(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
Những vụ việc thương tâm:
Ngày 6/8/2019 tại Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway, có cơ sở tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã xảy ra một vụ việc nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận ở thời điểm ấy. Đó là việc cháu bé L.H.L bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón học sinh từ sáng. Đến 16h45, gia đình nhận được cuộc gọi của cô giáo phụ trách đón cháu bé thông báo cháu bé đã tử vong.
6h30, ngày 13/9/2019, xe đưa đón trẻ của cơ sở Đồ Rê Mí do lái xe Nguyễn Công Tỵ điều khiển đón 9 trẻ tại các gia đình và đến lớp vào khoảng 8h. Do sơ suất, lái xe đã để quên cháu N.T.L (3 tuổi), cho đến khoảng hơn 15h cùng ngày mới phát hiện ra cháu trên xe. Rất may, cháu bé đã được cứu sống sau khi chuyển qua 2 bệnh viện. Ngay sau sự việc, cơ sở mầm non đã bị đình chỉ hoạt động.Tháng 6/2020, một nam sinh lớp 4 trường Tiểu học Nam Từ Liêm (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón. Sau khi tỉnh ngủ, em đã đập cửa nhờ người dân giải cứu.
7h15 ngày 9/9/2020, tài xế Nguyễn Văn Thạo điều khiển xe ô tô số 38 trả học sinh tại cổng số 4, sau đó lái xe về cổng số 1 của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (đóng tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để đỗ. Khi học sinh xuống xe, cô Lưu Thị Quỳnh Nga (phụ trách quản lý học sinh xe số 38) và tài xế Thạo chủ quan không kiểm tra, đã bỏ sót 1 học sinh ngủ trên xe. Khoảng 8h cùng ngày, học sinh này tỉnh dậy và tự mở cửa xe để đi vào trường.
Gần đây nhất, 6h20' ngày 29/5/2024, anh N.V.L (SN 1965), trú tại phường Quang Trung, TP Thái Bình điều khiển xe ô tô 29 chỗ cùng Phương Quỳnh Anh, giáo viên Trường Mầm non Hồng Nhung 2 đón cháu H và 9 học sinh khác đi học. Khi đến trường, anh L mở cửa xe ô tô cho giáo viên và các cháu học sinh tự đi vào lớp. Sau đó, điều khiển xe ô tô đỗ ở cổng trường rồi ra về. Khi vào lớp, giáo viên lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý thì phát hiện vắng cháu H nhưng không thông báo cho gia đình. Đến khoảng 17h cùng ngày, anh T.Đ.A – là cậu ruột của cháu đến đón và phát hiện sự việc cháu H bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong. Theo cơ quan điều tra, cháu bé ở trên xe trong khoảng thời gian dài, thời tiết thì nắng nóng, trong dạ dày không có thức ăn. Sức lực cháu suy kiệt, kết hợp với không gian hẹp dẫn đến cháu bị suy hô hấp..
Đó là 5 vụ việc trẻ mầm non, học sinh bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây. Thực tế, con số này có thể còn lớn hơn nhiều. Trên thế giới, tình trạng bỏ quên trẻ trên xe cũng đã xảy ra ở nhiều nước.
Ngày 29/7/2021, dư luận Nhật Bản phẫn nộ trước thảm kịch tại một trường mầm non thuộc thành phố Nakama. Cậu bé Toma Kurakake (lúc đó 5 tuổi) lên xe bus đưa đón của trường vào buổi sáng và xe đến trường mẫu giáo Futaba vào khoảng 8h35 sáng. Tuy nhiên, người tài xế đã quên không kiểm tra xe trước khi đưa xe về bãi đậu mà để cậu bé Toma Kurakake một mình trong xe suốt 9 tiếng. Khi mẹ của Toma đến đón vào 5h chiều cùng ngày mới phát hiện cậu bé bị bỏ quên. Thời gian tử vong của cậu bé ước tính là khoảng 1h chiều, với cái nóng lên tới 55 độ C bên trong xe. Vụ việc tương tự cũng xảy ra vào tháng 7/2018. Một bé gái 4 tuổi được phát hiện tử vong trong xe bus ở Ongducheon, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc 7 giờ sau khi bị bỏ quên một mình giữa thời tiết nắng nóng.
Theo tổ chức Child Safety Europe, trong giai đoạn 2007-2009, đã có 26 trường hợp trẻ em bị sốc nhiệt khi bị bỏ quên trong ô tô ở Pháp và Bỉ, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Tại Canada, một nghiên cứu do Bệnh viện SickKids thực hiện đã kết luận rằng, trung bình mỗi năm trên cả nước có một trẻ em thiệt mạng do bị bỏ quên trong ô tô.
Ở hầu hết các quốc gia, xe bus đưa đón học sinh là phương tiện rất được ưa chuộng, bởi tiết kiệm, linh hoạt, tương đối an toàn và ngày càng trở nên phổ biến. Tại Mỹ, xe bus trường học đưa đón trẻ em đã có từ khoảng 100 năm trước. Mỗi ngày có tới 25 triệu trẻ em di chuyển bằng xe đưa đón, với gần 480.000 xe bus trường học đang hoạt động. Cục Quản lý ATGT đường bộ Quốc gia Mỹ ước tính, xe đưa đón an toàn hơn ô tô cá nhân gấp 87 lần. Thế nhưng, Mỹ là quốc gia có số trẻ em tử vong vì bị bỏ quên trong ô tô nhiều nhất thế giới. Và năm 2018 được coi là đỉnh điểm khi có tới 52 trẻ em thiệt mạng vì nguyên nhân này, chủ yếu xảy ra vào mùa hè tại các bang có khí hậu nóng như Texas, Florida, Arizona..
Thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe oto - Vì sự an toàn của trẻ:
Trước hàng loạt những vụ việc thương tâm xảy ra liên quan đến loại hình xe đưa đón học sinh, đặc biệt hơn khi loại hình này ngày càng phát triển mạnh và dần trở nên thiết yếu tại các đô thị lớn; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã dành 1 điều với 6 khoản quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh.
Điểm đáng chú ý trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là từ ngày 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu: Có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ. Quy định này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ :
"Theo tôi, cần nghiên cứu các thiết bị cảnh báo người lái, người đưa đón học sinh để kiểm soát học sinh trên xe. Khi đón, trả các cháu làm sao để đảm bảo an toàn nhất cho các cháu; chống bỏ quên các cháu như những trường hợp vừa qua. Tôi thấy đây là một đề xuất rất tốt."
"Rất nhiều những vụ việc thương tâm đã xảy ra, ngay năm ngoái thôi đã có vụ việc học sinh bị bỏ quên trên xe, hậu quả rất thương tâm. Là phụ huynh có con nhỏ, tôi thấy cần phải có quy định, có thiết bị giám sát, làm sao để nâng cao ý thức của lái xe, cô giáo; cần có thiết bị để cảnh báo vẫn còn có người trong xe, để mọi người quan tâm đến các em hơn, không còn những trường hợp thương tâm như thế nữa. Tôi rất là ủng hộ việc chúng ta đầu tư trang thiết bị cho hiện đại hơn."
Luật quy định mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với các xe kinh doanh vận tải chở học sinh không trang bị thiết bị này. Đồng thời, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xe chở học sinh khi đi đăng kiểm phải có hệ thống cảnh báo bỏ quên trẻ em, có thể hoạt động tự động hoặc điều khiển bằng tay, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tích hợp với các hệ thống cảnh bảo khác.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đáp ứng kịp thời quy định của pháp luật, mới đây, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ khoa học hình sự thuộc Viện Khoa học hình sự đã đưa ra thị trường “thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón”. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Đỗ Hải Nam- Giám đốc Trung tâm và Thượng tá Nguyễn Tuấn Trung- 1 trong 2 cán bộ nghiên cứu và sáng chế thành công “thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón”.
PV: Trước hết xin được hỏi Thượng tá Nguyễn Tuấn Trung, “thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón” đã được nghiên cứu và sản xuất như thế nào, thưa đồng chí?
Thượng tá Tuấn Trung: Lúc đầu chúng tôi cũng có nghiên cứu trên mạng, trên một số tài liệu nước ngoài và trong nước. Nói về bộ sản phẩm này thì ở Mỹ, Úc cũng có, họ làm hệ thống nút ấn, cảm biến. Lúc đầu chúng tôi cũng đặt vấn đề là sử dụng bộ cảm biến chuyển động thì các cháu chuyển động sẽ phát hiện nhưng với các trường hợp cháu nhỏ, đi buổi sớm, các cháu dễ ngủ quên, thiếu không khí rất dễ lịm đi. Các trường hợp lịm đi thì các cháu dễ nằm một chỗ luôn thì cảm biến không ổn, camera chuyển động cũng thế. Sau nhiều nghiên cứu thì chúng tôi thấy là phương tiện kỹ thuật phải kết hợp với yếu tố con người. Chúng tôi tính đến việc xuống bấm, báo động rồi nhưng báo động rồi phải quay số, có chuông báo nhưng các cháu nó đập cửa cũng khó nghe thấy. Vậy nên sau chuông báo phải quay số để người có trách nhiệm biết được. Quá trình nghiên cứu các giải pháp cũng mất nhiều thời gian
PV: Ở Việt Nam, xe đưa đón học sinh mới chỉ phổ biến ở các đô thị và người ta sử dụng nhiều dòng xe để phục vụ loại hình vận tải này. Khi nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón, các anh đã tính đến những yếu tố gì để phù hợp với nhiều loại xe và quá trình thử nghiệm được tiến hành ra sao?
Thượng tá Tuấn Trung: Phương án lúc đầu chúng tôi có tính đến cửa xe. Có những hệ cửa sau khi tắt máy thì cửa sẽ đóng luôn còn những trường hợp là xuống kiểm tra xe xong mới tắt máy như dòng xe như ford transit, mình ấn nút là cửa tự động đẩy vào. Trường hợp như thế thì phải tính như thế nào. Nói chung là mất khá nhiều thời gian để tính đến làm sao phải phù hợp với các dòng xe. Sau đó là tính đến việc bấm, quay số như thế nào? Loay hoay từ bản demo xong rồi báo cáo, nâng cấp cũng mất 2,3 tháng. Thử nghiệm thì trên cả dòng xe cửa tự động, cửa điện. Trường hợp lái xe họ xuống, tắt máy rồi thì không lên để ấn tắt nút được thì lại phải đổi. Lúc đấy là chưa có sim, chưa quay số, nhắn tin thì lại phải thêm cái đấy vào.
PV: Thưa Đại tá Nguyễn Đỗ Hải Nam, thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón mà Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ khoa học hình sự nghiên cứu, sản xuất thành công hoạt động trên nguyên lý như thế nào?
Đại tá Hải Nam: Nguyên tắt hoạt động của thiết bị là khi lái xe xuống xe, tắt máy bắt buộc anh phải đi về phía cuối xe để kiểm tra, kiểm tra xong thì ấn nút xác nhận. Nếu cái nút này không được ấn thì đồng nghĩa với việc anh ấy không kiểm tra, đóng cửa xe và đi luôn thì sau 3 phút, nó sẽ đổ chuông và đèn nhấp nháy. Đổ chuông trong 3 phút để nhắc lái xe mà lái xe không biết thì gọi điện đến số lái xe và nhắn cho anh ta một cái tin mà mình lập trình. Sau 3 phút, lái xe không làm thì thiết bị sẽ quay số đến người thứ 2 mà tiếp tục quên, không nhắc lái xe thì sau 3 phút, nó sẽ gọi điện, nhắn tin đến một người nữa. Sau 1 phút thì thiết bị sẽ liên tục nhắn tin, gọi điện cho 3 người này.
PV: Các nước trên thế giới họ cũng nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để sản xuất thiết bị và phần mềm cảnh báo nếu phát hiện trẻ bị bỏ quên trên xe. Vậy, đâu là điểm nổi trội, ưu thế của thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón mà Trung tâm sản xuất, thưa đại tá?
Đại tá Hải Nam: Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy thiết bị nhiều nhưng để có 1 thiết bị mà giá cả hợp lý, dễ sử dụng bởi đối tượng chúng ta là trẻ em mà trẻ em thì khó để bảo chúng điểm danh, vân tay. Làm sao để tiện dụng nhất thì chúng tôi đã nghiên cứu ra thiết bị này. Hiện nay, tôi đang liên hệ với Viện sáng chế làm thủ tục cấp giải pháp hữu ích thì Viện sáng chế có trả lời là thiết bị này của chúng tôi chưa có ai làm. Ở Mỹ có thiết bị như thế này nhưng không quay số và nhắn tin mà chỉ có nút bấm. Cái này hay hơn bên nước ngoài là vì xe chở học sinh của chúng ta có nhiều loại, xe cũ, xe mới, xe cửa điện, xe mở bằng cơ....Cái ưu việt của mình nữa là quay số và nhắn tin. Cái này thì nhà trường dễ dàng kiểm tra lại ví dụ như hôm nay anh lái xe chưa kiểm tra thì có thể kiểm điểm, nhắc nhở lái xe... Tất cả những vụ việc xảy ra phần lớn do lỗi người lớn thiếu trách nhiệm, không kiểm tra chứ không phải lỗi trẻ em. Chính vì vậy chúng tôi thiết kế, sản xuất ra một thiết bị để cảnh báo từ sớm, từ xa, tránh tình trạng trẻ bị bỏ quên trên xe.
PV: Nhiều thính giả qua tâm đến chi phí lắp đặt và vận hành của thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón bởi giá thành cao thì đây sẽ là trở ngại lớn khi áp dụng đại trà trên toàn quốc. Ông có thể thông tin cụ thể hơn về vấn đề này?
Đại tá Hải Nam: Trong chuỗi cung ứng này thì mình chỉ chuyên về sản xuất thôi và mình tối ưu hóa chi phí bằng cách bán với số lượng lớn. Sản phẩm này chắc chắn không đắt hơn thiết bị ngoại nhập, tính năng nhiều hơn mà lắp đặt thì không khó lắm bởi vì một thiết bị để trong capo, một thiết bị có băng dính 3M dán về phía cuối xe, dây thì đi trên trần xe đảm bảo đẹp và thẩm mỹ. Quan điểm của chúng tôi đầu tiên phải quan tâm đến chất lượng, sau đó là giá cả bởi vì sau khi quy định này đưa ra thì các nhà xe cũng phát sinh nhiều chi phí. Một là phải sơn toàn bộ xe màu vàng, hai nữa là lắp thêm thiết bị này, một hệ thống ghi nhận hình ảnh nữa nên mình phải tối ưu hóa giá cả sản phẩm.
PV: Thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên xe đưa đón mới đây đã được giới thiệu trong triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024. Sản phẩm đã được công chúng đón nhận như thế nào, thưa đại tá?
Đại tá Hải Nam: Lương tâm và trách nhiệm của mình thì mình thấy cần phải có những giải pháp để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, trẻ mầm non. Cái này là ý nghĩa lớn nhất. Lúc đầu, Trung tâm chỉ định làm 1 sản phẩm giải pháp để đưa ra cho xã hội, cũng kỳ vọng sản phẩm sẽ được đón nhận bởi đây là một sản phẩm của Việt Nam, thương hiệu của đơn vị công an. Chúng tôi đã gặp một số đồng chí bên ngành giao thông, các anh ấy cũng có trao đổi với một số công ty vận tải, họ rất hào hứng với sản phẩm này. Họ bảo là giới thiệu và lắp cho các xe du lịch bởi đi du lịch người già và trẻ em cũng rất dễ bị quên. Người quản lý của các công ty vận tải họ thấy cần thiết bởi sản phẩm giá tiền không cao mà đem lại sự an toàn thì họ sẽ đầu tư.
PV: Vâng, rất cám ơn Đại tá Nguyễn Đỗ Hải Nam và Thượng tá Nguyễn Tuấn Trung vì những thông tin rất hữu ích vừa rồi. 1000 thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ em trên ô tô được chuyển tới tay người tiêu dùng là tin vui trong những ngày đầu năm mới với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ khoa học hình sự thuộc Viện Khoa học hình sự. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, quý vị và các bạn có thể truy cập trang web có địa chỉ https://thietbicanhbaochongboquentreemtrenxeoto.com/;hotline 906466489.
Công nghệ không thể thay thế con người mà chỉ là sản phẩm hỗ trợ, giúp chúng ta nâng cao ý thức trách nhiệm và cảnh giác hơn… Cốt lõi vấn đề vẫn là ý thức của mỗi người. Nếu các tài xế, các cô giáo đưa đón ý thức hơn, trách nhiệm hơn một chút với con trẻ; những đứa trẻ được trang bị kỹ năng cần thiết để thoát hiểm thì những sự việc đau lòng như bỏ quên trẻ em trên xe sẽ không xảy ra./.
(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.
(ANTV) - Cuối tháng 10, Temu quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam với các ưu đãi đến 90%, giao diện Việt hóa, và cam kết giao hàng trong 4 - 7 ngày. Kho hàng phong phú, giá cạnh tranh, cùng chiến dịch quảng bá lớn giúp Temu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.
(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
(ANTV) - Ngày 15/11/2023; Đại uý Vũ Văn Chính tạm biệt gia đình, vợ con và cả công việc anh yêu thích ở trường Đại học PCCC để lên tăng cường cho xã vùng cao biên giới Nậm Ban, thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Thực tế công tác ở xã miền núi nghèo, trọng điểm phức tạp về ANTT đặt ra không ít thách thức đối với một thầy giáo- giảng viên đại học lần đầu đi cơ sở như Đại uý Chính nhưng anh lại coi đó là cơ hội để trải nghiệm thực tế, làm mới bản thân bằng những việc làm hữu ích, phục vụ bà con dân bản.
(ANTV) - Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV là sự kiện quan trọng với chủ đề "Chuyển đổi - Sáng tạo, bứt phá" thu hút hơn 700 tác phẩm từ 70 đơn vị trên cả nước.
(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
(ANTV) - Trong quá trình làm nhiệm vụ trên quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, các chiến sĩ thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Đắk Nông đã kịp thời đưa một người phụ nữ bị nhồi máu cơ tim đi cấp cứu tại bệnh viện.
(ANTV) - Nhằm kiềm chế tai nạn giao thông một cách bền vững, lực lượng CSGT Tuyên Quang đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức nội dung tuyên truyền về các quy trong của pháp luật trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.