Thứ Tư, 02/04/2025 07:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa thể thao

Khi người chiến sỹ cầm bút

Nguyễn Huệ

“Mẹ ơi! Con đã về với các chú, các anh
Tạm nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi
Đêm Bến Cầu trời mờ sương khói
Con gối đầu trên cỏ ngắm trăng non
Mẹ ơi, những đồng đội của con
Vẫn trực chốt, vẫn ngày đêm truy vết
Chỉ có con là không còn mỏi mệt
Được  ngủ yên trong một giấc ngủ dài...”

Những dòng thơ viết về Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Phó trưởng CAX Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, hi sinh trong cuộc chiến chống Covid 19 được Trung tá Phạm Thanh Thúy, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị ghi lại trong một đêm nhớ thương về đồng chí, đồng đội. Và cũng chỉ 1 ngày sau khi bài thơ ra đời, Trung tá Phạm Thanh Thúy đã sáng tác 1 bài vọng cổ với nhan đề “Mẹ ơi đừng khóc vì con” trên nền bài thơ “Gửi mẹ”. Ở lĩnh vực thơ, thì chị đã làm quen và sáng tác từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học, nhưng đối với lĩnh vực sáng tác nhạc, thì đây là sáng tác ca cổ đầu tay của chị và cũng là lần đầu tiên chị thử sức ở lĩnh vực ca nhạc. Dù là lần đầu thử sức với lĩnh vực mới mẻ, lại chưa qua trường lớp đào tạo nào, nhưng chị hoàn toàn làm chủ được ca từ lẫn giai điệu. Một phần cũng bởi chị là tiếp xúc, nghe ca cổ từ bé, chị yêu ca cổ đến mức đi bất cứ đâu hay làm bất cứ việc gì chị đều có thể nghe ca cổ. Bởi vậy mà giai điệu ca cổ như ngấm vào máu, vào tâm hồn người con quê hương miền Nam:
Băng: Mình không được qua đào tạo, chủ yếu là do mình thích, giống như khả năng thiên bẩm mình có nên mình cảm nhạc cũng nhanh, giống như tự học hỏi qua mạng. Bài vọng cổ có khuôn nhạc sẵn, chỉ cần viết lời.Mình yêu vọng cổ, nghe từ bé, mỗi ngày, đi đâu lúc nào mình cũng nghe, nghe khắp mọi nơi, rất nhiều người thích giống mình.

Trung tá Phạm Thanh Thúy - Đội trưởng Đội Tuyên truyền - Phòng công tác Đảng và công tác chính trị - Công an tỉnh Tây Ninh

Lựa chọn dòng nhạc ca cổ để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình khi nghĩ về người đồng chí, đồng đội đã hi sinh, Trung tá Phạm Thanh Thúy cho biết: chỉ trong vòng 3 ngày sau khi đồng chí Lê Huỳnh Nhật Minh hi sinh, chị đã viết 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại: báo chí, thơ ca, và sáng tác nhạc: "Ca cổ rất gần với người dân Nam bộ, sau khi viết bài báo, bài thơ để truyền tải đến người đọc về gương hi sinh của đồng chí Lê Huỳnh Nhật Minh, muốn truyền tải thêm cho người dân biết, lựa chọn ca cổ, đây là lần đầu tiên mình viết. Nó hoàn toàn mới, nhưng nhiệm vụ đặt ra là viết sao cho nhiều người dân biết càng nhiều càng tốt".

Ca từ sâu lắng, chân thành, tình cảm của một người con hi sinh gửi đến cha mẹ, gửi đến những người đồng đội đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đã lay động hàng triệu con tim. Cũng không ngạc nhiên khi tác phẩm ca cổ “Mẹ ơi đừng khóc vì con” đã xuất sắc đoạt giải A, cuộc thi sáng tác ca khúc mới về phòng chống Covid: "Khi nghe tin đoạt giải thì mình cũng vui mừng thì cũng lên mạng tìm hiểu, khi tác phẩm đoạt giải thì mình vui lắm, có động lực viết các bài tiếp theo, dự là viết nhiều bài về lực lượng CA nữa, vì cũng chưa có bài xứng tầm, nói được hết về hi sinh của lực lượng CA. Nên mình cũng ôm ấp dự định viết về lực lượng CA nhiều hơn".

  
  

Cảm xúc là thứ làm nên giá trị của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Ở ca khúc “Mẹ ơi đừng khóc vì con” cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Trung tá Phạm Thanh Thúy lại có thể sáng tác ca khúc đầu tay chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Bởi vậy mà dù không phải dân chuyên nghiệp, không phải người trong nghề nhưng tác phẩm của chị vẫn đạt đến độ lay động lòng người: "Giống như viết văn nghệ, viết để cho bạn bè làm kỉ niệm, trong lúc có cảm hứng thì viết chơi chơi, chứ không đi sâu, ko đi chuyên nghiệp. Và cảm xúc đó ko phải tự mình tạo ra được mà do yếu tố khách quan, tác động, khi mình có thông tin về nhân vật nào đấy thì nó tạo cảm xúc cho mình, ko phải mình hay mà nhân vật đó hay, tạo cảm xúc cho mình luôn, bất cứ ai biết đến đồng chí Minh thì đều tạo tình cảm, cho đến giờ nhắc lại thì vẫn cảm thấy xúc động".

Sau này, mặc dù Trung tá Phạm Thanh Thúy cũng có sáng tác 4 ca khúc ca cổ mới về tình yêu quê hương, đất nước trong thời gian chị cách ly 1 tuần khi bị nhiễm Covid 19, nhưng người ta vẫn biết nhiều hơn đến tác phẩm “Mẹ ơi đừng khóc vì con”. Tác phẩm này cũng được biểu diễn ở nhiều sân khấu, và lần đầu tiên, CA tỉnh Tây Ninh đã sử dụng ca khúc này trong cuộc Liên hoan văn nghệ Công – Nông – Binh do UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức mới đây và đã giúp CA tỉnh Tây Ninh xuất sắc đoạt giải Nhất toàn đoàn.

Bài hát ca cổ: "Mẹ ơi đừng khóc vì con", sáng tác lời: Trung tá Phạm Thanh Thúy, do đội văn nghệ CA tỉnh Tây Ninh trình bày.
Bài hát ca cổ: "Mẹ ơi đừng khóc vì con", sáng tác lời: Trung tá Phạm Thanh Thúy, do đội văn nghệ CA tỉnh Tây Ninh trình bày.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm