(ANTV) - Những chợ đen mua bán thận đã không còn xa lạ tại Nepal suốt nhiều năm qua, thậm chí có địa phương còn mang biệt danh "thung lũng thận", nơi mà hầu hết các hộ gia đình đều có người bán nội tạng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thận không dừng lại ở đó khi mà gần đây, Nepal ghi nhận số lao động trẻ ra nước ngoài làm việc mắc nhiều bệnh nghiêm trọng liên quan đến thận, khiến cho hệ thống y tế nước này phải chật vật ứng phó.
Trong một ngôi làng ở Nepal, có một biệt danh đặc biệt đã khiến mọi người có thể nhận ra ngay hoạt động chính của nơi này - đó là "thung lũng thận". Suốt nhiều năm qua, ngôi làng này đã trở thành điểm đến quen thuộc của những kẻ buôn bán cơ quan thận, dụ dỗ và mua bán cơ quan này từ người dân nơi đây. Trong số những người dân nghèo như anh Suman, đầy rẫy những khó khăn về mặt tài chính và tinh thần, họ đã trở thành những "con mồi" dễ dàng cho các mạng lưới buôn bán thận, bán một quả thận với giá không đầy 100 triệu đồng.
Anh Suman, một trong những người bán thận, chia sẻ: "Tôi bị nợ nần chồng chất. Không còn cách nào khác, tôi đã tìm đến một người bạn và anh ấy đưa tôi đến Ấn Độ. Sau khi hoàn tất giao dịch, tôi tỉnh dậy và cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi vô cùng. Thực sự là một cảm giác đau đớn. Bây giờ, tôi không thể làm việc như trước được nữa".
Gần đó, anh Kanchha và bạn của anh cũng đã bán thận thông qua một mạng lưới buôn bán nội tạng. Anh Kanchha kể lại: "Họ đã làm giấy tờ giả ở Kathmandu, bao gồm thẻ căn cước Ấn Độ. Thận của tôi đã được chuyển cho một người phụ nữ giả vờ là chị gái của tôi. Tôi nghĩ rằng các bác sĩ ở Ấn Độ biết rằng tôi đã bán cơ quan của mình".
Dân làng cho biết không thể đếm được số lượng người đã bán thận ở đây. Một gia đình 4 người có thể có tới 3 người đã bán cơ quan thận. Mặc dù con số này đã giảm đi một phần trong thời gian gần đây khi nhận thức về hậu quả về sức khỏe của việc bán thận đã được nâng cao, nhưng cuộc khủng hoảng thận tại Nepal vẫn tiếp tục lan rộng.
Nhiều người trẻ tuổi chọn cách ra nước ngoài làm việc do nghèo đói, đặc biệt là ở các quốc gia vùng Vịnh ở Trung Đông. Một số người hiện đang phải đối mặt với bệnh suy thận do tiếp xúc với nhiệt độ cao và mất nước nghiêm trọng do điều kiện làm việc kém.
Anh Jit Bahadur Gurung, một người lao động từng làm việc ở Ả-rập Xê-út trong 3 năm, kể: "Tôi phải làm việc trong cái nóng cực độ lên tới 50 độ C. Chúng tôi không có thời gian để nghỉ trưa, đi vệ sinh hoặc uống nước".
Tình hình khủng hoảng thận tại Nepal trở nên rất rõ ràng tại trung tâm cấy ghép nội tạng người ở Bhaktapur. Các bác sĩ cho biết trước đây, họ chỉ thực hiện cấy ghép thận cho bệnh nhân cao tuổi, nhưng giờ đây có ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị tổn thương thận.
Bác sĩ Pukar Chandra, Giám đốc điều hành Trung tâm cấy ghép nội tạng người ở Bhaktapur, Nepal, cho biết: "Khoảng 1/3 số bệnh nhân được cấy ghép của chúng tôi là những người lao động ở nước ngoài. Họ là những chàng trai trẻ khỏe mạnh, đủ sức làm việc. Nhưng khi trở về, họ đều bị suy thận hoàn toàn. Điều này đang tạo ra một gánh nặng lớn đối với nguồn lực y tế của chúng tôi".
Trong khi chưa thể loại bỏ triệt để nạn buôn bán thận, tình trạng các lao động trẻ bị tổn thương thận lại khiến tình hình y tế tại Nepal trở nên phức tạp hơn. Hệ thống y tế đã thiếu thốn lại càng gặp thêm một thách thức mới mà các nhà quản lý phải đối mặt và tìm cách giải quyết.
(ANTV) - Công an xã Đông Quang, thành phố Thanh Hóa đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 2002 là đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trở về từ Campuchia.
(ANTV) - Trong quá trình đấu tranh, triệt phá một chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh đã anh dũng hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ.
(ANTV) - Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo, các thế lực thù địch, các tổ chức người Mông lưu vong tăng cường các hoạt động kích động tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong vùng đồng bào dân tộc Mông phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.
(ANTV) - Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra làm rõ vụ hai cô cháu tử vong trong phòng trọ ở đường Tân Phước, phường Tân Bình, thành phố Dĩ An.
(ANTV) - Hai phụ nữ đăng tải video clip có nội dung đánh bạc lên mạng xã hội nhằm câu like vừa bị Công an thành phố Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính.
(ANTV) - Nhiều năm nay, tại nhiều trường đại học đa ngành, khối ngành kỹ thuật công nghệ luôn có tình trạng thí sinh đăng kí dự thi thấp hơn hẳn so với khối ngành về lĩnh vực xã hội. Trong ngắn hạn có thể chưa có nhiều tác động, nhưng về lâu dài nó sẽ có nguy cơ gây mất cân bằng nguồn nhân lực để phát triển đất nước. Đặc biệt, nguồn nhân lực về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho nền cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, xã hội số.
(ANTV) - Trên 100 người đã thiệt mạng, trong đó có cả trẻ sơ sinh mới 9 tháng tuổi, chỉ trong 2 tuần bắt đầu từ tháng 4 tại khu vực Trung Bắc Nigeria, sau loạt vụ tấn công bằng súng và dao rựa.
(ANTV) - Trong thời gian gần đây, vẫn tiếp tục có những trường hợp tử vong thương tâm chỉ vì sự chủ quan sau khi bị chó, mèo cắn, và đây đều là những mất mát hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trong khi bệnh dại đã có vắc xin hiệu quả, quy trình xử lý sau phơi nhiễm khá đơn giản, thì việc chậm trễ tiêm phòng, thiếu hiểu biết hoặc chủ quan của người dân vẫn là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh âm thầm cướp đi sinh mạng.
(ANTV) - Cấp đổi căn cước công dân miễn phí khi sáp nhập; Đề nghị bốn địa phương bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ; Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng là những thông tin chính sách nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Nỗ lực rất lớn để tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp xã hội; Hà Nội sẽ nghiên cứu chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính; Chính phủ đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; Trách nhiệm của người nổi tiếng là những bài viết nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay (18/4).