Thứ Sáu, 03/05/2024 10:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Tiêu điểm ANTT

Luật an ninh mạng bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội như thế nào?

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có 58 triệu người dùng Internet và các mạng xã hội, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Các dịch vụ quảng cáo, thanh toán qua thẻ tín dụng dựa trên nền tảng từ những mạng này là một nguồn thu nhập đáng kể của các công ty này. Cho đến nay, Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng. Như vậy, trong tốp 10 nước có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới thì có tới 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, hiện nay, Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt ở Hồng Công (Trung Quốc) và Singapore.  Luật An ninh mạng có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Như vậy, xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia dân tộc. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà nước trong điều kiện internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão.

Với tiện ích nhanh, lan toả mạnh “không biên giới” này, các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia. Và thực tế cho thấy, điều này đang xảy ra. Theo Luật sư Lê Ngọc Hà- Đoàn Luật sư Hà Nội: “việc ra đời một đạo Luật có sức mạnh để tạo ra một hành lang pháp lý bảo vệ an toàn môi trường không gian mạng là hoàn toàn cần thiết và không thể trì hoãn. Tăng cường quản lý và đảm bảo an ninh mạng đây là vấn đề then chốt của mỗi quốc gia và có ý nghĩa sống còn trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo tôi luật an ninh mạng đã được quốc hội nước ta thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019 thực sự là cần thiết và không thể trì hoãn được. Thứ nhất đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật như là sử dụng không gian mạng để tổ chức hoạt động, cấu kết, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo người chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc hoặc là phát tán những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân gây thiệt hại cho kinh tế xã hội và gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc là người thi hành công vụ cũng như xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,  tổ chức, cá nhân khác. Cái thứ hai nó sẽ tăng cường quản lý an ninh mạng và đảm bảo hệ thống thông tin quan trọng của an ninh quốc gia. Thứ ba tăng cường quản lý an ninh mạng sẽ là phòng chống tấn công mạng. Luật an ninh mạng cũng là luật văn bản đầu tiên của nước quy định khái niệm về hoạt động tấn công mạng.

Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).

Không thể phủ nhận những tiện ích mà internet và mạng xã hội mang lại cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ và phức tạp mà internet, mạng xã hội mang lại, nhất là trên khía cạnh thông tin. Theo PGS TS Luật học Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia nghiên cứu về tội phạm học thì, thông tin trên internet, mạng xã hội rất khó kiểm chứng và không bị giới hạn bởi không gian. Từ thực tế ấy, các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến khủng bố tinh thần-đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư, khiến nhiều gia đình tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người còn tìm đến cái chết. Khi xuất hiện mạng internet nó đã phục vụ rất lớn sự phát triển kinh tế xã hội và sự văn minh của loài người, đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ rủi ro rất lớn đối với đời sống con người, đối với an ninh quốc gia của mỗi quốc gia khác nhau. Thực tế chúng ta thấy rằng tội phạm trên mạng xã hội, trên mạng internet tạo ra rất nhiều rủi ro lớn trong đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa. Và thiệt hại do mạng internet gây ra là vô cùng lớn. Việc thông qua luật an ninh mạng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho an ninh quốc gia mà các quốc gia khác cũng đều phải thực hiện bởi vì nó ngăn chặn những hành vi bị chống phá, nó ngăn chặn hành vi kích động lợi dụng không gian mạng để mà thực hiện mưu đồ chống phá gây bất ổn đối với xã hội, bất an toàn cho cả hệ thống chính trị, cho sự an ninh, trật tự an toàn của mỗi quốc gia và gây bất ổn. Vì vậy luật ra đời là một sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời và rất quan trọng.

Đến nay, nhiều quốc gia đã xem internet, mạng xã hội là phương thức giao tiếp giữa chính quyền với nhân dân, nhằm phát huy vai trò quản lý, giám sát của nhân dân. Nhà nước Việt Nam đã và đang đi theo xu hướng này, xây dựng chính phủ điện tử từ những lĩnh vực nhạy cảm, ví dụ: Hải quan đến giải quyết những nhu cầu thường nhật của công dân như xác nhận nhân thân, hộ khẩu.v.vv…Tuy nhiên, internet, mạng xã hội đã từng và đang là phương tiện thông tin chủ yếu của những lực lượng chống chính phủ-kết nối, huy động người dân thực hiện hành vi từ "bất bạo động", "bất tuân dân sự" đến bạo loạn, lật đổ; kêu gọi nước ngoài can thiệp để "bảo vệ dân thường", "bảo vệ nhân quyền" khỏi sự đàn áp của chính phủ…Kịch bản của các lực lượng chống chính phủ ở Trung Đông, Bắc Phi trong cái gọi là "cách mạng Hoa nhài" (2010-2011) lợi dụng mạng xã hội là một ví dụ điển hình.

Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra ở Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu cho thấy những thế lực chính trị xấu, trong đó có cả nước ngoài đã thông qua internet, mạng xã hội chỉ đạo những phần tử lưu manh, nghiện hút, không công ăn việc làm tìm cách tán phát thông tin xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường chống chính quyền nhân dân.

Bởi vậy, cần phải có một chế tài nghiêm minh đối với việc sử dụng internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Đó là lý do vì sao Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với sự nhất trí cao./.

 Đình Tú  

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm