(ANTV) - Khoảng một nửa trong số hơn 200 triệu người dân Nigeria được kết nối với lưới điện quốc gia, song họ vẫn không được cung cấp đủ điện năng hàng ngày.
Trong khi đó, những cộng đồng nông thôn nghèo ở Nigeria thì hoàn toàn không được kết nối với lưới điện quốc gia, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người dân nghèo không được sử dụng điện và đang phải tìm cách duy trì cuộc sống mà không có điện. Tình trạng thiếu điện cũng khiến nhiều doanh nghiệp như nhà hàng, trường học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất... phải vật lộn thích nghi và tìm cách ứng phó để duy trì hoạt động. Những lớp học ngột ngạt và thiếu ánh sáng vào mỗi buổi sáng khi trẻ em đi học ở Nigeria là một tình trạng đáng báo động. Những tia sáng mặt trời chiếu qua các ô cửa sổ bằng gỗ là nguồn sáng duy nhất. Học sinh phải nheo mắt nhìn sách vở, thi thoảng nhìn lên bảng trong khi giáo viên cố gắng thu hút sự chú ý của các em. Nhiều tòa nhà không được kết nối với lưới điện quốc gia, tạo ra những khó khăn lớn cho việc học tập.
Ông Muyideen Raji, người sáng lập trường Đạo đức Xuất sắc, cho biết: “Ở đây chưa bao giờ có điện và chúng tôi đã cố gắng hết sức để có được một trạm biến áp để được kết nối với lưới điện quốc gia, nhưng đến nay vẫn chưa được. Điều đó đang ảnh hưởng đến nhiều thứ ở đây, đặc biệt là giáo dục. Ngày nay, giáo dục đã vượt ra ngoài việc viết và nghe giáo viên giảng bài. Giáo dục đã được số hóa và chúng tôi không có cách nào để cung cấp cho học sinh những điều tốt nhất nếu như chúng tôi không có điện.”
Không giống như Trường Đạo đức Xuất sắc ở Ibadan, một số cộng đồng may mắn hơn được kết nối với lưới điện nhưng cũng thường xuyên bị cắt điện và phải sử dụng máy phát điện tư nhân chạy bằng xăng và dầu diesel. Tuy nhiên, việc trợ cấp xăng dầu lâu dài hiện đã bị xóa bỏ, nhiều hộ gia đình, trường học, bệnh viện và doanh nghiệp đang phải vật lộn với chi phí nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng của họ.
Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo và Tiểu học Lorat ở Ibadan đã ngừng sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel làm phương án thay thế do chi phí cao. Mặc dù trường nằm trong khu vực được kết nối với lưới điện, nhưng đôi khi họ có thể mất điện trong hai tuần.
Ông Abdulkaheem Adedoja, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo và Tiểu học Lorat, chia sẻ: “Chúng tôi đã đấu nối dây điện quanh đây, chúng tôi thậm chí đã đấu nối vào lưới điện, song vẫn chưa có điện. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ trường học bởi chúng tôi không thể sử dụng được các thiết bị của mình.”
Không chỉ thiếu điện để học tập bằng máy tính, việc thiếu ánh sáng phù hợp và quạt cũng gây khó khăn cho các em học sinh và giáo viên trong quá trình học tập, giảng dạy. Học sinh cũng không thể hoàn thành bài tập về nhà. Ông Adedoja lo lắng: “Một trong những nỗi lo lớn nhất là chúng tôi không muốn mất ngôi trường này trong khi mọi người đang rời đi, rời khỏi khu vực này vì không có ánh sáng. Một số gia đình đã chuyển đi vì không có ánh sáng trong cộng đồng này. Chúng tôi đang mất đi nhiều học sinh vì lý do đó. Các em rời đi theo gia đình và phải chuyển trường.”
Với công suất dưới 8.000 megawatt và nguồn cung cấp trung bình dưới 4.000 megawatt — ít hơn một nửa so với lượng điện Singapore cung cấp cho chỉ 5,6 triệu người — tình trạng mất điện xảy ra hàng ngày ở Nigeria. Đối với các doanh nghiệp nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, như nhà hàng, họ phải đóng cửa hoặc tiếp tục sản xuất điện thay thế, gây ra chi phí cao trong quá trình này.
Bà Ebunola Akinwale, chủ sở hữu của Nature’s Treat Cafe ở Ibadan, cho biết bà phải trả 2,5 triệu Naira (khoảng 1.700 đô la Mỹ) hàng tháng để cung cấp điện cho máy phát điện dự phòng tại bốn chi nhánh của mình.
Bà chia sẻ: “Để có đủ điện năng cung cấp cho nhu cầu của mình, tôi đã phải bỏ ra nhiều tiền để sử dụng những nguồn điện thay thế khác như máy phát hay năng lượng mặt trời. Có những tháng, tôi cảm thấy mình không thu được đồng lợi nhuận nào vì phải chi cho chi phí sử dụng điện quá nhiều. Không chỉ vậy, việc thiếu điện khiến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô cũng tăng lên, kéo theo nhiều chi phí tăng theo.”
Ở một đất nước có nhiều nắng như Nigeria, nhiều người đang tìm đến nguồn năng lượng mặt trời để thay thế, song việc các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời lớn để cung cấp đủ năng lượng cho người dân cũng là một vấn đề nan giải. Hàng chục triệu người dân Nigeria đang phải tìm cách thích nghi với cuộc sống có rất ít hoặc không có điện.
Bà Akinwale nhận định: “Nếu không có gì thay đổi, tình hình vẫn như hiện tại hoặc tệ hơn, tôi có thể phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình, tập trung vào kinh doanh trực tuyến hoặc đóng cửa một hoặc hai chi nhánh khác. Tôi có thể xem xét lại mô hình kinh doanh để giảm chi phí nhưng tôi sẽ không đóng cửa toàn bộ. Tôi sẽ nghĩ ra cách để ít phụ thuộc hơn vào điện.”
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mặc dù Nigeria có trữ lượng năng lượng lớn, nhưng hơn 92 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh không có điện. Những người được kết nối với lưới điện phải đối mặt với tình trạng cắt điện thường xuyên. Năng lượng mặt trời, một trong những lĩnh vực tiềm năng của Nigeria, cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình khai thác do các doanh nghiệp tỏ ra thận trọng trong lĩnh vực đầu tư này bởi nhiều rủi ro do chi phí vận hành cao.
(ANTV) - Chính quyền địa phương chuyển mình theo mô hình 2 cấp, từng phường, xã càng trở thành mắt xích quan trọng trong guồng máy phục vụ nhân dân. Trong đó, lực lượng công an cấp xã tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả các nhiệm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Sự phối hợp đồng bộ, sát sao ấy chính là nền tảng để bộ máy mới vận hành thông suốt, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước tại địa bàn cơ sở. Chúng ta cùng đến với dải đất miền Trung. Ghi nhận trong buổi sáng ngày đầu tiên chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tại phường Hải Châu, TP Đà Nẵng.
(ANTV) - Tại Lào Cai, ngày đầu vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lực lượng công an đã phát huy tốt tinh thần chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đảm bảo các hoạt động hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ nhân dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngay trong ngày đầu hôm nay, với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo về mọi mặt, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và lực lượng Công an tỉnh Lào Cai đã đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính thông suốt, không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - "Sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân". Bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác tinh gọn bộ máy, rút ngắn các thủ tục hành chính đang mang lại khí thế phấn khởi, những kỳ vọng lớn lao cho người dân trên khắp cả nước.
(ANTV) - Báo Lao Động có tiêu đề: “Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp, cán bộ tận tâm, người dân hài lòng”. Theo đó, từ ngày 1/7, các xã, phường và đặc khu trên cả nước đã chính thức vận hành theo mô hình tổ chức chính quyền mới. Tại nhiều địa phương đông dân như phường Hồng Hà (Hà Nội) hay phường Dĩ An (TP.HCM), mặc dù lượng người đến làm thủ tục hành chính tăng cao, nhưng công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn diễn ra nhịp nhàng, phản ánh tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức.
(ANTV) - Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 30/6 kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra những động lực mới, những giải pháp đột phá để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức do thiếu hụt nguồn viện trợ quốc tế vốn có nguy cơ đe dọa nỗ lực toàn cầu chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.
(ANTV) - Theo Thông tư mới ban hành của Bộ Tài chính, 46 khoản phí, lệ phí sẽ được giảm 50% từ hôm nay (1/7) đến hết năm 2026.
(ANTV) - Không đơn thuần là một sàn giao dịch trực tuyến, B2B là một hạ tầng giao thương hiện đại, cho phép doanh nghiệp công khai dữ liệu về phát thải, minh bạch hóa quy trình sản xuất, qua đó thể hiện cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường ngay từ những bước đầu tiên. Và ngày hôm nay, sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 do UBND TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị đồng hành tổ chức.
(ANTV) - Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam. Quy mô kinh tế sau hợp nhất của thành phố mới ước tính đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm gần 1/4 GDP của cả nước. Thành phố sẽ phát triển dựa trên 3 cực tăng trưởng là Tài chính - Công nghiệp và Cảng biển, kỳ vọng tạo nên một sức mạnh cộng hưởng để đóng góp lớn cho mục tiêu giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.
(ANTV) - Không cần phải đi xa, người dân và du khách TP.HCM có thể thưởng thức nhiều bánh đặc sản đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam ngay tại trung tâm thành phố. Ngày hội Bánh dân gian ba miền không chỉ là bữa tiệc ẩm thực, mà còn là dịp để cộng đồng kết nối, cùng gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc trong nhịp sống hiện đại.