(ANTV) - Ấn Độ là một trong những nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới, với một số lượng rất lớn quần áo mới được bán ra thị trường mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này đang chứng kiến sự thay đổi khi nhiều người tiêu dùng Ấn Độ có xu hướng mua quần áo đã qua sử dụng để giảm thiểu tác động môi trường, trong khi nhiều hãng thời trang cũng ưu tiên dùng vải có nguồn gốc tự nhiên hay vải cũ tồn kho.
Chị Neha Butt bắt đầu kinh doanh quần áo đã qua sử dụng từ nhiều năm trước trên các trang mạng xã hội. Nhờ xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển rộng khắp nên công việc kinh doanh của chị ngày càng phát đạt. Đến năm 2022, người phụ nữ 33 tuổi này đã có thể mở cửa hàng tại thủ đô New Delhi.
Chị NEHA BUTT – Chủ cửa hàng quần áo cho biết: “Khách hàng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường. Họ sẵn sàng mua quần áo đã qua sử dụng hay hàng tồn kho vì biết rằng điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường.”
Dù ngành may mặc Ấn Độ sản xuất hàng tỷ USD quần áo mới mỗi năm, vẫn có một bộ phận đáng kể người dân ở đây đang chuyển sang mua sắm quần áo “second-hand” để giảm thiểu tác động môi trường. Tại thủ đô New Delhi, ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn quần áo second-hand không chỉ vì giá cả phải chăng mà còn xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường.
Những khu chợ bán quần áo cũ ở thủ đô New Delhi cũng tấp nập người mua. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thì vấn đề môi trường cũng là một trong những lý do chính thúc đẩy nhiều người tìm đến đây để mua sắm.
Chị YUVIKA CHOUDHARY – Người tiêu dùng Ấn Độ chia sẻ chia sẻ: “Tôi thường đến những khu chợ như thế này để mua sắm. Tại đây có rất nhiều mặt hàng, kiểu trang phục để lựa chọn. Dù đây chỉ là một việc làm nhỏ nhưng tôi nghĩ nó cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường.”
Xu hướng này phản ánh nhận thức ngày càng tăng của người dân Ấn Độ về tác động môi trường từ ngành công nghiệp thời trang. Nhiều nhà thiết kế thời trang hay nhãn hàng quần áo ở Ấn Độ cũng không nằm ngoài xu hướng thời trang “xanh”. Được thành lập từ năm 2012, Doodlage là thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh quần áo, túi xách may từ những khúc vải có lỗi và bị các nhà máy loại bỏ.
Chị KRITI TULA – Nhà sáng lập thương hiệu Doodlage chia sẻ: “Chúng tôi tái sử dụng vải bị lỗi hoặc vải trong quần áo cũ để may thành trang phục mới, giúp tạo ra vòng đời mới cho vải. Chúng tôi cải tiến quy trình tái chế, để giúp tiết kiệm năng lượng và nước.”
Ban đầu, chị Kriti Tula lo ngại rằng người tiêu dùng không đón nhận những sản phẩm từ nguyên liệu được tận dụng hay tái chế. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhờ sự ủng hộ của khách hàng mà thương hiệu Doodlage ngày càng phát triển và đang tạo việc làm cho nhiều người. Chị Kriti Tula cũng cho rằng nhận thức về tính bền vững đã tăng lên đáng kể sau một thập kỷ và tầm quan trọng của việc tái sử dụng các sản phẩm hiện có.
Chị KRITI TULA – Nhà sáng lập thương hiệu Doodlage chia sẻ: “Sau ngần ấy năm, đất nước chúng tôi vẫn không có hệ thống thu gom quần áo. Không có thùng đựng quần áo để cho đi, không có sự phân loại quần áo thải loại. Đó giải thích cho lý do tại sao tất cả những thứ này hiện đang đổ ra đường thủy và bãi rác là vì không có cách nào để thu gom lại. Ấn Độ là quốc gia thứ 3 trên thế giới tiêu thụ thời trang, vì vậy vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Ý tưởng tái chế là cải tiến vật liệu, bạn đang tạo thêm giá trị cho thế giới này”.
Ngoài ra, hiện nay, một số thương hiệu thời trang Ấn Độ cũng đang sử dụng các loại vải tự nhiên sản xuất từ sợi của thân và vỏ cây chuối hay lá cây khóm. Ưu điểm của các loại vải này là có thể phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường hy vọng những thay đổi nói trên từ người tiêu dùng và cả những thương hiệu thời trang sẽ giúp lan tỏa lối sống xanh đến ngày càng nhiều cộng đồng và doanh nghiệp ở Ấn Độ, từ đó dần dần hạn chế tác động của ngành thời trang đến môi trường.
Bà SWATI SAMBYAL – Chuyên gia về kinh tế tuần hoàn cho biết: “Tôi nghĩ khi nói đến tiêu dùng có ý thức thì đó là một cấp độ cao. Nó nằm trên ranh giới của thời trang nhanh so với mua sắm tiết kiệm. Tất nhiên, mua sắm tiết kiệm có nhiều ưu điểm hơn, nhưng nó phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng. Cần có phương thức tuyên truyền để nhiều người dân hiểu thêm về việc tiêu dùng xanh và nhận thức của người tiêu dùng về các cửa hàng tiết kiệm”
Thị trường thời trang bền vững tại Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng, các sáng kiến của chính phủ và sự sẵn có của các vật liệu bền vững. Với dân số đông đảo và di sản dệt may phong phú, Ấn Độ có tiềm năng lớn để phát triển thị trường thời trang bền vững. Nhiều chuyên gia nhận định, các kỹ thuật thủ công truyền thống, dệt và dệt may của đất nước này có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững phục vụ cả người tiêu dùng trong nước và toàn cầu.
Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành thời trang Ấn Độ là ngành xuất khẩu may mặc lớn thứ 5 thế giới với kim ngạch 15 tỷ USD năm 2023 và tạo việc làm cho 45 triệu người. Con số này cho thấy tầm quan trọng của ngành may mặc với nền kinh tế Ấn Độ.
(ANTV) - Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 6/12 đến 9/12/2024 tại Nhà thi đấu đa năng 5 nghìn chỗ thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long.
(ANTV) - Không còn tập trung trong các quán bar trá hình, các điểm tụ tập đông người để “bay, lắc”, các đối tượng sử dụng ma túy đã di chuyển đến các địa điểm “kín đáo” hơn như: quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn và cả những phòng trọ để làm “bãi đáp”.
(ANTV) - Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đã đồng ý trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu cho đến tháng 4/2025, thay vì tháng 1/2025 như dự kiến ban đầu.
(ANTV) - Cuộc đàm phán hiệp ước chống ô nhiễm rác nhựa của Liên hợp quốc (LHQ) ở Hàn Quốc mới đây đã rơi vào bế tắc sau khi các cường quốc dầu mỏ, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út và Nga, phản đối đề xuất giới hạn sản lượng nhựa mới.
(ANTV) - Với việc “phù phép” giấy tờ đất đai, một bị cáo trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại với số tiền hàng trăm triệu đồng mỗi lần. Ngày 5/12, Toà án nhân dân TP Đà Nẵng vừa đưa ra xét xử bị cáo Lê Thị Sâm (57 tuổi) trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(ANTV) - Tại khu vực bản Bó Sập, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vừa đã phá thành công chuyên án ma túy, bắt giữ đối tượng Vì Văn Tiến cùng số lượng lớn ma túy.
(ANTV) - Ngày 5/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Lập, trú tại huyện Sông Lô về tội chống người thi hành công vụ.
(ANTV) - Tối 05/12, tại thành phố ngàn hoa, chương trình khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X đã diễn ra hoành tráng với những màn nghệ thuật đặc sắc, sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và ánh sáng, lịch sử truyền thống và sáng tạo hiện đại. Công an tỉnh Lâm Đồng đã triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các khu vực diễn ra lễ hội.
(ANTV) - Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra ngày 05/12 giữa lực lượng Chính phủ Syria và phiến quân Hồi giáo quanh thành phố Hama - miền Trung Syria.
(ANTV) - Viện Pasteur TP.HCM vừa tổ chức hội nghị với 20 tỉnh, thành phố về tình hình bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam. Qua đó ghi nhận bệnh sởi vẫn diễn biến phức tạp, mặc dù đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng số ca sởi tại nhiều địa phương đang gia tăng rất nhanh.