Thứ Tư, 08/05/2024 09:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Tết yêu thương ở trại giam Yên Hạ.

DA DIẾT NHỮNG NỖI NHỚ GIA ĐÌNH

Với 3000 phạm nhân đang thụ án ở trại giam Yên Hạ, tỉnh Sơn La; Tết thường bắt đầu từ giữa tháng chạp khi các cán bộ quản giáo phân công nhiệm vụ cho các tổ phạm nhân. Tết đến từ việc quét dọn buồng giam, làm sạch vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh, trồng hoa, gói bánh.... Chỉ riêng những công việc giản dị ấy thôi đã khiến không khí Trại giam khác xa so với ngày thường. Song rộn ràng nhất có lẽ là khu bếp, nơi bắt đầu từ 23 âm lịch luôn có 40 phạm nhân gói bánh chưng.

"Tết này khác hơn rất nhiều. Cán bộ tạo điều kiện cho phạm nhân và chế độ khác hẳn so với trước. Ngày Tết ăn uống khác nhiều, gấp 5 lần so với ngày thường".
"Tết này khác hơn rất nhiều. Cán bộ tạo điều kiện cho phạm nhân và chế độ khác hẳn so với trước. Ngày Tết ăn uống khác nhiều, gấp 5 lần so với ngày thường".
"Tết này khác hơn rất nhiều. Cán bộ tạo điều kiện cho phạm nhân và chế độ khác hẳn so với trước. Ngày Tết ăn uống khác nhiều, gấp 5 lần so với ngày thường".


Quy định đặt ra là 1 tháng phạm nhân được thăm gặp gia đình 1 lần. Chính vì vậy, những ngày sát Tết, lượng người nhà đăng ký thăm gặp phạm nhân luôn cao gấp nhiều lần so với ngày thường. Để đảm bảo an toàn, mọi đồ ăn và vật dụng đều được kiểm tra kỹ lưỡng và chuyển đến tận tay phạm nhân kịp thời. Chúng tôi gặp Lò Văn Tâm, ở Mường La, Sơn La phạm nhân mới vào trại từ tháng 10-2022. Mang án 3 năm 8 tháng về tội cướp giật tài sản; đây là cái Tết đầu tiên Tâm ở trong trại. Cẩn thận xếp từng món đồ ăn mà gia đình vừa gửi vào túi; Tâm cúi đầu buồn bã. Gia cảnh khó khăn, chàng trai 23 tuổi người Thái cho chúng tôi biết anh đã rất ân hận vì những việc làm sai trái của mình.
- Lúc nãy mẹ vào em vui không
- Có
- Đây là lần thứ mấy em gặp mẹ rồi
- Lần thứ 2
- Từ nhà em lên đây bao xa?
- Khoảng 200km
- Mẹ đã nói gì với em?
- Mẹ  chỉ nói cố gắng cải tạo để sớm về gia đình
- Tết rồi, em có nhớ nhà không?
- Dạ có, em nói với mẹ cố gắng chờ con về

Buồn, nhớ nhà, nhớ gia đình có lẽ là nỗi niềm chung của những phạm nhân ở trại Yên Hạ mỗi dịp Tết đến. Với mức án cao nhất ở đây là chung thân, rất nhiều phạm nhân đã có đến hàng chục năm đón Tết trong trại. Như phạm nhân Nguyễn Văn Vận ở phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Sinh năm 1952, Vận nổi danh ở Yên Hạ bởi cả gia đình đều dính án ma túy trong cùng một vụ việc. Trong khi đứa con trai đã được ra tù sau 11 năm cải tạo thì vợ Vận vẫn đang ngồi tù ở trại Yên Lập, Vận thì  nhờ cải tạo tốt đã được giảm án từ chung thân xuống 30 năm. 17 năm thụ án ở trại giam Yên Hạ, Nguyễn Văn Vận nhớ tên từng cán bộ quản giáo. Anh cũng nhớ từng cái Tết ở nơi đây. "Đến giờ phút này trại giam Yên Hạ như gia đình thứ 2 của tôi. Khi tôi chấp hành án phạt tù ở đây, Ban giám thị, hội đồng cán bộ và tất cả quản giáo tạo điều kiện cho tôi về tinh thần và môi trường cải tạo tốt. Trại tạo điều kiện cho anh em tuy xa nhà nhưng có một cái tết rất đầy đủ về tinh thần, vật chất, chế độ ăn uống rồi thể dục thể thao rất đầy đủ".

Đã rất lâu rồi Nguyễn Văn Vận không có người thăm gặp. Sự trống trải trong đôi mắt của người đàn ông ấy khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. 17 năm thụ án trong trại giam; thời gian, cuộc sống đã dạy cho những người như anh ta nhiều bài học. Giờ đây, Vận đang sống ở một nơi mà mọi thứ đều phải làm từ hai bàn tay và điều quan trọng là con người từng phạm tội buôn bán cái chết trắng ấy đã thực sự hiểu được giá trị của lao động, của tình người.

Cùng chung nỗi nhớ gia đình như phạm nhân Nguyễn Văn Vận song phạm nhân Hồ Bảo Vân lại có cách vượt qua nỗi nhớ ấy bằng những bức thư mà anh tự tay viết cho mẹ. Yên Hạ là trại giam thứ 2 mà anh thụ án trong 1 bản án chung thân vì tội danh ma túy. Lúc mới vào trại, Bảo Vân ngang tàng và bất cần, anh thường xuyên vi phạm nội quy. Sau khoảng thời gian vất vả ban đầu, cán bộ quản giáo đã dần cảm hóa Vân. Những câu chuyện về gia đình đặc biệt về người mẹ mà Vân rất mực yêu thương đã lay động trái tim anh. Từ một người không biết đọc biết viết, sau 1 năm tham gia lớp xóa mù chữ; năm 2017, Hồ Bảo Vân đã viết những dòng thư đầu tiên cho mẹ. Và hạnh phúc vỡ òa khi những ngày tết năm ấy, Vân nhận được thư của mẹ. Bức thư được Vân cất giữ cẩn thận suốt 5 năm qua và nó là nguồn độc lực cho anh trong những phút yếu lòng- "Giao thừa, nhà nhà sum vầy bên nhau. Mình một mình ở đây không có ai nương tựa, rất nhớ mẹ. Nói về khóc thì không ai biết, chỉ khóc ban đêm thôi, khóc thầm thôi".

"Bảo Vân con yêu quý của mẹ. Mẹ vẫn nhận được thư của con gửi về thăm mẹ và gia đình. Lòng mẹ rất vui sướng và thương nhớ con. Nhất là khi mẹ biết rằng những nét chữ viết của con viết trên trang giấy trắng. Lần đầu tiên con viết thư về thăm mẹ, mẹ rất xúc động" - Phạm nhân Hồ Bảo Vân đọc thư của mẹ gửi

ẤM ÁP NGHĨA TÌNH

Thấu hiểu tâm tư và nỗi lòng của những con người từng lầm lỗi nhất là với những phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn, không có người thăm gặp; Đại tá Nguyễn Ngọc Chiến- Giám thị cùng ban lãnh đạo Trại Yên Hạ đã tạo mọi điều kiện, dành mọi nguồn lực để chăm lo cho phạm nhân có một cái Tết đủ đầy, ấm áp. Ngoài tổ chức bữa cơm tất niên, trong dịp Tết, phạm nhân được nghỉ lao động, có chế độ ăn gấp 5 lần ngày thường. Mâm cơm tất niên trong trại tạm giam vẫn đầy đủ hương vị Tết, với bánh chưng, thịt đông, rau xanh, dưa hành... Tất cả đều do bàn tay các phạm nhân chế biến với nhiều nguyên liệu thực phẩm có sẵn trong trại, là thành quả lao động cải tạo của phạm nhân trong quá trình thụ án tại đây. Cùng với đó, các phân trại tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, đón Xuân như các chương trình văn nghệ, các hoạt động thể thao, giải trí như giải đánh Bóng chuyền, bóng bàn...

 "Chúng tôi căn cứ vào kết quả lao động và xếp loại lao động của phạm nhân để tổ chức các hoạt động, thưởng thêm cho các phạm nhân có hoàn cảnh éo le, đặc biệt là mắc bệnh lý. Chúng tôi cố gắng tổ chức Tết cho các phạm nhân thật ý nghĩa, làm sao chia đều ra 5 ngày Tết. Tiếp tục năm nay, chúng tôi phối hợp với Sở văn hóa, tỉnh đoàn Sơn La, các cơ quan truyền thông và phòng giáo dục tổ chức các hoạt động thể dục thể thao. Vũ điệu kết đoàn- Đây là tác phẩm được chắt lọc từ  bản sắc văn hóa của 12 dân tộc trên này để các phạm nhân trên này được thấy, được biết, được hiểu rằng cán bộ luôn quan tâm đến phạm nhân" - Đại tá Nguyễn Ngọc Chiến, giám thị trại Yên Hạ


Tết là khoảng thời gian ai cũng muốn đoàn tụ cùng người thân, gia đình, nhưng với các cán bộ chiến sỹ công tác ở các trại giam Yên Hạ thì không phải ai cũng được hưởng cái tết đoàn viên ấy bởi để đảm bảo an toàn; trại luôn duy trì con số ứng trực để phục vụ yêu cầu công việc. Rồi ở đây có gia đình hai vợ chồng công tác cùng đơn vị, người trực trước, người trực sau hoặc có đổi trực được cùng nhau thì con lại gửi đi học dưới quê. Chưa kể có người vợ con ở xa, tháng mới về thăm nhà được một lần, số lần đón giao thừa cùng gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay… Thế nên chuyện đón giao thừa tại phòng trực, trên chòi gác hay tất bật ở bệnh xá, ngoài bệnh viện là điều rất đỗi bình thường với những cán bộ, chiến sỹ công tác ở Yên Hạ. Như Trung tá Lương Văn Thắng- Đội phó Đội y tế; 28 năm công tác; gần như toàn bộ thời gian Tết anh phải trực ở đơn vị: "Tết xa nhà, nhớ nhà thế thôi. Anh em thường không được về Tết đợt 1 thì  lại được về đợt 2. Tết thì bận rộn hơn chẳng hạn như phạm nhân ăn uống những ngày này ăn nhiều quá nên có cái phức tạp. Thường tết lễ thì cán bộ y tế bận rộn hơn".

Gạt đi những ưu tư, phiền muộn và tội lỗi; Tết chính là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong năm để các phạm nhân ở Yên Hạ lắng nghe lòng mình, để ấp ủ, hy vọng về 1 tương lai tươi sáng bên ngoài cánh cửa trại giam. Tết cũng là thời điểm mà các cán bộ quản giáo hy sinh tình cảm gia đình để ăn Tết cùng phạm nhân, để chia sẻ với họ những nỗi niềm và đánh thức lòng hướng thiện trong họ. Ở Yên Hạ, đó luôn là những cái Tết đủ đầy, ấm áp và yêu thương.

 
 
 
 

Tạm biệt nơi vùng cao gian khó Sơn La với những cán bộ quản giáo tận tâm, hết mình vì phạm nhân; chúng ta càng trân quý hơn sự hy sinh thầm lặng và tinh thần nhân văn cao đẹp của người chiến sĩ công an. Với họ, dù công tác ở những lĩnh vực khác nhau, dù ở đâu trên khắp dải đất hình chữ S hay xa xôi nơi bên ngoài biên giới nước Việt; họ vẫn luôn giữ trong mình tinh thần nghĩa khí, bản lĩnh của người chiến sĩ công an; vẫn luôn tự hào và trách nhiệm khi mang trên mình sắc phục của người chiến sĩ công an Việt Nam. Xin chúc cho các anh, chị- những cán bộ chiến sĩ công an NHÂN DÂN sẽ có một mùa xuân mới an vui và hạnh phúc! Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Lê Dung

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

Xem thêm