Thứ Hai, 07/07/2025 06:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Sửa đổi Bộ Luật hình sự : hoàn thiện nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững, hội nhập

Mai Hoa

(ANTV) - Trong dòng chảy phát triển của xã hội hiện đại, những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, phức tạp và có xu hướng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp lý để trục lợi. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ Luật hình sự để phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Vậy đâu là những điểm bất cập nổi bật cần sửa đổi? Việc hoàn thiện Bộ Luật hình sự sẽ tác động thế nào đến việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, cũng như lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân? Để làm rõ nội dung này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Thị Thu, đến từ Công ty Luật TNHH MIBI Law, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội.

 Luật sư Lê Thị Thu (bên trái) trao đổi trong chương trình phát sóng trực tiếp

Sự cấp thiết sửa đổi Bộ Luật hình sự - Nhìn từ thực tiễn và chính sách

PV: Thưa luật sư, xin luật sư cho biết: Tại sao việc sửa đổi Bộ luật Hình sự lại trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay?

Luật sư Lê Thị Thu: Theo tôi tính cấp thiết là sự thay đổi đáng kể của tình hình kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện tại so với 8 năm trước đây khi Nhà nước ban hành Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017. Đặc biệt năm 2024, 2025, Việt Nam có sự chuyển mình toàn diện về thể chế trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới, yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế về phòng chống tội phạm và vấn đề nhân quyền, nhưng vẫn phải ngày càng siết chặt, nâng cao tính kỷ cương, nghiêm minh của pháp luật. Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi bổ sung của Bộ luật quan trọng như Bộ luật Hình sự.

Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 150.000 vụ phạm tội các loại, trong đó các tội phạm mới như lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm môi trường ngày càng phức tạp và tinh vi. Số vụ lừa đảo trực tuyến đã tăng hơn 40% chỉ trong năm 2024. Đối với các hành vi phạm tội về môi trường, mức phạt tiền hiện tại còn thấp, chưa đủ tính răn đe. Chẳng hạn, mức phạt tiền cho hành vi xả chất thải nguy hại chỉ từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, trong khi tại Singapore, mức phạt có thể lên đến 2 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình với một số tội danh, trong khi hơn 104 quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hình phạt này. Đây cũng là nội dung đang được xem xét điều chỉnh trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Hoàn thiện Luật để răn đe và phòng ngừa hiệu quả hơn

Luật sư Lê Thị Thu, Công ty Luật TNHH MIBI Law, Đoàn Luật sư Hà Nội.

PV: Thưa luật sư, trong tài liệu dự thảo, có đề cập đến việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Bà có thể giải thích cụ thể hơn về chủ trương này không?

LS Lê Thị Thu: Dự thảo Bộ luật quy định bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm: Tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Tội “Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh”; Tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”; Tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược”; Tội gián điệp; Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ. Việc bỏ hình phạt này dựa trên các căn cứ sau đây: Thứ nhất, thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 13936-CV/VPTW theo hướng tiếp tục thu hẹp hình phạt tử hình và khắc phục những bất cập trong quy trình, thủ tục thực hiện; Thứ hai, nhằm đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu tránh oan, sai trong tố tụng hình sự; Thứ ba, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự; Thứ tư, thực tiễn cho thấy, một số tội quy định hình phạt tử hình, nhưng thực tế chưa bao giờ áp dụng hình phạt tử hình…Bên cạnh đó, dự thảo Bộ luật cũng sửa đổi một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình như: bổ sung quy định về việc Tòa án có thể tuyên hoãn thi hành án tử hình 02 năm…; bổ sung trường hợp không thi hành án tử hình đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, người nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS…

Để hiểu rõ hơn những điểm mới của Bộ luật Hình sự (sửa đổi), mời quý vị và các bạn theo dõi đầy đủ phần chia sẻ của Luật sư Lê Thị Thu, Công ty Luật TNHH MIBI Law, Đoàn Luật sư Hà Nội./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đi về nơi gian khó

Đi về nơi gian khó

(ANTV) - Kế hoạch số 314 ngày 26/7/2021 về điều động cán bộ đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Bộ về công an các xã biên giới trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự là một kế hoạch “ đặc biệt” đánh dấu sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành động của lớp cán bộ trẻ. Đó là sự cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 12 của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị số 11 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là sự kế thừa và tiếp nối tinh thần nhiệt huyết “lúc dân cần, lúc dân khó có công an”. Tinh thần ấy được thể hiện sinh động không chỉ trong công tác đảm bảo ANTT mà trong cả những tình huống, nhiệm vụ khác vì an sinh xã hội, vì an toàn cuộc sống cho nhân dân.

Hành trình của những mái ấm mới

Hành trình của những mái ấm mới

(ANTV) - Nơi núi rừng Tây Bắc còn nhiều gian khó, vẫn có những bàn tay ấm áp âm thầm sẻ chia. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Cục Truyền thông Công an nhân dân đã và đang đồng hành cùng người dân nghèo vùng Tây Bắc, giúp họ dựng lại mái nhà, vững tin vào ngày mai.

Khám chữa bệnh cho đoàn viên, người lao động trong Công đoàn Công an nhân dân

Khám chữa bệnh cho đoàn viên, người lao động trong Công đoàn Công an nhân dân

(ANTV) - Sáng 21/5, tại Hội trường Công an Thành phố Hà Nội (số 87 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), Cục Công tác Chính trị tổ chức chương trình tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động trong lực lượng, hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” trong Công đoàn Công an nhân dân (CAND) năm 2025.

Sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn

(ANTV) - Trên cơ sở thực tiễn thi hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, đã được sửa đổi năm 2021 cùng với yêu cầu cấp thiết từ công cuộc cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức bộ máy, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) năm 2025 ra đời là một bước tiến quan trọng, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Sửa đổi Bộ Luật hình sự : hoàn thiện nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững, hội nhập

Sửa đổi Bộ Luật hình sự : hoàn thiện nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững, hội nhập

Tiêu điểm ANTT 16/05/2025

(ANTV) - Trong dòng chảy phát triển của xã hội hiện đại, những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, phức tạp và có xu hướng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp lý để trục lợi. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ Luật hình sự để phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Tiêu điểm ANTT 09/05/2025

(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.

Khi bản làng bình yên

Khi bản làng bình yên

(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.

Xem thêm