Thứ Bảy, 05/04/2025 02:45 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Hà Nội - Có thể giải quyết dứt điểm tình trạng xe thô sơ chở hàng cồng kềnh hay không ?

Phóng viên: Thành phố Hà Nội đã từng mở nhiều đợt tăng cường xử lý các phương tiện chở hàng cồng kềnh trong thành phố. Tuy nhiên, những vi phạm vẫn diễn ra. Theo đồng chí thì nguyên nhân là gì? Phải chăng, chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh?

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng: Gần đây, do là thời điểm cuối năm nên nhu cầu giao thương, vận chuyển hành hóa của nhân dân trên địa bàn Thành phố tăng mạnh, nắm bắt được tình hình trên, CATP Hà Nội, Phòng CSGT đã triển khai nhiều biện pháp nhằm siết chặt hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt việc vận chuyển hành hóa bằng xe ba bánh, xe mô tô, xe thô sơ, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Tuy nhiên, do nhiều người dân do tiết kiệm khoản chi phí thuê xe ô tô để chở hàng, bên cạnh đó do ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân, đặc biệt là người điều khiển xe thô sơ, xe ba bánh, xe mô tô chở hàng còn hạn chế, nên tình trạng vi phạm chở hàng cồng kềnh trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp.

Chế tài xử lý đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe 3, 4 bánh tự dóng, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, quá giới hạn quy định còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm.

Phóng viên: Theo quy định của pháp luật thì những phương tiện chở hàng cồng kềnh như thế nào thì sẽ vi phạm và bị xử lý cụ thể ra sao?

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng: Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:
(1) Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự (quy định tại điểm h, khoản 3, điều 5; khoản 1; điểm b, khoản 2 điều 24 Nghị định số 46 ngày 26/5/2016 của Chính phủ) vi phạm:
- Kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơmi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau (quy định tại điểm h, khoản 3, điều 5): Mức phạt từ 600.000đ đến 800.000đ. Tước giấy phép lái xe: 01 đến 03 tháng.
- Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc không chằng buộc chắc chắn; xếp hàng trên nóc buồng lái; xếp hàng làm lệch xe (quy định tại điểm 1, điều 24): Mức phạt từ 300.000đ đến 400.000đ.
- Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe (quy định tại điểm b, khoản 2, điều 24): Mức phạt từ 800.000đ đến 1.000.000đ. Tước giấy phép lái xe: 01 đến 03 tháng.
(2) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự (quy định tại điểm k, khoản 4, điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) vi phạm:
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, dẫn dắt xúc vật, mang vác vật cồng kềnh; Người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định (theo khoản 4, điều 19 Thông tư 46 ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Xếp hàng hóa, hành lý trên xe vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét); Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác (quy định tại điểm k, khoản 4, điều 6): Mức phạt từ 300.000đ đến 400.000đ.
(3) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy và xe thô sơ khác (quy định tại điểm g, khoản 2; điểm c, khoản 3, điều 8 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) vi phạm:
- Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không đảm bảo an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển (theo khoản 5, điều 19 Thông tư 46 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe) (quy định tại điểm g, khoản 2, điều 8): Mức phạt từ 60.000đ đến 80.000đ.
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khá (quy định tại điểm c, khoản 3, điều 8): Mức phạt từ 80.000đ đến 100.000đ.
(4) Đối với người đi bộ (quy định tại điểm a, khoản 2, điều 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) vi phạm: Mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông: Mức phạt từ 60.000đ đến 80.000đ.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh NVCC)

Phóng viên: Theo đồng chí, khó khăn lớn nhất trong xử lý các loại xe chở hàng cồng kềnh là gì ?
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện nay chúng tôi đang gặp một số khó khăn khi xử lý các trường hợp xe ba bánh:
Thứ nhất, theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông; Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì tất cả những trường hợp điều khiển xe công nông, xe Lambro, xe 3, 4 bánh (tự dóng) tham gia giao thông đều phải xử lý tịch thì xung quỹ Nhà nước.
Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 6 Quyết định số 06 ngày 25/01/2013 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố quy định: "Cấm các loại xe Lambro, công nông, máy trộn bê tông, xe 3, 4 bánh tự chế, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường nội bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội (theo quy định tại Nghị quyết số 32 ngày 29/6/2007 của Chính phủ). Riêng xe 3, 4 bánh của thương binh, bệnh binh, người tàn tật, đề nghị UBND thành phố Hà Nội sớm có văn bản chỉ đạo, quy định về việc quản lý, xử lý đối với loại phương tiện trên khi tham gia giao thông vi phạm các quy định về TTATGT.
Thứ hai, do nhu cầu vận tải hàng hóa của người dân trên địa bàn nội thành rất cao, đặc biệt là nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đồ đạc, vật liệu xây dựng trong các ngõ, ngách, dẫn đến việc người sử dụng xe 3, 4 bánh (tự dóng), xe xích lô, xe mô tô kéo theo xe cải tiến vận chuyển hàng hóa được nhiều người có nhu cầu thuê để phục vụ. Từ nguyên nhân này, đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật sử dụng xe 3, 4 bánh (tự dóng) để vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.
Thứ ba, nhiều trường hợp vi phạm thường hoạt động trong giờ cao điểm, khi lực lượng chức năng đang tập trung hướng dẫn, điều khiển giao thông. Do đó, khi phát hiện vi phạm rất khó khăn trong việc xử lý và có biện pháp cưỡng chế kịp thời. Đặc biệt là các xe mô tô, xe ba bánh chở hàng cồng kềnh khi dừng lại kiểm tra, xử lý sẽ rất dễ gây ùn tắc giao thông.
Thứ tư, tại một số đơn vị thuộc Công an thành phố, hiện tượng thương binh tập trung, tạo áp lực, đề nghị giải quyết, trả lại xe 3, 4 bánh tự dóng vi phạm còn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp có lời nói, thái độ không đúng mực với người thi hành công vụ.
Quá trình xử lý vi phạm các hành vi vi phạm chở hàng cồng kềnh gặp nhiều khó khăn, do người vi phạm cố tình không chấp hành việc xử lý vi phạm và yêu cầu bốc dỡ hàng hoá cồng kềnh, quá khổ của lực lượng chức năng. Mặt khác việc điều động xe tải đến chở phương tiện vi phạm còn có những bất cập về nhân lực và thời gian.
Lực lượng tham gia trực tiếp vào công tác kiểm tra, xử lý đối với đối tượng vi phạm trên còn mỏng; sự phối hợp, vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, các cấp chính quyền địa phương và các gia đình trong công tác tuyên truyền, phổ biến đối với các hành vi vi phạm trên còn chưa đồng bộ, quyết liệt.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về niên hạn sử dụng đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự, từ đó dẫn đến tình trạng các phương tiện này sau khi cũ nát được tận dụng, cải tạo thành xe 3, 4 bánh tự đóng tham gia giao thông, vận chuyển hàng hóa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, đễ xảy ra tai nạn giao thông.
Chế tài xử lý đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe 3, 4 bánh tự dóng, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, quá giới hạn quy định còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm.

Phóng viên: Từ sáng 25/9, lực lượng CSGT Hà Nội đã đồng loạt ra quân để xử lý tình trạng xe thô sơ chở hàng cồng kềnh. Vậy, tính đến thời điểm này, kết quả như thế nào, thưa đồng chí ?

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng: Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi đã duy trì công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT và kết quả xử lý vi phạm trên 32 cụm loa tại 32 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố cho hàng triệu lượt người nghe. Hàng tháng gửi các đĩa tuyên truyền phát trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT, trong đó có các quy định và chế tài xử phạt đối với vi phạm chở hàng cồng kềnh, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT. Từ đầu năm 2016 đến nay, Phòng CSGT đã cung cấp 182 tin cho các cơ quan báo đài, phối hợp xây dựng 11 bài viết, 25 phóng sự liên quan đến công tác xử lý các phương tiện chở hàng hóa cồng kềnh trên địa bàn Thủ đô.
Trong công tác xử lý vi phạm: Từ ngày 16/11/2015 đến ngày 03/10/2016, Phòng CSGT Hà Nội đã xử lý 5.174 trường hợp vi phạm chở hàng cồng kềnh, quá chiều dài, chiều cao cho phép, tạm giữ 1.560 phương tiện, 3.543 bộ giấy tờ, phạt thành tiền 2.120.630.000đ. Trong đó: 734 trường hợp xe ô tô chở hàng vượt quá chiều dài, chiều cao; 2,282 xe mô tô chở hàng cồng kềnh; 810 xe ba bánh tự dóng giả danh thương binh, chở hàng cồng kềnh; 93 trường hợp xe thô sơ, xe xích lô và phương tiện khác..
Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 114 ngày 26/9/2016 về tập trung kiểm tra, xử lý người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe thô sơ, xe xích lô, xe ba bánh tự dóng giả danh thương binh vi phạm chở hàng “cồng kềnh”, “quá khổ” khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT đã xử lý gần 2 nghìn trường hợp vi phạm, tạm giữ 270 phương tiện...

Phóng viên: Cảm ơn đồng chí!

Nhóm phóng viên thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Từ vụ việc một số tiktoker nổi tiếng livestream bán hàng kém chất lượng và vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo bán hàng trên mạng

Từ vụ việc một số tiktoker nổi tiếng livestream bán hàng kém chất lượng và vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo bán hàng trên mạng

Tiêu điểm ANTT 14/03/2025

(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

Xem thêm