(ANTV) - Sáng nay (25/3), TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và các đồng phạm (giai đoạn 2). Phiên tòa dự kiến kéo dài từ nay đến ngày 21/4. Đây là diễn biến tiếp theo của vụ án kinh tế liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong số những người bị xác định vai trò giúp sức cho bà Lan có 27 bị cáo xin xem xét lại một số nội dung và xin giảm nhẹ hình phạt; trong đó có Trương Huệ Vân (cháu bà Lan, Tổng giám đốc Công ty tập đoàn quản lý bất động sản Windsor); Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB).
Ngoài ra, 6 đơn vị và người có quyền, nghĩa vụ liên quan cũng kháng cáo. Trong đó, SCB đề nghị tòa phúc thẩm xử lý các vật chứng liên quan đến ngân hàng; Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty TNHH Đô thị Sing Việt và một số người khác đề nghị xem xét việc kê biên tài sản, thu hồi cổ phần và giải tỏa ngăn chặn giao dịch. 35 người bị hại có đơn kháng cáo liên quan đến nghĩa vụ bồi thường.
Bản án sơ thẩm xác định, bà Lan nắm giữ phần lớn cổ phần của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB. Để xử lý khó khăn về tài chính cho Ngân hàng . từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan cùng các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã họp bàn sử dụng 4 công ty thuộc tập đoàn (Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra) để phát hành 25 mã trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo.
Đồng thời, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát và cấp dưới còn chọn 5 công ty khác thuộc hệ sinh thái ký hợp đồng mua sơ cấp số trái phiếu của 4 công ty trên và Công ty cổ phần đầu tư Sai Gon Peninsula (đối tác) để lên phương án tạo dòng tiền khống tại SCB, hợp thức tư cách trái chủ sơ cấp.
Liên quan đến sai phạm ở giai đoạn một vụ án, hôm 3/12/2024, bà Lan bị TAND Cấp cao tại TP HCM giữ nguyên án tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; chấp nhận giảm nhẹ hình phạt từ 20 năm xuống 16 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chịu án tử hình.
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết hứa khắc phục toàn bộ 2.400 tỷ đồng
Sáng nay (25/3), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo. Vì lý do bệnh hiểm nghèo, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã không thể có mặt tại toà.
Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đang điều trị bệnh lao, có nguy cơ tử vong cao, không thể đưa bị cáo tới phiên tòa. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) đều đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa với hai lý do sức khỏe của ông Quyết không đảm bảo và cần thêm thời gian để khắc phục hậu quả vụ án. Đến ngày hôm nay, bị cáo Trịnh Văn Quyết và gia đình đã khắc phục được gần 1.000 tỉ đồng cho cả bị cáo Quyết và 2 em gái. Trong đó, hai em gái ông Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga đã nộp khắc phục toàn bộ phần trách nhiệm của bản thân. Ngày hôm qua, vợ bị cáo Trịnh Văn Quyết tiếp tục có đơn gửi tòa án, cam kết trong tuần này sẽ khắc phục thêm 100-200 tỉ đồng và cố gắng khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án này trong tháng 5-2025.
(ANTV) - Cùng làm công ty nên biết giờ giấc đi lại của nạn nhân, đối tượng đã đột nhập nhà nạn nhân trộm tiền, sau đó đem giấu ở khu vực nghĩa địa của địa phương.
(ANTV) - Một con lợn nhiễm bệnh, nếu không được tiêu hủy đúng quy trình, sẽ là mối nguy lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng,ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi quốc gia. Vậy nhưng, bất chấp cảnh báo, vẫn có những đối tượng thu gom lợn bệnh, rồi giết mổ trái phép và tuồn ra thị trường. Đó không chỉ là sự vô cảm với sức khỏe, tính mạng con người mà còn là sự coi thường pháp luật.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp về triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Công tác chính trị.
(ANTV) - “6 tháng cuối năm và trong thời gian tới, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cần tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch công tác, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong CAND”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm được Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được tổ chức vào chiều nay (15/7) tại Hà Nội.
(ANTV) - Chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Đào tạo, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh cần đẩy mạnh tham mưu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp với mô hình tổ chức mới của lực lượng Công an.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Ngày 15/7, Cục Viễn thông và cơ yếu - Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
(ANTV) - Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá trong 6 tháng. Đó là kết quả ấn tượng được chỉ ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Bộ Công an, tổ chức sáng nay (15/7).
(ANTV) - Chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7 đến nay, các địa phương đều nỗ lực vận hành thông suốt, hiệu quả. Tại TP.HCM, với 168 đơn vị cấp xã, phường và đặc khu, ghi nhận sau hơn 2 tuần vận hành, các xã, phường mới đều đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn.