Thứ Sáu, 09/05/2025 11:12 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Nghị quyết 12 ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Từ thực tiễn chiến đấu đến chương trình hành động

Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới xác định mục tiêu đến năm 2025 một số lực lượng của CAND sẽ tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có Cảnh sát cơ động. Trước đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc cũng đã xác định: Cảnh sát cơ động (CSCĐ) là một trong các lực lượng thuộc Công an nhân dân được ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Vậy, việc thực hiện Nghị quyết 12 ở Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động được tiến hành ra sao? Đơn vị này đã và đang chuẩn bị những điều kiện gì để tiến lên lên đại như mục tiêu và kỳ vọng của Bộ Công an, của Đảng, Chính phủ?

Hoàn thiện thể chế và tính pháp lý của lực lượng cảnh sát cơ động 

Để lực lượng cảnh sát cơ động tiến lên chính quy, hiện đại theo như tinh thần Nghị quyết số 12; điều đầu tiên chúng tôi muốn nói đó là việc hoàn thiện thể chế về chính trị, pháp lý cho lực lượng cảnh sát cơ động. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Cảnh sát cơ động với tỷ lệ phiếu tán thành cao. Điều này không chỉ hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng CSCĐ mà còn có ý nghĩa to lớn, đánh dấu bước chuyển mình mới của lực lượng này, góp phần tích cực hơn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

 

Luật Cảnh sát cơ động được thông qua có 5 chương, 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, nhiệm vụ chính của Cảnh sát cơ động là “sử dụng biện pháp vũ trang để chống hành vi bạo loạn, khủng bố”. Luật Cảnh sát cơ động có nhiều điểm mới về tổ chức lực lượng cảnh sát cơ động, như bổ sung lực lượng kỵ binh, trung đoàn không quân Công an nhân dân… Luật cũng bổ sung một số thẩm quyền cho lực lượng Cảnh sát cơ động như được phép ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các thiết bị bay siêu nhẹ, được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách.  Đáng chú ý, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và tự nguyện phục vụ trong Cảnh sát cơ động; có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động.

Hiện đại hóa nguồn nhân lực

Cùng với việc hoàn thiện thể chế chính trị, pháp lý; ngày 31/3/2021; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hiện đại hóa lực lượng CSCĐ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030  trong đó, xây dựng lực lượng CSCĐ chính quy là động lực; nâng cao trình độ tinh nhuệ về nghiệp vụ, vững mạnh về chính trị - tư tưởng là then chốt; hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật là trọng tâm. Như vậy, đề án đặt việc xây dựng con người là yếu tố cốt lõi; chú trọng hiện đại hóa "con người" về cả chính trị - tư tưởng, tổ chức, biên chế và công tác huấn luyện. Để thấy rõ điều này, ngay sau đây, chúng ta sẽ đến thăm Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 1- đơn vị anh hùng với bề dày thành tích của Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động.

Là đơn vị vũ trang tập trung, đặc biệt, tinh nhuệ, cơ động chiến đấu nhanh, trực tiếp đối mặt với hiểm nguy trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, cảnh sát đặc nhiệm là một trong những lực lượng mũi nhọn nhất trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Những năm qua, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 đã được trang bị nhiều loại phương tiện, khí tài góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điển hình là dàn xe đặc chủng tại trụ sở. Ngoài hàng chục chiếc xe đặc chủng sử dụng trong chiến đấu, đơn vị còn được trang bị nhiều loại xe khác để hỗ trợ như xe kỹ thuật, thông tin, cứu thương... Từ đây, với chức năng, nhiệm vụ của mình; Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 1 đã tham mưu đề xuất, xây dựng nhiều phương án bảo vệ an ninh, an toàn các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, các sự kiện, hội nghị lớn của quốc tế và Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, không để xảy ra sơ suất...  đồng thời trực tiếp tham gia phối hợp đấu tranh hàng trăm vụ án, chuyên án lớn, bắt hàng ngàn đối tượng tội phạm nguy hiểm, giải cứu con tin đảm bảo tuyệt đối an toàn.  "Chúng tôi tham gia bắt rất nhiều các vụ ma túy nguy hiểm còn các hàng khác cũng có. Khi thấy màu áo của lực lượng cảnh sát cơ động thì chúng cũng khá e ngại, màu áo của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm là thương hiệu rồi. Khi thấy đặc nhiệm là thái độ của các đối tượng cũng khác", Thiếu tá Vũ Đình Lập, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 cho biết.

Được xem là “ lò” huấn luyện chuyên nghiệp và khắt khe nhất;  chiến sỹ cảnh sát đặc nhiệm không chỉ có nền tảng thể lực tốt mà phải có kỹ năng sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ và khả năng vận động, vượt chướng ngại vật phức tạp, liên hoàn… để có thể xử lý bom, mìn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin. Ngoài các động tác kỹ thuật vận động như đi khom, lê, trườn chiến đấu, toài…,  Cảnh sát đặc nhiệm còn phải thành thạo kỹ thuật đẩy sào, lên sào, leo dây thu lôi, ống nước, leo tường, leo thang, leo dây tử thần. Trong tập luyện, đây là mô hình tổng hợp phức tạp được xây dựng trên cơ sở những bài tập cơ bản và thiết thực, tượng trưng cho những khu vực, địa bàn tác chiến khó khăn, vật cản đa dạng đe dọa đến tính mạng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ.

Một ngày của các chiến sĩ đặc nhiệm thường bắt đầu từ 7h sáng và việc luyện tập diễn ra hàng ngày, không quản trời mưa nắng hay giá rét. Yêu cầu và cường độ tập luyện đặt ra cao không phân biệt nam nữ. Với trung đội nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên trực thuộc Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 1; đây là những cô gái giỏi võ thuật, thoăn thoắt chạy vượt rào, đu dây, đột nhập nhà cao tầng bằng thang dây...Với khả năng bắn trúng, bắn nhanh, các nữ cảnh sát đặc nhiệm không những đứng bắn mà có thể vừa di chuyển vừa bắn và bắn ở nhiều tư thế khó khác nhau. Trung đội trưởng Trung đội nữ cảnh sát cơ động; đại uý Nguyễn Thị Lê Giang cho biết: Trung đội hiện có 32 nữ chiến sĩ. Cảnh sát đặc nhiệm nữ sẽ tham gia các vụ chống khủng bố, giải cứu con tin, khắc phục hậu quả bom mìn. Ngoài ra, họ còn cùng các lực lượng khác vây bắt tội phạm cờ bạc, ma túy; đột kích vũ trường… "Đã là người lính trong lực lượng vũ trang nhân dân đặc biệt là cảnh sát đặc nhiệm, chúng tôi dù là nữ, thể lực không bằng nam giới nhưng để mà đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đơn vị đề ra thì chúng tôi phải cố gắng hơn nhiều lần. Chúng tôi phải học tập tất cả các nội dung như kỹ chiến thuật chuyên ngành cảnh sát đặc nhiệm, võ thuật, bắng súng, xuống dây nhà cao tầng, khí công công phá, côn nhị khúc. Tất cả chúng tôi đều phải học như nam giới".

 Bắt đầu từ ngày 1.1.2023; Luật Cảnh sát cơ động chính thức có hiệu lực thi hành. Đây là cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để lực lượng cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật hiệu quả hơn. PV chương trình có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh- Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động về nội dung này. PV: Thưa Thiếu tướng, như vậy Luật Cảnh sát cơ động đã chính thức có hiệu lực. Luật có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng và phát triển lực lượng cảnh sát cơ động, thưa thiếu tướng?Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh: Đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với lực lượng cảnh sát cơ động. Như các đồng chí biết nội dung của luật quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động và trách nhiệm của các bộ trong việc xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh. Chúng ta đều biết lực lượng cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang chiến đấu tập trung, áp dụng các biện pháp vũ trang nên khi luật ra đời, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động như vậy thì rất thuận lợi cho anh em ra quân làm nhiệm vụ. Thứ 2 là quy định trách nhiệm của các bộ ngành địa phương là huy động tổng lực sức mạnh hệ thống chính trị góp phần xây dựng với lực lượng cơ động. Tới đây, xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động chính quy hiện đại cần rất nhiều nhiệm vụ cần triển khai thực hiện nên việc huy động sức mạng tổng hợp như vậy rất có ý nghĩa.PV: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động có những giải pháp cụ thể gì để Luật CSCĐ sớm đi vào cuộc sống, giúp lực lượng CSCĐ thực hiện thắng lợi mục tiêu tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025?Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh: Khi luật có hiệu lực thì chúng ta thấy các quy định trong luật, các nội dung trong đề án phát triển lực lượng cơ động hiện đại và Nghị quyết 12 nội dung và giải pháp trung với nhau. Đều  là xây dựng lực lượng cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Bước sang năm 2023, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ tổ chức các hội nghị triển khai Luật ở các bộ ngành địa phương, biện soạn nội dung cấp phát cho công an các đơn vị địa phươngPV: Để tiến lên hiện đại như mục tiêu của Nghị quyết 12; bên cạnh việc hoàn thiện thể chế như chúng ta đã thấy; Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động xác định còn tập trung vào những nhóm nội dung gì?Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh: Chúng tôi tập trung vào mấy nhóm giải pháp trong đó có hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật. Thứ 2 là đầu tư trnag bị vũ khí phương tiện, các thiết bị vũ khí đặc  chủng hiện đại phục vụ chiến đấu. Thứ 3 là đầu tư trang bị thao trường, cơ sở vật chất để phục vụ công tác huấn luyện. Thứ 4 là hiện đại hóa nguồn nhân lực. Đây là con người, nhân tố quyết định tất cả.PV: Xin cám ơn Thiếu tướng 
CSCĐ diễn tập chống khủng bố

Được thành lập ngày 12.3.1997, Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 1 có nhiệm vụ thường xuyên luyện tập, ứng trực chiến đấu 24/24 giờ; sẵn sàng cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các loại tội phạm khủng bố, không tặc, bắt cóc con tin, rà phá khắc phục các loại bom, mìn; tham gia phối hợp truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm… theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an và Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Với việc thực hiện Nghị quyết 12 và Đề án Hiện đại hóa lực lượng CSCĐ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030; Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 1 đặc biệt chú trọng đến công tác huấn luyện.

Trên tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và Đề án Hiện đại hóa lực lượng CSCĐ đến năm 2025, tầm nhìn năm 2023; Bộ Tư lệnh CSCĐ đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, xây dựng CSCĐ vững mạnh về chính trị - tư tưởng, xây dựng hình ảnh đẹp về người cảnh sát cơ động trong lòng nhân dân bởi đây là nguyên tắc hàng đầu trong xây dựng lực lượng. Đó cũng là yếu tố nòng cốt, là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của CSCĐ. Điều này đã được Trung đoàn cảnh sát cơ động Đông Bắc hiện thực hóa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực mang tính nhân văn sâu sắc.

Khánh thành nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Hợi

Tết này, là cái tết đầu tiên bà Nguyễn Thị Hợi, 64 tuổi, ở thôn Yên Lập Đông, phường Minh Thành, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh được ăn tết trong căn nhà mới. Căn nhà không rộng lắm, chừng hơn 30m2 nhưng công trình phụ khép kín, mái lợp tôn lạnh chống nóng, nền lát gạch hoa sáng bóng.... Chừng ấy là quá đủ mơ ước với một người phụ nữ neo đơn, ốm yếu, chỉ sống bằng tiền trợ cấp hộ nghèo của nhà nước. "Bà cảm thấy vui lắm, mừng lắm, phấn khởi. Cám ơn tất cả cơ quan đoàn thể, các đơn vị lực lượng cảnh sát cơ động. Rất mừng. Chưa bao giờ bà được cái nhà đẹp như thế này, bà cũng không có tiền để xây cái nhà như thế này", bà Hợi chia sẻ.

Trong ký ức của những người dân thôn Yên Lập Đông, bà Nguyễn Thị Hợi là người phụ nữ bất hạnh. Căn nhà mà bà Hợi gắn bó gần 30 năm vỏn vẹn chục m2, cũ nát, mục ruỗng bởi nó chỉ được lợp bằng bờ lô xi măng và xây tạm bợ bằng gạch vỡ. Trước tình cảnh khốn khó của bà Hợi; Trung đoàn cảnh sát cơ động Đông Bắc đã đứng lên xây cho bà căn nhà mới. Với giá trị gần 200 triệu đồng; kinh phí xây dựng được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ sự đóng góp của cán bộ chiến sĩ trung đoàn. Điều đặc biệt là tự tay những người lính cơ động thiết kế, xây dựng và hoàn thiện. Họ chọn từng viên gạch, tự đổ bê tông, lắp từng thiết bị điện nước và hoàn thiện căn nhà chỉ sau hơn 2 tháng khởi công. "Các cháu làm giỏi lắm, ngoan lắm, tích cực. Nhiều hôm các cháu ăn trưa rồi tranh thủ làm luôn cho kịp tiến độ. Có hôm rét, nằm co ro ở đây, nằm trên cái chiếu, đắp cái áo. Thương lắm", bà Hợi kể.

Chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc xây nhà cho bà Hợi

Theo Thượng tá Phạm Quốc Hùng - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động thì căn nhà của bà Nguyễn Thị Hợi được xây từ 60 ngày công lao động của 165 lượn cán bộ, đoàn viên, thanh niên Trung đoàn. Đây là công trình xã hội từ thiện thứ 26 của đơn vị kể từ khi thành lập đến nay.

Với khẩu hiệu hành động “Xây dựng hình ảnh người cảnh sát cơ động trong lòng nhân dân”;  hằng năm Trung đoàn cảnh sát cơ động Đông Bắc đều tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, hoạt động thiện nguyện. Như mới đây, nằm trong chuỗi các hoạt động lao động giúp dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tuổi trẻ Tiểu đoàn CSCĐ số 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên huyện Cao Lộc; Đoàn thanh niên xã Bảo Lâm; Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn chung tay xây dựng 100m đường nhánh kiểm tra lên Mốc Quốc giới số 1127. Trước đó, ngày 2/12, các cán bộ, đoàn viên thanh niên Tiểu đoàn CSCĐ số 2, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Bắc phối hợp với Đoàn Thanh niên Trường THPT Cao Lộc tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2022 và Xuân yêu thương. Trong thời tiết buốt giá với nhiệt độ ngoài trời khoảng 10C kèm mưa phùn, Đoàn công tác đã băng qua những ngả đường trơn dốc mang những yêu thương tới Cô và trò Trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Mẫu Sơn. Đây là địa phương thuộc xã vùng 3, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 36km. Trường có 101 học sinh với 9 lớp học, trong đó có khoảng trên 60% học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Tại đây, Đoàn công tác đã trao tặng 6 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất học bổng trị giá 500 nghìn đồng; trao tặng 72 nệm ấm trải giường cho trường. Thượng úy Trần Đại Nghĩa- Bí thư Đoàn cơ sở, Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc cho biết: Các hoạt động này nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của cán bộ chiến sĩ cơ động khi tham gia công tác an sinh xã hội ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa. "Đoàn cơ sở cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết 12 bằng những việc làm cụ thể, hành động thực tế. Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng chúng tôi xác định cũng khó khăn, bên cạnh đó là cơ hội để tuổi trẻ đơn vị thể hiện tính xung kích, bản lĩnh của tuổi trẻ cảnh sát công an nói chúng, cảnh sát cơ động nói riêng, góp phần thực hiện Nghị quyết số 12".

Với những việc làm thiết thực, không ngại khó, ngại khổ, lối sống gần gũi với nhân dân, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc luôn được chính quyền địa phương và nhân dân quý mến. Những cuộc hành quân dã ngoại, những mái ấm tình thương, những điểm trường do Trung đoàn cảnh sát cơ động Đông Bắc xây dựng đã gắn chặt hơn tình cảm của quân với dân, xây dựng hình ảnh, ấn tượng đẹp về người chiến sỹ cơ động trong lòng nhân dân. Điều này cũng tạo môi trường cho cán bộ, chiến sĩ rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng sống, quan hệ ứng xử; thể hiện tinh thần “xung kích, tình nguyện, vì nhân dân phục vụ” của lực lượng công an.

Không phải đến Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị, mà trước đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định "xây dựng Quân đội nhân dân, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa các lực lượng", trong đó có CSCĐ. Đây là chủ trương nhất quán, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là cơ sở để Chính phủ, Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng CSCĐ có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Chính vì thế mà bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho các đơn vị chiến đấu mũi nhọn có bề dày truyền thống và thành tích; năm 2021-2022, Bộ Công an đã thành lập 2 đơn vị mới là Trung đoàn Không quân CAND và Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố trực thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động. Rõ ràng: Nhiệm vụ xây dựng lực lượng CSCĐ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Đề án của Chính phủ cần có sự đầu tư lớn về nguồn lực, tiềm lực hậu cần - kỹ thuật. Song từ thực tiễn chiến đấu; trong các nhóm vấn đề mà Bộ Tư lệnh đặt ra khi thực hiện đề án và Nghị quyết số 12; đơn vị này luôn xác định yếu tố con người là quan trọng nhất. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cán bộ chiến sỹ CSCĐ phải có bản lĩnh chính trị và ý chí chiến đấu cao, có năng lực chỉ huy và tác chiến trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; có tư duy sắc sảo, tác phong khoa học, nhanh nhạy, có khả năng năm bắt và xử lý tốt các tình huống. Ngoài ra, việc tăng cường "rèn cán luyện quân" để chuyên sâu về võ thuật, quân sự, kỹ chiến thuật nhằm đào tạo cho mỗi cán bộ chiến sỹ CSCĐ có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, phương tiện được trang bị, có kỹ năng chiến đấu tinh nhuệ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Lê Dung

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.

Khi bản làng bình yên

Khi bản làng bình yên

(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với hơn 570 chủng loại và vấn đề quản lý chất lượng hàng hoá trên thương mại điện tử

Tiêu điểm ANTT 18/04/2025

(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

Quy định về cấp sổ đỏ theo luật đất đai 2024

(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Phát triển lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở tại phường Trung Văn: Nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn xã hội

(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.

Xem thêm