(ANTV) - Ngày Quốc tế Bảo tồn Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, được Đại hội đồng UNESCO thông qua vào năm 2015 và được tổ chức hàng năm vào ngày 26 tháng 7, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn là "một hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt và dễ bị tổn thương" và để thúc đẩy các giải pháp để quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.
Tại Costa Rica, một dự án phục hồi 137 ha rừng ngập mặn vốn từng được sử dụng làm ao nuôi tôm và ruộng muối đang tác động tích cực đến môi trường và nền kinh tế địa phương.
Anh Willian Rio đang miệt mài tìm kiếm và bắt những con ngao, sò trong khu rừng ngập mặn ở San Buenaventura de Colorado de Abangares, Guanacaste, Costa Rica. Mỗi ngày, anh thu thập được khoảng 150 con từ khu rừng ngập mặn tái sinh tại địa phương để đem bán.
Anh Willian Rio chia sẻ: "Diện tích rừng ngập mặn càng lớn, càng có nhiều sinh vật có thể đánh bắt. Những loài này mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn và từ đó giảm việc phá rừng ngập mặn.”
Hoạt động phục hồi rừng ngập mặn, một sáng kiến được Cipancí Wildlife Refuge khởi xướng vào năm 2018, đang chứng minh rằng việc trồng rừng ngập mặn có thể mang lại lợi ích cho việc bảo tồn môi trường sống và các loài, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Bà Norma Reyes, trợ lý quản trị dự án, Tổ chức Cipancí Wildlife Refuge, cho biết: “Dự án nhằm mục đích tái tạo những khu vực bị ảnh hưởng do sử dụng làm ruộng muối và trang trại nuôi tôm. Sau khi bị đóng cửa, những khu vực này đã trải qua quá trình phục hồi, bao gồm cả việc phá dỡ các bức tường bao để cho phép nước thủy triều tràn vào và do đó nhân giống cây giống nhanh hơn ở những khu vực này. Chúng tôi đang phối hợp với các cộng đồng địa phương để tiến hành dự án.”
Rừng ngập mặn là nguồn sống của các loài chim, cá và động vật thân mềm. Chúng cũng ngăn chặn xói mòn bờ biển và tạo thành rào chắn trước gió mạnh và sóng lớn. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Anh Danilo Torrez, kỹ sư lâm nghiệp, giải thích: "Rễ cây của rừng ngập mặn hạn chế sức mạnh của các cơn sóng. Ngoài ra chúng còn có khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon, do đó đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu rừng ngập mặn bị phá hủy, tất cả lượng carbon đó, cùng với sự nóng lên của khí hậu, sẽ được thải ra khí quyển. Khi chúng ta bảo tồn rừng ngập mặn, chúng là bể chứa carbon vô cùng hữu hiệu.”
Là một phần của dự án, Cipancí Wildlife Refuge cũng đã triển khai kế hoạch giáo dục môi trường tại các trường học và cộng đồng, nhằm giải thích tầm quan trọng của việc phục hồi các khu vực rừng ngập mặn và những lợi ích mà nó mang lại cho hệ sinh thái, cộng đồng địa phương và hơn thế nữa.
Ông Freddy Gómez, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá San Buenaventura, nói: “Có nhiều điều mà chúng tôi chưa biết, thông qua các buổi trò chuyện và thảo luận như thế này, chúng tôi đã hiểu được việc phục hồi rừng ngập mặn có lợi như thế nào đối với thế giới và với cộng đồng địa phương.”
Cộng đồng San Buenaventura ở Colorado de Abangares chủ yếu phụ thuộc vào đánh bắt cá và các loại hải sản khác. Việc tái sinh các khu vực rừng ngập mặn này sẽ làm tăng lượng cá và động vật thân mềm trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển du lịch và các hoạt động như ngắm chim. Điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho người dân địa phương.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới WB, việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái carbon xanh - như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và đầm lầy mặn, nơi hấp thụ nhiều carbon hơn rừng - không chỉ giúp chống lại biến đổi khí hậu mà còn có thể tạo ra những công việc có giá trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Đối với những người bán động vật có vỏ như Rio, dự án phục hồi rừng ngập mặn đã mang "thức ăn" và "cuộc sống" trở lại Guanacaste.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.
(ANTV) - Một chú chó lang thang đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi dũng cảm leo lên đỉnh kim tự tháp, và hiện đang trở thành tâm điểm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập. Câu chuyện của chú chó tên Apollo này không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương, mà còn mang lại hy vọng về việc bảo vệ những con vật sống lang thang tại khu vực.
(ANTV) - Sau hơn một tuần xét xử, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án các bị cáo liên quan vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
(ANTV) - Với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Lê Chi Lăng, trú huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bị can, bắt tạm giam.
(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý nhiều đối tượng liên quan đến ma túy và tàng trữ hung khí thô sơ.
(ANTV) - Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi bị truy tố; Bóc gỡ đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lừa đảo; Đà Nẵng: Xét xử nữ bị cáo che giấu người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép; Khánh Hoà: Đánh nhầm người, 15 đối tượng bị khởi tố; Vụ đi xe máy đầu trần cầm cờ diễu phố: Phạt cả học sinh và phụ huynh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi: Một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc có tên “Comedian” (Diễn viên hài). Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(ANTV) - Ngày 21/11, chính phủ Australia đã trình Quốc hội một dự luật nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời đề xuất các mức phạt lên tới 32 triệu USD với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây vừa thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Đây là động thái nằm trong gói viện trợ tổng cộng 174 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt kể từ năm 2022 để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
(ANTV) - Châu Phi lâu nay vốn là một điểm trung chuyển ma túy lớn từ Nam Mỹ và nhiều khu vực khác vào Châu Âu, thế nhưng lục địa này lại đang có xu hướng trở thành thị trường tiêu thụ cocaine. Thứ chất cấm này đang dần phá hủy cuộc sống của người dân Kenya, khi quốc gia này đang ghi nhận tỉ lệ nghiện ma túy trên tổng dân số ngày một tăng.