(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.
Một biến tướng đang ngày càng leo thang nhưng lại trợ lực cho những người bán hàng bất chính thu được nguồn lợi lớn, đó là lợi dụng hình ảnh, sự nổi tiếng cùng công nghệ 4.0. Những ngày gần đây, vụ việc 2 tiktoker nổi tiếng là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cùng hoa hậu Thùy Tiên bị cộng đồng mạng tố bán hàng kém chất lượng, hàng không như quảng cáo khiến dư luật bức xúc, một lần nữa lại gióng lên tiếng chuông cảnh báo về việc quản lý chất lượng hàng hóa trên các mạng xã hội, qua hoạt động livestream.
Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
Theo Luật sư Phạm Văn Thảo – Giám đốc Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam, hành vi quảng cáo sai sự thật hiện nay đã có chế tài xử lý cụ thể theo quy định pháp luật.
Theo quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 thì đã có những quy định khá đầy đủ và chi tiết về các hành vi bị cấm trong quảng cáo, trong đó có việc quảng cáo sai sự thật. Những hành vi nói quá về giá trị, tác dụng, công dụng của sản phẩm được xác định là quảng cáo sai sự thật.Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 5 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021 của Chính phủ, đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với cá nhân, mức phạt từ 60 đến 80 triệu đồng; tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 120 đến 160 triệu đồng.
Ngoài ra, tại khoản 8, Điều 34 Nghị định này cũng quy định rõ: người vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như tháo gỡ, xóa bỏ quảng cáo, thu hồi sản phẩm quảng cáo, buộc xin lỗi, cải chính thông tin – tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 'quảng cáo gian dối' theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ mà tái phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, hoặc bị cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.
(ANTV) - Sáng 21/5, tại Hội trường Công an Thành phố Hà Nội (số 87 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), Cục Công tác Chính trị tổ chức chương trình tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động trong lực lượng, hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” trong Công đoàn Công an nhân dân (CAND) năm 2025.
(ANTV) - Trong dòng chảy phát triển của xã hội hiện đại, những hành vi vi pháp pháp luật ngày càng tinh vi, phức tạp và có xu hướng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp lý để trục lợi. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ Luật hình sự để phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.
(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.
(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.
(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.
(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.