Chủ Nhật, 06/10/2024 09:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9: Chấm dứt phân biệt chủng tộc. Xây dựng hòa bình

(ANTV) - Martin Luther King Jr. là mục sư nổi tiếng thế giới và là nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc được nhiều người biết đến. Năm 1963, ông từng có bài diễn thuyết nổi tiếng khắp nước Mỹ và thế giới, trong đó ông đề cập đến “giấc mơ” về một xã hội công bằng và mọi người đều được đối xử bình đẳng, “ở đó những đứa trẻ da màu và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay như anh em một nhà”. Nhiều năm đã trôi qua, những giấc mơ ấy dường như vẫn còn xa vời. Phân biệt chủng tộc vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối tại nhiều nơi trên thế giới.

Ngày 21/8 vừa qua, cảnh sát Oakland, bang California, Mỹ đã tìm thấy một phụ nữ gốc Á với nhiều vết thương do súng bắn. Bà được đưa đến bệnh viện nhưng qua đời. Nạn nhân sau đó được xác định là nha sĩ Lili Xu, 60 tuổi, bị bắn chết trong vụ cướp có chủ đích.

Sau vụ việc, cộng đồng người gốc Á đã biểu tình bên ngoài Tòa thị chính Oakland, chia sẻ cảm giác thất vọng và sợ hãi của họ. Họ không thể chấp nhận được và không thể tin được rằng tài sản mà họ vất vả kiếm được, tất cả nỗ lực đặt vào công việc để nuôi gia đình, để chăm sóc gia đình lại bị cướp đi.

Bà Nikki Fortunato Bas, Chủ tịch hội đồng thành phố Oakland cho biết: Việc này không phải chỉ mới xảy ra vài tháng hay vài năm nay. Bạo lực nhằm vào cộng đồng người gốc Á đã xảy ra trong hàng thập niên và nó cần phải dừng lại.

Còn nhớ hồi tháng 3/2021, cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng từng phẫn nộ vì vụ một thanh niên 21 tuổi xả súng tại 3 tiệm massage ở Atlanta, khiến 8 người, chủ yếu là phụ nữ gốc Á, thiệt mạng. Bạo lực nhằm vào người gốc Á không phải là chuyện hiếm, song kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, những vụ kỳ thị, tấn công người gốc Á tăng lên đáng kể. Trong 2 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ (từ 19/3/2020-31/3/2022), tổ chức phi lợi nhuận Stop AAPI Hate đã ghi nhận gần 11.500 vụ việc thù hận nhằm vào cộng đồng người gốc Á.

Cũng tại Mỹ, cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vì bị một cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết hồi tháng 5/2020 từng thổi bùng cơn giận giữ của cộng đồng người Mỹ gốc Phi, làn sóng tuần hành hưởng ứng phong trào “Black Lives Matter” (Quyền được sống của người da màu) đã lan rộng khắp xứ cờ hoa.

Người ủng hộ phong trào Black Lives Matter bày tỏ: Xã hội này cần phải hiểu rằng không thể để một người bị sát hại chỉ vì sự khác biệt về màu da. Những vụ việc này thật đau lòng và mở ra vết thương cũ về phân biệt chủng tộc.

Bà Alicia Garza, Nhà đồng sáng lập phong trào Black Lives Matter cho biết: Chúng tôi bị đối xử quá cực đoan, đi quá xa giới hạn của những gì có thể xảy ra. Và bây giờ, với vô số cái chết của người da màu, thông điệp thực sự có ý nghĩa. Quan điểm xã hội thay đổi, phong trào mang màu sắc mới khi nhìn vào thành phần tham gia các cuộc biểu tình. Chưa bao giờ nhiều người da trắng - đặc biệt là những người trẻ tuổi - tham gia “cơn thịnh nộ” của người da màu đến vậy. Bên cạnh đó là 1 số chính quyền địa phương, giới thể thao, doanh nghiệp… cũng sẵn sàng hơn trong việc bày tỏ lập trường.

Phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng của nước Mỹ hay của người da trắng nói chung, mà là của cả thế giới. Tại nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ, những người gốc Phi phải sống trong tình cảnh nghèo đói và phải đối mặt với những rào cản nghiêm trọng trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm, cũng như tham gia hoạt động chính trị và các quyền cơ bản khác của con người.

Nạn phân biệt chủng tộc cực đoan dựa trên tư tưởng thúc đẩy chủ nghĩa dân túy, phân biệt đối xử và đề cao chủ nghĩa thượng đẳng da trắng đang bùng phát tại nhiều nơi tại châu Âu, kéo theo “làn sóng” bài ngoại chủ yếu nhằm vào những người di cư và tị nạn, người Hồi giáo hay người Do Thái. Phân biệt chủng tộc còn xuất hiện ngay trong lòng châu Phi hay châu Á khi không thiếu những dân tộc tỏ ra “kẻ cả”, xem thường những dân tộc khác.

Phân biệt chủng tộc kéo theo những hệ lụy bất ổn xã hội, cản trở nhân loại tiến tới xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở sự thừa nhận về hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc là chưa đủ, thế giới cần có công cụ và khả năng chống lại loại “virus” nguy hiểm này ở bất cứ nơi nào nó xảy ra, dù dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngày 11/7/2021, trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2020, ba cầu thủ da màu của đội tuyển Anh là Marcus Rashford, Jadon Sancho và Bukayo Saka đều không thành công ở loạt sút luân lưu quyết định, dẫn tới thất bại của Anh trước Italia. Ngay sau trận đấu, 3 cầu thủ trên trở thành mục tiêu phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội. Cảnh sát Anh đã mở cuộc điều tra về hành vi thù ghét, bắt giữ nhiều đối tượng.

Động thái trên đã phần nào cho thấy những nỗ lực của chính phủ Anh trong việc phát hiện, truy bắt và xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi phân biệt chủng tộc. Trước đó, hồi tháng 5/2021, chính phủ Anh đã công bố kế hoạch về một đạo luật mới có thể cho phép các cơ quan chức năng phạt các công ty truyền thông xã hội tới 10% doanh thu nếu không ngăn chặn được các hành vi thù hận liên quan tới phân biệt chủng tộc trên các nền tảng mạng xã hội.

Báo cáo năm 2021 của Cao ủy LHQ về nhân quyền Mary Robinson đã khẳng định sự tồn tại dai dẳng một cách có hệ thống của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và nhấn mạnh sự cấp thiết phải cải cách các thể chế, luật pháp, chính sách và thực tiễn phân biệt đối xử để phá vỡ thực trạng này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng từng nhấn mạnh: Trong Liên minh của chúng ta, chế nhạo màu da hay tôn giáo của một người nào đó không phải là tự do ngôn luận mà đó là hành vi phạm tội. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cần cụ thể hóa điều này trong hệ thống luật pháp của mỗi nước.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden năm ngoái đã ký ban hành Đạo luật về tội ác thù hận COVID-19. Đây được đánh giá là hành động quyết liệt của chính quyền ông Biden nhằm bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á trước tình trạng bạo lực kỳ thị.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu quan điểm: Chỉ vài ngày sau vụ xả súng ở Atlanta, tôi và Phó Tổng thống Harris đã có chuyến thăm Atlanta để gặp gỡ cộng đồng người Mỹ gốc Á. Chúng tôi lắng nghe họ chia sẻ về những nỗi đau, nỗi tức giận và sợ hãi. Chúng tôi cũng nghe nhiều người nói rằng, trong năm qua, mỗi sáng họ thức dậy lo lắng cho sự an toàn của bản thân và những người thân yêu. Bị tấn công, chỉ trích, quấy rối, lăng mạ, họ sợ những điều đó diễn ra với mình khi bước chân xuống phố. Thông điệp của tôi tới tất cả những người đang bị tổn thương đó là tôi quan tâm đến họ, quốc hội cũng quan tâm đến họ. Chúng tôi cam kết sẽ ngăn chặn thành kiến và thù hận.

Tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu chống phân biệt chủng tộc, Tổng thống Joe Biden hồi cuối tháng 3 năm nay đã ký ban hành luật quy định hành động tư hình do phân biệt chủng tộc là tội ác hận thù liên bang. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ ban hành luật liên bang chống tư hình do phân biệt chủng tộc.

Chế độ nô lệ ở Mỹ đã lùi xa, nhưng nước Mỹ hiện tại vẫn đang đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi đã sụp đổ cách đây hơn 30 năm, tuy nhiên, con đường để bảo đảm công bằng và bình đẳng cho mọi chủng tộc ở Nam Phi vẫn đối mặt với không ít rào cản. Không quốc gia nào có thể tuyên bố không có tình trạng phân biệt chủng tộc, vì thế đây vẫn là mối quan tâm toàn cầu và cần một nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Từ năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy ngày 21/9 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình nhằm kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí, bước vào thương lượng, đàm phán trong hòa bình; kêu gọi người dân trên toàn thế giới chung tay xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình năm 2022 là “Chấm dứt phân biệt chủng tộc. Xây dựng hòa bình”, kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực để hướng tới một thế giới không còn phân biệt và kỳ thị chủng tộc.

Tổng thư lý LHQ Antonio Guterres cho biết: Chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay nhắc nhở chúng ta rằng phân biệt chủng tộc đầu độc trái tim, trí óc của con người và cản trở nỗ lực tìm kiếm hòa bình của nhân loại. Phân biệt chủng tộc tước đi quyền và phẩm giá của con người. Nó châm ngòi cho sự bất bình bẳng và nghi kị. Nó đẩy con người xa cách nhau, vào thời điểm mà chúng ta cần sát cánh bên nhau để hàn gắn thế giới này.

Thay vì đấu đá lẫn nhau, chúng ta cần đoàn kết để chiến đấu với những kẻ thù thực sự, đó là phân biệt chủng tộc, nghèo đói, xung đột, bạo lực, biến đổi khí hậu, và đại dịch Covid-19. Chúng ta cần thúc đẩy các phong trào bảo vệ quyền con người ở mọi nơi, chúng ta cần dẹp bỏ những ngôn từ thù hận, hãy thấu hiểu và tôn trọng. Hãy cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn!

Khi mà những tư tưởng dân túy cực đoan và chủng tộc thượng đẳng chưa bị xóa bỏ, cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới, nơi mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, cũng như có tiềm năng để đóng góp mang tính xây dựng cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội, sẽ là một chặng đường dài đòi hỏi nhiều nỗ lực chung hơn nữa. Ngày quốc tế Hòa bình năm nay một lần nữa kêu gọi hợp tác khẩn cấp ở mức độ toàn cầu, chung tay đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc, virus nguy hiểm đang gây chia rẽ thế giới nói chung và bào mòn xã hội của từng quốc gia nói riêng./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tổng cục Thuế tháo gỡ vướng mắc cho người nộp thuế 5 tỉnh phía Nam

Tổng cục Thuế tháo gỡ vướng mắc cho người nộp thuế 5 tỉnh phía Nam

Kinh tế 05/10/2024

(ANTV) - Tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp với người nộp thuế 5 địa phương phía Nam, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách thuế.

Hơn 400 gian hàng tham gia trưng bày tại Vietnam Sport Show 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia trưng bày tại Vietnam Sport Show 2024

Kinh tế 05/10/2024

(ANTV) - Hơn 400 gian hàng của 300 doanh nghiệp đến từ 12 quốc gia, vùng lãnh thổ, quy tụ tại Triển lãm quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam - Vietnam Sport Show 2024. Đây là một thời điểm và không gian lý tưởng để các thương hiệu du lịch, thể thao, giải trí quốc tế ra mắt tại thị trường Việt Nam và cũng là cầu nối đưa thương hiệu Việt Nam vươn ra quốc tế.

Hỗ trợ trẻ em vùng lũ trở lại trường học

Hỗ trợ trẻ em vùng lũ trở lại trường học

Xã hội 05/10/2024

(ANTV) - Nhằm hỗ trợ những trẻ em làng Nủ và trẻ em vùng lũ nói chung, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Báo Thanh Niên và "Quỹ Niềm tin vàng" ra mắt dự án "Nối vòng tay ấm". Dự án này không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp sức cho các em tại vùng thiên tai trở lại trường học và giúp người dân nhanh chóng tái thiết cuộc sống.

Triệt xóa nhóm đối tượng “rửa tiền”, lừa đảo đầu tư tiền ảo

Triệt xóa nhóm đối tượng “rửa tiền”, lừa đảo đầu tư tiền ảo

Pháp luật 05/10/2024

(ANTV) - Công an huyện Lạng Giang phối hợp với phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Giang) bắt giữ đối tượng Cao Ngọc Trường Anh (sinh năm 1997) và Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1990), cùng trú tỉnh Thái Nguyên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền. Lực lượng chức năng thu giữ 3 điện thoại di động, 1 bộ máy vi tính cùng các tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Mỹ và Anh tấn công nhiều mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen

Mỹ và Anh tấn công nhiều mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen

Thế giới 05/10/2024

(ANTV) - Trên mặt trận Yemen, các máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã thực hiện một loạt cuộc không kích vào các mục tiêu của lực lượng Houthi tại một số thành phố của Yemen, đánh dấu đợt tấn công mới nhất của các lực lượng Mỹ và Anh đáp trả các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ.

Tổng thống J.Biden nhận định về cuộc bầu cử Mỹ

Tổng thống J.Biden nhận định về cuộc bầu cử Mỹ

Thế giới 05/10/2024

(ANTV) - Liên quan tới cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 vốn chỉ còn gần 1 tháng nữa sẽ diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ tin tưởng đây sẽ là cuộc bầu cử công bằng và tự do, nhưng cảnh báo có thể sẽ không diễn ra một cách ôn hòa.

Xem thêm