Thứ Sáu, 03/05/2024 16:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội liệu có khả thi?

Phương tiện mà đề án này hướng tới chủ yếu là ô tô và phạm vi thu phí ô tô là khu vực trong vành đai 3, phương tiện ngoài vành đai đi vào nội thành sẽ bị thu phí

Theo Sở GTVT Hà Nội, đây là giải pháp kinh tế nhằm hạn chế phương tiện cá nhân đi vào khu vực nội đô, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Đề án sẽ nghiên cứu dựa trên hiện trạng mạng lưới đường, đáp ứng giao thông công cộng, điểm đỗ xe cũng như đặc điểm đi lại của người tham gia giao thông. Phỏng vấn 150 lái xe ô tô cá nhân và 350 hành khách nhằm xác định các điểm đi lại, nhận xét của người dân về dịch vụ thu phí. Dự toán kinh phí hết gần 500 triệu đồng. Nếu được thông qua dự toán, đề án dự kiến sẽ được hoàn thiện trong 3 tháng và trình HĐND thành phố vào cuối năm nay.

Liệu đề án này có thực sự khả thi ở thành phố có mật độ giao thông bậc nhất cả nước? Thu phí liệu có giảm được phương tiện ô tô cá nhân và giảm ùn tắc giao thông? Và nếu đề án có hiệu lực và đưa vào thực hiện liệu có ảnh hưởng gì đến lái xe, hành khách và chủ các phương tiện tham gia giao thông? Anh Nguyễn Anh Tuấn – một lái xe công nghệ ở Hà Nội tỏ ra khá quan ngại về đề án này: "Đề án này chưa chắc đã được người dân đồng thuận đâu. Nhà nước phải có những phương án, nếu để giảm ùn tắc giao thông phải xây dựng những con đường, mở rộng các tuyến đường thì đấy mới là phương án khả thi. Bây giờ xe cộ càng ngày càng phát triển, bảo đi thu phí người dân đồng thuận thì không sao, không đồng thuận thì cũng khó thực hiện. Chỉ có mỗi giải pháp giảm ùn tắc giao thông là mở rộng các tuyến đường, tuyến phố"

Hà Nội quá tải ô tô (Ảnh: Vietnamnet)

Trước khi Sở GTVT đưa ra đề án thu phí ô tô vào nội đô, một số nước trên thế giới như Singapore, Anh đã thực hiện thành công việc thu phí này và được đánh giá cao. Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, các nước thực hiện thành công việc thu phí ôtô vào nội đô vì họ giải quyết tốt vấn đề giao thông công cộng, phương tiện công cộng phải đáp ứng khoảng 50 đến 60% nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay ở Hà Nội, phương tiện công cộng mới đáp ứng trên 10%.

Ông Nguyễn Huy Đàm, một người dân sống ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đồng tình với đề án trên của Sở GTVT. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra băn khoăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và phương tiện công cộng hiện nay liệu có thực sự khả thi: "Đây là một chủ trương đúng. Nhưng làm cái đề xuất gì cũng phải tham khảo ý kiến người dân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lĩnh vực này để người ta tìm hiểu. Còn về chủ trương này đúng thì người dân thực hiên các phương tiện thấy đúng thì người ta cho thu phí thôi. Nhưng để hạn chế thu phí, người ta không muốn cho xe vào thành phố thì người ta để xe ngoài vành đai 3 thì có địa điểm cho người ta đỗ xe không, để người ta đi phương tiện công cộng vào nội thành. Cái đó đã làm chưa? Tất cả hạ tầng cơ sở phải đầy đủ đã thì mới làm được chứ. Đề xuất này Sở GTVT cũng phải nghiên cứu, làm đầy đủ các bước đã, xong rồi mới đến lộ trình thu được, thu 1 năm 2 năm hay 6 tháng thì phải tiến hành".

Trong trường hợp, Hà Nội tiến hành thu phí ô tô vào nội đô, người dân sẽ

Theo thống kê, giai đoạn 2011-2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 500 nghìn ôtô, chưa tính số ôtô vãng lai và xe của lực lượng công an, quân đội.

Dự báo với tốc độ tăng trưởng ô tô là 10,2%/ năm như hiện nay thì đến năm 2020, Hà Nội sẽ có hơn 843.000 ô tô, năm 2030 số ô tô là hơn 1,9 triệu xe.

Qua khảo sát, hiện Hà Nội có 27 điểm ùn tắc giao thông; riêng khu vực vành đai 3 hiện chiếm hơn 80% số điểm ùn tắc.

sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển để thay thế xe ô tô và đỡ phải nộp phí. Giảm xe ô tô trong khu vực nội thành xong cũng dễ dẫn đến bùng phát xe máy lưu thông. Trong khi đó Hà Nội còn có dự kiến sẽ hạn chế xe máy lưu thông tại một số tuyến đường. Và một câu hỏi cũng được dư luận đặt ra, nếu thu phí xe ô tô vào nội đô thì phí đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Hệ thống phương tiện có được đầu tư đồng bộ để giảm ùn tắc từ nguồn phí này hay không? Lái xe Nguyễn Anh Tuấn trăn trở: "Nếu người đi nhiều thu thì rất khó chịu. Mà phí thu xong làm gì? Các nhà quản lý tính thu ra thì để làm gì? Không nên thu, mà phiền hà nhân dân hơn".

Cùng chung quan điểm đó, một lái xe taxi bày tỏ: "Tôi thấy phương án đấy không khả thi lắm, tiền thu phí sẽ đi về đâu, sau sẽ mục đích gì?"

Về mức lệ phí thu hiện nay chưa được nêu trong đề cương trình UBND thành phố nhưng Sở GTVT cho biết sẽ dao động với các loại phương tiện khác nhau.  Bác Nguyễn Trung Thành ở quận Hoàng Mai tỏ vẻ chưa đồng thuận với đề án này của Sở GTVT: "Thu ô tô định giá bao nhiêu tiền, vào giờ nào? Giờ chả biết bao nhiêu, cứ nói ào ào, phải có định mức phí thu xe. Mà người dân toàn người lao động, cán bộ công nhân viên, ngày đi làm, tối người ta về thì thu bao nhiêu, bây giờ đi vào trong thành phố 1 vé, ra 1 vé, người lao động là người khổ nhất. Giờ cứ nói thu phí chung chung thì khó lắm".

Như vậy, có thể thấy đề án thu phí ô tô vào nội đô của Sở GTVT thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng, chưa được sự nhất trí cao của người dân. Muốn giảm ùn tắc giao thông phải xuất phát từ gốc rễ vấn đề, đề xuất giải pháp phải gắn với thực tế.

Phương Linh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm