Thứ Tư, 22/01/2025 11:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Chống tái lấn chiếm vỉa hè - Cần có giải pháp lâu dài, bền vững

Phóng viên: Thưa ông Trần Hữu Minh! Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta giành lại vỉa hè cho người đi bộ, tuy nhiên có thể thấy là trong thời gian qua không chỉ ở Hà Nội mà ở cả thành phố Hồ Chí Minh các cấp chính quyền vẫn thể hiện sự quyết tâm trong việc ra quân xử lý các vi phạm trật tự đô thị lấn chiếm vỉa hè lòng đường, xong liệu rằng những biện pháp xử lý mạnh như thế liệu có phát huy được hiệu quả tích cực hay sẽ dẫn đến tình trạng xử lý cứng nhắc nóng vội và sợ quy trách nhiệm ở một số địa phương?

Ông Trần Hữu Minh: Tôi cho rằng những giải pháp vừa căn cơ vừa mạnh là hết sức cần thiết để chúng ta có thể lập lại trật tự đô thị giành lại không gian đi bộ vỉa hè cho người dân và sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Tuy nhiên, ở đây có một nội dung mà tôi muốn nhấn mạnh cái mục đích cuối cùng của những giải pháp này phải hướng tới việc   giúp con người di chuyển một cách thuận tiện hơn; ở đây chúng ta thấy có rất nhiều giải pháp trong thời gian gần đây là hướng tới việc phục vụ, giúp đỡ phương tiện cơ giới cá nhân di chuyển một cách thuận tiện hơn. Điều này nghe ban đầu có vẻ hợp lý nhưng thực tế nếu chúng ta tạo ra môi trường thuận tiện cho phương tiện đi lại, đặc biệt là phương tiện vận tải cá nhân thì mô hình chung chúng ta lại tạo môi trường cho phương tiện vận tải cá nhân phát triển, do vậy phương tiện vận tải công cộng sẽ gặp bất lợi. Chính bởi vậy, khi chúng ta giành lại không gian cho người đi bộ thì chúng ta cần thiết kế lại không gian vỉa hè đồng bộ với các kết nối chức năng của đô thị cũng như các hệ thống vận tải công cộng, trong đó đảm bảo ưu tiên cho vỉa hè là ưu tiên số 1. Sau đó khi đáp ứng được nhu cầu của người đi bộ và sử dụng phương tiện vận tải công cộng rồi thì chúng ta mới tính đến việc đáp ứng các nhu cầu khác. Ở đây tôi cho rằng việc quy hoạch không gian và định hướng kết cấu hạ tầng để làm sao chúng ta có quy phạm nhất là rất quan trọng bởi nếu để trong một môi trường có nhiều vi phạm thì hiệu lực xử lý sẽ rất thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế một vạch rõ nét trên vỉa hè giành cho người đi bộ như lát gạch mầu hoặc kẻ vẽ ô để cho các ki ốt bán hàng kinh doanh trên vỉa hè một cách rất rõ ràng, chủ kinh doanh không thể vượt quá giới hạn như vậy được hoặc có thể xén những vỉa hè đang rất rộng giành cho việc đỗ xe thay vì đỗ xe trên vỉa hè như vậy chúng ta có thể hợp lý hóa các nguồn lực đáp ứng được trong khi tất cả các hoạt động diễn ra một cách quy củ.

Phóng viên: Buôn bán hàng rong trên vỉa hè là nhu cầu thực tế của nhiều người có thu nhập thấp, liệu dẹp vỉa hè dành lối đi an toàn cho người đi bộ có thực sự là một giải pháp đảm bảo an toàn cho người đi bộ, hạn chế va chạm giao thông trên đường không, thưa ông ?
Ông Trần Hữu Minh: Trên thế giới có một nguyên tắc mà tất cả các nước đều đồng ý và tuân thủ đó là vỉa hè là dành cho các phương tiện giao thông phi cơ giới có nghĩa là đi bộ hoặc được phép đi xe đạp. Việc bán hàng rong, kinh doanh trên vỉa hè có thể được nhưng phải đảm bảo quy củ và quan trọng nhất là không ảnh hưởng tới dòng người đi bộ trên vỉa hè. Tại Việt Nam hiện nay đang có khá nhiều xung đột giữa dòng người đi bộ và hoạt động kinh doanh, đỗ xe trên vỉa hè.

Phóng viên: Thực tế cho thấy việc lấn chiếm vỉa hè còn do các nhà có mặt tiền ở các phố sử dụng mặt tiền làm nơi buôn bán và không giải quyết được vấn đề xe cộ của khách hàng. Vậy ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Trần Hữu Minh: tôi cho rằng cấm không phải là mục tiêu mà chúng ta tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán một cách quy củ hơn và thực tế trên thế giới người ta làm được thì tôi tin chúng ta cũng có thể làm được. Những nội dung kinh doanh hay đỗ xe đều là những nội dung cần phải tính đến nhưng nội dung nào quan trọng nhất cần phải ưu tiên một cách rõ ràng, cụ thể, sau chủ trương về ưu tiên phải có những giải pháp cụ thể để triển khai. Tôi lấy ví dụ trong không gian đô thị hiện nay, trình tự ưu tiên sẽ là không gian đi bộ, đường phố rồi đến chỗ đỗ xe. Khi chúng ta thống nhất chủ trương, chúng ta sẽ có những lựa chọn phù hợp.

Phóng viên: Khi mà ở nhiều nước không nói đâu xa như ở Thái Lan, vỉa hè không hoàn toàn giành cho người đi bộ, một số nơi người ta vẫn giành để buôn bán ăn uống phục vụ khách tham quan du lịch và một số ý kiến cho rằng kinh tế vỉa hè đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt đối với những địa bàn có đông khách du lịch đến. Theo ông làm thế nào để có sự phong phú đa dạng sinh động của hoạt động kinh tế mà vẫn giữ được trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ theo quy định của pháp luật?
Ông Trần Hữu Minh:  Tôi rất đồng ý với việc chúng ta phải cân nhắc các nhu cầu và trong bối cảnh các nguồn lực về không gian, về cơ sở hạ tầng như vậy chúng ta cần phải khai thác một cách tối ưu nhất để làm sao lựa chọn được phương án hài hòa, đáp ứng được các mục tiêu, đem lại lợi ích tổng thể cho cộng đồng, cho xã hội một cách tốt nhất. Chúng ta không cấm các hoạt động đó, mà chúng ta tổ chức lại cho nó thật quy củ ngăn nắp đem lại hiệu quả tốt hơn. Tôi cho rằng các chủ nhà hàng, người dân tái lấn chiếm lại không gian một phần là do không gian quá nhỏ hẹp trong khi nhu cầu vẫn đang tồn tại thì chúng ta cần phải bố trí lại cho hợp lý.

Phóng viên: Phải chăng là chúng ta đang thiếu sự quy hoạch một cách tổng thể chứ không phải thiếu quyết liệt trong công tác?
Ông Trần Hữu Minh: Tôi cho rằng cả ba nhu cầu di chuyển của phương tiện, đỗ xe, buôn bán cần phải tính toán lại trong phương án của chúng ta. Hiện nay tỷ lệ giành cho lòng đường, mặt đường chiếm 96% trong khi diện tích giao thông tĩnh giành cho đỗ xe chiếm 4%, đây là một tỷ lệ rất bất hợp lý bởi vì phương tiện không phải lúc nào cũng đi trên đường mà người ta còn phải dừng đỗ, do vậy tôi cho rằng nếu chúng ta điều chỉnh lòng đường còn 80% và 20% cho đỗ xe thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Bởi vậy khi mà quy hoạch bất hợp lý thì những giải pháp của chúng ta sau này sẽ chỉ còn là những giải pháp tình huống. Với không gian hiện nay chúng ta phải quy hoạch lại tỷ lệ thiết kế giữa đường phố - đỗ xe – vỉa hè. Nếu tạm gọi tổng không gian này là 100% thì hiện nay  lòng đường chiếm tới 85%, vỉa hè 10%, đỗ xe 5% chính vì sự bất hợp lý như vậy nên khi xe muốn dừng không có chỗ, muốn vào cửa hàng cũng không có chỗ đỗ xe, các khu vực muốn lập kinh doanh buôn bán cũng không đủ không gian. Thế nhưng nếu chúng ta quy hoạch lại lòng đường chỉ 70% thôi còn lại đỗ xe là 15% và vỉa hè là 15% thì tôi tin chắc chắn việc đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội tốt hơn rất nhiều.

Phóng viên: Là một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông theo ông cần có những giải pháp như thế nào để vỉa hè được trả lại đúng công năng vốn có và hơn hết là không để tình trạng lấn chiếm vỉa hè lặp đi lặp lại nhiều lần như hiện nay?
Ông Trần Hữu Minh: Ngay từ thế kỷ thứ IV khi mà vỉa hè ra đời, công năng là phục vụ cho vận tải phi cơ giới có nghĩa là người đi bộ và đến nay chức năng này không thay đổi. Tại Việt Nam, vỉa hè chưa đáp ứng được công năng này. Về giải pháp tôi cho rằng để tránh tình trạng lấn chiếm vỉa hè lặp đi lại hiện nay, có một số giải pháp chúng ta có thể thực hiện:
1. Cần xác định rõ ràng hệ thống giao thông hiện đại thì vỉa hè là yếu tố thuộc loại quan trọng nhất bởi vậy phải là ưu tiên số 1. Một đô thị hiện đại không thể thiếu vận tải công cộng, các tuyến đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, xe buýt bình thường và hệ thống đó không thể vận hành hiệu quả nếu ta không có hệ thống vỉa hè tốt và không gian đi bộ tốt. Vì vậy vỉa hè cần liên thông, liên tục, sạch sẽ, an toàn, có chiếu sáng và cây xanh, kết nối trơn tru với các vạch qua đường bằng kết cấu thềm dốc, hạ hè, có chu kỳ đèn cho người đi bộ, kết nối tốt với các điểm dừng đỗ vận tải công cộng. Chỉ khi chúng ta làm được điều này chúng ta mới trả lời được câu hỏi: khi thành phố hạn chế phương tiện cá nhân người dân đi bằng gì?
2. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa đường phố, vỉa hè và bãi đỗ xe
3. Phân bổ không gian đỗ xe hiện nay để hạn chế xung đột. Hiện nay xe đỗ sát tường nhà và người đi bộ đi ra phía ngoài tạo ra sự xung đột, tôi cho rằng nên để xe đỗ phía ngoài và người đi bộ đi phía trong thì hợp lý hơn
4. Vỉa hè là phi cơ giới và xe đạp; có nghĩa là vỉa hè rộng 7m  có thể cắt giảm xuống 4m, 3m nhưng đã trên vỉa hè là phi cơ giới
5. Có cơ chế khai thác vận hành không gian một cách hợp lý
6. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan có liên quan.
Phóng viên: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông Trần Hữu Minh – Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

(Nhóm PV thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

Tiêu điểm ANTT 03/01/2025

(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

Xem thêm