Thứ Bảy, 18/05/2024 23:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Cảnh giác với mánh lừa đảo “chạy trường” trước mùa thi

Kẻ “chạy trường” không nghề nghiệp

Ngày 20-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Huỳnh Quang Phong (55 tuổi, trú tại ngõ 1150 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa; chỗ ở: 145 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hành vi nhận “chạy” vào các trường Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan điều tra cho biết, mặc dù là đối tượng không nghề nghiệp nhưng Phong tự giới thiệu là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty xây dựng 69 Hà Nội, khoe có nhiều mối quan hệ có khả năng “chạy” vào các trường Công an để lừa đảo những người nhẹ dạ.

Chị Cao Thị Hằng (ở Diễn Châu, Nghệ An), một bị hại của Huỳnh Quang Phong cho biết, chị có người quen là anh Võ Duy Hân (SN 1994), năm 2014 đăng ký và thi tuyển tại Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng không đủ điểm để vào học tại các trường CAND như đã đăng ký. Thấy chị Hằng kể chuyện muốn xin cho Hân vào Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI tại Hưng Yên, Phong “nổ” rằng anh ta có quan hệ với rất nhiều “VIP”, có khả năng xin cho các trường hợp vào học tại các trường trung cấp CAND mà không phải qua thi tuyển với giá 400 triệu đồng. Phong hứa sẽ “chạy” cho anh Hân vào học trước tháng 11-2014.

Đối tượng Huỳnh Quang Phong và giấy biên nhận tiền để “chạy” trường, lừa đảo

Theo thỏa thuận, chị Hằng đã chuyển cho Phong số tiền 400 triệu đồng làm 3 đợt. Phong viết giấy biên nhận tiền, nội dung cam đoan sẽ xin cho anh Hân vào học tại trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân, nếu không “sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Thấy Phong viết cam kết rõ ràng, ghi cả CMND, lại có cả người chứng kiến cùng ký tên vào tờ giấy nhận tiền, chị Hằng rất tin tưởng rằng Phong có quan hệ để xin học cho anh Hân thật.

Đến tháng 11-2014, không thấy anh Hân được đi học, chị Hằng liên hệ thì Phong trả lời trường hợp của anh Hân phải đợi đến đợt tuyển sau vào tháng 12. Tuy nhiên hết năm 2014, sang năm 2015 mà anh Hân vẫn không có giấy báo nhập học, chị Hằng đề nghị anh ta trả lại tiền nhưng Phong tìm cách khất lần, đưa ra các lý do và hứa hẹn sẽ giúp anh Hân “trúng tuyển” vào các đợt tuyển sinh sau. Nhưng 2 mùa tuyển sinh đã qua mà anh Hân vẫn không được đi học. Còn Phong thì trốn tránh,  không trả lại tiền cho chị Hằng.
Ngoài trường hợp chị Hằng, Cơ quan điều tra còn làm rõ, năm 2014, Huỳnh Quang Phong còn thỏa thuận với anh Nguyễn Hoàng Quang (ở quận Tây Hồ, Hà Nội) xin cho người quen của anh Quang là anh Trần Đức Thịnh (ở Diễn Châu, Nghệ An) vào trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang ở Xuân Mai, Hà Nội với giá 380 triệu đồng. Anh Quang đã chuyển cho Phong 230 triệu đồng. Số tiền còn lại, anh Quang và Phong thỏa thuận khi nào anh Thịnh được nhập học sẽ chuyển nốt. Thế nhưng cho đến nay, anh Thịnh vẫn không được đi học như cam kết của Phong.

Ngày 6-5-2016, sau khi thu thập các tài liệu, chứng cứ về hành vi lừa đảo “chạy trường” trên, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Huỳnh Quang Phong về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng bằng giấy tờ giả

Những năm gần đây, trước nhu cầu của người dân muốn xin cho con em vào học tại các trường Công an nhân dân, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Đầu năm 2016, Công an TP Hà Nội cũng đã khám phá ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng  bằng thủ đoạn nhận “chạy” vào các trường Công an, sau đó làm giả giấy báo nhập học để đánh lừa nạn nhân. Đối tượng chính trong vụ án là Nguyễn Văn Điệp (32 tuổi, quê Phú Thọ) khai nhận do thấy top các trường CAND quá “hot”, nhiều người có nguyện vọng “chạy chọt” cho con em vào học nên Điệp đã lập kế hoạch lừa đảo. Điệp rêu rao có khả năng “chạy” vào các đơn vị và trường thuộc ngành Công an với chi phí từ 200-300 triệu đồng/suất, yêu cầu nộp trước 100 triệu đồng tiền đặt cọc cùng hồ sơ, sau 1 tháng có giấy báo nhập học mới thanh toán nốt tiền.

Đầu năm 2015, trước mùa tuyển sinh đại học, thấy chương trình “trúng tuyển” vào các trường Công an mà Điệp đưa ra quá hấp dẫn nên 2 người quen của Điệp là chị Hà và chị Huyền (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã đứng ra “gom” hồ sơ của hàng chục người có nhu cầu “chạy” trường, sau đó chuyển cho Điệp với tổng số tiền khoảng gần 11 tỷ đồng.

Sau khi nhận tiền, Nguyễn Văn Điệp đã mang hồ sơ của những thí sinh muốn trúng tuyển bằng con đường chạy chọt đến cửa hàng photocopy của Lê Văn Quân (SN 1986, quê Phú Thọ, ở phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội) bàn bạc cách làm giấy báo trúng tuyển giả. Quân lên mạng Internet tìm các mẫu quyết định tiếp nhận cán bộ, giấy  báo nhập học của các trường Công an, sau đó căn cứ vào hồ sơ của nạn nhân để làm quyết định, giấy báo nhập học giả đưa cho thí sinh để lấy nốt số tiền “chạy trường” theo thỏa thuận.

Để người bị hại tin là việc trúng tuyển có thật, Nguyễn Văn Điệp còn dùng sim “rác” gọi điện cho các thí sinh, giả làm thầy giáo và cán bộ tổ chức để hướng dẫn thí sinh mang giấy báo nhập học đến làm thủ tục. Điệp hẹn đến gần khu vực các trường Công an, yêu cầu đưa giấy báo để giúp thí sinh làm thủ tục nhập trường cho nhanh nhằm mục đích hủy tài liệu, che giấu hành vi phạm tội.

Cơ quan Công an đọc lệnh bắt giữ các đối tượng làm giả giấy tờ, lừa đảo “chạy trường”

Cũng trong đầu năm 2015, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI - cơ sở 2 (đóng tại Long Thành, Đồng Nai) đã phát hiện một số trường hợp tung tin thông báo tuyển sinh vào trường, sau đó làm giả các mẫu giấy quyết định nhập học có chữ ký và con dấu giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân tại nhiều địa phương.

Cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến vụ lừa đảo như bản gốc, bản photo quyết định học viên trúng tuyển vào trường Trung cấp CSND VI năm học 2014-2015, bìa hồ sơ tuyển dụng. Theo đó, đã có hàng trăm trường hợp bị lừa đảo ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Bình, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh... Đáng lưu ý, các quyết định giả này không có dấu quốc huy, thậm chí ghi sai tên lãnh đạo nhà trường nhưng nạn nhân vì quá phấn khởi “trúng tuyển” nên đã  không nhận ra.

Mới đây nhất, ngày 4-3-2016, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trương Minh Sĩ (42 tuổi, ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh” 14 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nhận “chạy” vào các trường Công an, chiếm đoạt trên 600 triệu đồng.

Theo cáo trạng, từ tháng 4 đến tháng 9-2014, Sĩ đi các nơi, mạo nhận là cháu ruột một lãnh đạo của Bộ Công an, có khả năng “chạy” biên chế hoặc học các trường cao đẳng, trung cấp cảnh sát nếu thi trượt Đại học Cảnh sát. Tin tưởng ở Sĩ, anh Lê Đăng Xuân ở TP Hồ Chí Minh đã nhờ Sĩ “chạy” cho 4 trường hợp vừa thi trượt Đại học Cảnh sát vào học các trường trung cấp của ngành Công an. Sĩ viết giấy nhận tiền và cam kết đến tháng 9-2014, các thí sinh sẽ được nhập trường, sau đó “ôm” tiền về Bình Dương tiêu xài hết.

Cảnh giác trước những lời hứa “chạy trường”

Qua tìm hiểu những người bị hại trong các vụ lừa đảo “chạy” trường, được biết sở dĩ nhiều phụ huynh bằng mọi cách chạy chọt cho con em vào học tại các trường Công an vì hi vọng sau này ra trường sẽ có việc làm ngay, lương cao. Chính vì tâm lý “sính” các trường Công an của một bộ phận người dân nên các đối tượng xấu đã lợi dụng, hoạt động lừa đảo.

Thủ đoạn của các đối tượng là mạo danh là công an, mạo danh là người nhà các cán bộ, lãnh đạo trong lực lượng công an, hoặc mạo nhận có mối quan hệ rộng, có khả năng “chạy” xin việc, “chạy trường” công an với mức chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng/suất. Sau khi nhận tiền, đối tượng lừa đảo tìm cách kéo dài thời gian để trốn tránh cam kết, hoặc làm giấy tờ giả lừa nạn nhân.

Theo một nạn nhân của việc “chạy trường” cho biết, gần đây xuất hiện việc đối tượng nhận “chạy” cho  nhiều người với số tiền cực lớn. Đến hẹn, nạn nhân không được đi học như cam kết nên đòi lại tiền thì đối tượng tìm nhiều lý do trì hoãn, hoặc chỉ trả nhỏ giọt để đối phó. Nạn nhân vì muốn đòi được tiền nên đã không trình báo Cơ quan Công an, cố gắng theo đuổi để lấy tiền. Việc trì hoãn, trả tiền nhỏ giọt của đối tượng giống như hình thức chiếm dụng vốn nhằm đối phó với cơ quan pháp luật.

Theo Cơ quan Công an, chuẩn bị đến mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng là thời điểm các đối tượng lừa đảo “chạy trường” lợi dụng hoạt động. Việc tuyển dụng, tuyển sinh vào các trường đều được thực hiện công khai, minh bạch. Người dân cần đến trực tiếp các trường, hoặc vào website của trường để tìm hiểu thông tin. Việc hứa hẹn “chạy chọt” vào các trường mà không qua thi tuyển, không đúng sức học của thí sinh đều là lừa đảo. Vì vậy phụ huynh cần tỉnh táo để không rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đề nghị, những ai là bị hại của Huỳnh Quang Phong, liên hệ điều tra viên Tạ Biên Cương – Đội 10 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội để trình báo và giải quyết. Địa chỉ: Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội, 40B Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0986603818.

Theo Công an nhân dân

http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Canh-giac-voi-manh-lua-dao-chay-truong-truoc-mua-thi-393855/

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

(ANTV) - Công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới tích cực. Trung tá Đào Thị Hạnh Ngàn – Giám đốc Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã chia sẻ về nội dung này với phóng viên Phát thanh CAND, Cục Truyền thông CAND.

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

(ANTV) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, đánh nhau thậm chí gây rối trật tự công cộng, trong số những thanh thiếu niên này có cả học sinh. Nguyên nhân gia tăng tình trạng các thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng là do thiếu sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục con em.

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm