cần sự định hướng của các cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Mỹ triển khai thêm một tàu sân bay tới Trung Đông

Mỹ triển khai thêm một tàu sân bay tới Trung Đông

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây thông báo triển khai thêm một tàu sân bay từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tới Trung Đông. Động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực, răn đe các hành động gây hấn, và bảo vệ dòng chảy thương mại.

Quốc tế đẩy mạnh cứu trợ tại Myanmar

Quốc tế đẩy mạnh cứu trợ tại Myanmar

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Sau trận động đất nghiêm trọng, Myanmar đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế. Các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải do phải tiếp nhận số lượng lớn nạn nhân bị thương.Để hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cứu trợ.

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 03/04/2025

(ANTV) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 “đại dự án” Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam.Trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ. Báo kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Chống lãng phí - cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.

EC công bố chiến lược mới bảo vệ an ninh nội địa

EC công bố chiến lược mới bảo vệ an ninh nội địa

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên "ProtectEU" nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong "kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh", tiếp nối Sách Trắng về quốc phòng châu Âu và Chiến lược ứng phó của EU. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường khả năng bảo vệ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.

Vận hành, thông suốt hoạt động ở cơ sở cai nghiện ma túy

Vận hành, thông suốt hoạt động ở cơ sở cai nghiện ma túy

Xã hội 03/04/2025

(ANTV) - Ghi nhận thực tế công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực sau một tháng lực lượng công an tiếp nhận nhiệm vụ. Tại tỉnh Điện Biên, mọi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện đều diễn ra thông suốt, duy trì ổn định và hiệu quả, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương mà còn nâng cao hiệu quả, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.

Động đất tại Myanmar: Công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn

Động đất tại Myanmar: Công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Thiệt hại của thảm họa động đất tại Myanmar vẫn hết sức nặng nề. Đến nay, 5 ngày sau trận động đất, thủ đô Naypyidaw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu nước sạch, thiếu thốn các nhu yếu phẩm thiết yếu và sự chăm sóc về y tế. Mãi đến tối 2/4, Naypyidaw mới có điện trở lại. Tuy nhiên, cái nóng gay gắt, đỉnh điểm có thể tới 40-41 độ C, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, trong khi xung đột tại một số khu vực là thách thức lớn, gây cản trở cho việc vận chuyển hàng nhân đạo.

Nỗ lực vượt khó thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế

Nỗ lực vượt khó thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Kể từ khi đặt chân đến Myanmar, đoàn cứu hộ của Việt Nam, trong đó có 26 chiến sĩ của Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế, với quyết tâm giúp bạn như giúp mình. Ngày thứ 3 có mặt tại thủ đô Nây pi tô, trong điều kiện oi bức với nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và đưa ra ngoài. Trong ngày 2/4, quá trình đưa các nạn nhân ra ngoài gặp nhiều tình huống khó khăn.

Khám xét diện rộng đường dây khai thác vàng trái phép

Khám xét diện rộng đường dây khai thác vàng trái phép

Pháp luật 03/04/2025

(ANTV) - Đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua, tàng trữ vật liệu nổ để khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa bị lực lượng công an triệt phá. Hiện có 47 đối tượng liên quan đến các hành vi trên bị bắt giữ.

Xem thêm