(ANTV) - Trong chiến tranh, rừng ngập mặn huyện Cần Giờ tại TP.HCM đã bị rải thuốc diệt cỏ, kết quả là gần 60% diện tích rừng đã bị phá hủy. Từ năm 1978, UBND TP.HCM đã quyết tâm làm "sống lại" khu rừng này. Sau 45 năm, khu rừng này không chỉ có ý nghĩa về sinh thái, môi trường, còn là biểu tượng của nỗ lực của TP.HCM trong việc hồi sinh sự sống trên một vùng đất "chết".
Nằm cách trung tâm TP.HCM gần 40km, khu vực vùng lõi và vùng đệm rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích trên 34 ngàn ha. Trong đó gần 19.000 ha rừng được trồng lại, chiếm 2/3 tổng diện tích, phần còn lại là diện tích rừng tự nhiên. Hệ sinh thái đất ngập nước và sự đa dạng sinh học cũng đã phục hồi ngày càng phong phú, với hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm.
Hiện nay diện tích rừng thì đã được phục hồi hoàn toàn, và với hệ sinh thái động thực vật hay là các nguồn tài nguyên với các chỉ số, mức độ đa dạng rất là cao. Như 36 loài cây rừng ngập mặn, là số lượng cây đa dạng đứng nhất nhì Đông Nam Á. Các loài động vật: Khu bảo tồn dơi, khu bảo tồn khỉ, khu bảo tồn chim là khu bảo tồn tự nhiên hiện hữu mà được phục hồi. Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Đa dạng sinh học hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người.
Ví dụ trong những nghiên cứu mới nhất gần đây, đối với 1 dãy rừng ngập mặn khoảng 100m thì có thể giảm được 90% cao độ sóng và 50% năng lượng sóng. Có nghĩa là với chiều dài rừng ngập mặn, tính từ bờ biển đi vào trong đất liền, khoảng 20km2. Thì đây là 1 lá chắn xanh rất là vững chắc cho TP.HCM cũng như là các tỉnh lân cận. Trong tổng số hơn 310.000 ha rừng ngập mặn hiện còn của cả nước, chỉ duy nhất rừng ngập mặn cần Giờ là khu rừng phục hồi từ hậu quả của chiến tranh, chất độc hóa học. Vì vậy, trong thời gian qua, chính quyền thành phố cùng người dân luôn nỗ lực chung sức trong công tác quản lý, bảo vệ "lá phổi xanh" với phương châm "Bảo tồn để phát triển, và phát triển cho bảo tồn".
TP.HCM ưu tiên tháo gỡ vướng mắc đầu tư công
Kinh tế TP.HCM tiếp tục phục hồi nhưng đối mặt nhiều thách thức. Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 7,5 -8%, cần ưu tiên tháo gỡ vướng mắc đầu tư công
Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, tổng thu cân đối ngân sách 7 tháng ước thực hiện gần 309.000 tỉ đồng, đạt 64% dự toán và tăng 14% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì đà hồi phục so với cùng kỳ ở cả 3 chỉ số: sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 13,4% và chỉ số tồn kho giảm 17,8%. Các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, lữ hành, lưu trú, vận tải hàng hóa và hành khách đều tăng so với cùng kỳ.
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước TP.HCM đến ngày 26.7, TP.HCM đã giải ngân đầu tư công hơn 11.800 tỉ đồng, đạt 15% số vốn được giao. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các sở ngành, quận huyện, chủ đầu tư theo dõi tiến độ hằng ngày, thống kê hằng tuần để đôn đốc, tháo gỡ.
Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị các sở tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, dự án có vốn đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án mở rộng quy mô để dòng vốn đi ngay vào nền kinh tế. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư đã được Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua danh mục, yêu cầu Sở Y tế, Sở Văn hóa -Thông tin và Sở Giáo dục - Đào tạo cùng các địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi.
(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.
(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025 ngày 1/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ cùng ngày 1/7/2025.
(ANTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa yêu cầu các địa phương hoàn thành việc xây dựng và ban hành bảng giá đất mới trước ngày 31/12/2025 để áp dụng từ 1/1/2026.
(ANTV) - Sáng 3/7, tại TP.HCM, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Argentina tổ chức Hội thảo “Cơ hội kinh doanh Argentina – Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Phái đoàn Quan chức và Kinh tế - Thương mại Argentina tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương của hai quốc gia trong tình hình mới.
(ANTV) - Chỉ hai tháng sau khi Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, thị trường đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Riêng trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với hơn 24.000 doanh nghiệp, cao gấp hơn hai lần so với mức trung bình giai đoạn 2021– 2024.