Thứ Sáu, 26/04/2024 20:43 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật & Công luận

Kỳ 1: Người phụ nữ hai lần bị lừa bán

"mình thấy khổ lắm, mình không may mắn đã bị lừa bán rồi, về lại bị cậu mang bán, giờ ở nhà mẹ, mình không có chồng phải phụ thuộc người ta, thấy khổ mà không biết làm gì ..." Đó là tâm sự của người phụ nữ trẻ Vừ Thị Giàng- dù chỉ mới 22 tuổi song đã hai lần trở thành nạn nhân của bọn tội phạm mua bán người.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng núi cao của huyện Yên Minh (tỉnh Hà Giang), bố mất sớm khi Giàng vừa mới biết đi, sau đó mẹ đi lấy chồng rồi có thêm 5 người con. Vừ Thị Giàng và chị gái ở nhà chồng của mẹ, cảnh nhà khó khăn với 7 người con mà chỉ có ít nương trồng ngô, Vừ Thị Giàng không được đi học. Vóc dáng cao ráo, da trắng và khuôn mặt ưa nhìn, Vừ Thị Giàng là người có nhan sắc trong vùng. Và cũng bởi nhan sắc ấy, hồi mới 13 tuổi người thiếu nữ Mông đã bị kéo về làm vợ, không chịu được cuộc sống đơn độc khi người chồng bỏ sang bên kia biên giới làm thuê không về, Vừ Thị Giàng bỏ về nhà mẹ đẻ. Cảnh nhà đã túng càng túng hơn khi mẹ Giàng phải trả lại tiền lễ cho người ta, những lời trách móc của mẹ như chiếc dao cùn cứa da cứ đeo đẳng Vừ Thị Giàng.

Thế rồi cho đến một ngày cuối tháng 4/2018, từ mạng xã hội Wechat, Thò Mí Chính (dân tộc Mông, sinh năm 1998, trú tại thôn Lùng Thúng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tìm ra số điện thoại của Giàng và gọi điện làm quen, xưng là Nô, nhà ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. Nô thường xuyên liên lạc qua điện thoại tán tỉnh, ngỏ ý muốn lấy Giàng làm vợ. Lời tỏ tình của chàng thanh niên lạ mặt này như làn nước mát tưới vào lòng Vừ Thị Giàng, nhen nhóm niềm hy vọng về một hạnh phúc gia đình, nhưng ai ngờ đó lại là khởi nguồn cho nỗi bất hạnh của cô gái trẻ: "người này cùng là người Mông , Giàng tin Nô bởi Nô nói là con mồ côi, bố mẹ chết hết và chưa có vợ muốn để đưa mình về làm vợ nên mình tin..."

Sau vài ngày tâm sự qua điện thoại, đến ngày 3/5/2018, sau khi gặp được Giàng ở chợ phiên, Thò Mí Chính chở xe máy đưa Giàng đến xã Mậu Duệ chơi. Chẳng mấy khi ra khỏi nhà, Giàng cứ tin Chính rồi theo anh ta đi đến chỗ này chỗ kia. Cuối cùng Thò Mí Chính chở cô đến khu vực biên giới thuộc xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) và giao cho vợ chồng Sùng Sính Pó cùng Lầu Thị Say để bán sang Trung Quốc. Thò Mí Chính được trả 1 vạn nhân dân tệ còn Vừ Thị Giàng bị các đối tượng mang bán cho một người đàn ông ở tỉnh Hồ Nam. Mang tiếng làm vợ nhưng cuộc sống của Giàng là những tháng ngày giam lỏng trong bốn bức tường và những trận đòn roi của người chồng đã bỏ tiền mua cô... Đến này 28/6/2019 Vừ Thị Gìang được Công an Trung Quốc giải cứu và trao trả về Việt Nam qua cửa khẩu ở xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc).

Nhưng ngày về của người phụ nữ trẻ ấy cũng không bớt phần chông gai khi mẹ không muốn nuôi thêm cô con gái lớn trong nhà; trong lúc túng quẫn, Vừ Thị Giàng đã tìm đến lá ngón như một sự giải thoát, nhưng may mắn được em trai phát hiện... Tháng 9/2019, người chồng Trung Quốc tìm đến bản làng người Mông nơi Vừ Thị Giàng sinh sống với mong muốn được kết hôn hợp pháp và đưa cô về bên kia. Lo sợ cuộc sống nơi xa lạ, Giàng từ chối tái hợp với người đàn ông Trung Quốc. Sau khi người đó trở về, cô mới phát hiện mình lại mang thai.

Sau khi sinh con trai, cuộc sống của hai mẹ con càng túng bấn hơn, nhưng quanh quẩn nơi thôn nghèo, tiếng phổ thông không biết, Giàng không biết làm gì ra tiền để nuôi mình, nuôi con. Thế rồi qua tết Tân Sửu 2021, cậu ruột của cô là Giàng Mí Vừ (sinh năm 1974) rủ đi làm công ty kiếm tiền. Gửi đứa con trai mới 6 tháng tuổi cho mẹ, Giàng háo hức theo cậu đi làm công nhân. Ai ngờ điểm cuối con đường lại là bị bán cho một người đàn ông dân tộc Hán ở tỉnh Sơn Đông. Lần này, giá tiền người ta bỏ ra mua cô tận 9 vạn nhân dân dân tệ."sang đấy mình nghĩ quá nhiều về con và cuộc sống của mình, thấy mình không biết sống thế nào nữa, không biết ai nuôi con. Lúc ở nhà chồng thứ 2 mình đã nhảy xuống lầu muốn chết nhưng lầu không đủ cao nên không chết được, thương con mà không biết làm gì... "

Câu chuyện buồn của người phụ nữ dân tộc Mông 2 lần bị lừa bán cũng là cảnh ngộ của không ít phụ nữ ở các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang gặp phải khi sa vào bẫy của bọn tội phạm mua bán người. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người qua biên giới Hà Giang hiện nay có sự thay đổi như thế nào? Đây là nội dung sẽ được đề cập trong kỳ 2 của phóng sự với nhan đề “Muôn nẻo thủ đoạn của tội phạm mua bán người thời @”, phát sóng trong chương trình Vì an ninh Tổ quốc ngày mai, mời quý vị và các bạn đón nghe.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm