Thứ Sáu, 26/04/2024 14:11 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo tuần qua

(ANTV) - Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, cả nước sẽ có hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội được xây dựng dành cho người thu nhập thấp và công nhân. Tuy nhiên, chia sẻ với báo Tiền phong, nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách bán nhà ở cho công nhân đang gây khó cho doanh nghiệp bất động sản.

Bán nhà ở công nhân: Quy định vẫn nhiêu khê, khó làm

Theo đó, doanh nghiệp muốn bán nhà ở xã hội thì phải gửi danh sách về Sở Xây dựng kiểm tra. Khi Sở phản hồi lại, doanh nghiệp mới được ký hợp đồng mua bán. Với thủ tục này, nếu dự án có hàng nghìn hồ sơ thì quá trình kiểm tra sẽ mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp sẽ chậm thu hồi vốn, có khi đến 2-3 năm cũng không xong. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đề nghị được ký hợp đồng và tự chịu trách nhiệm. Sau đó sẽ gửi danh sách hợp đồng lên Sở Xây dựng hậu kiểm tra. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh quy trình phê duyệt dự án nhà ở xã hội, vì thực tế có những trường hợp nhiều năm không xong.

Giữ chân nhà khoa học trẻ: Cần các chính sách đồng bộ

Phát triển lực lượng nhà khoa học là một nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Song song với đó là làm sao để thu hút và “giữ chân” được đội ngũ này là câu hỏi đang được đặt ra.

Theo báo Đại đoàn kết, thời gian gần đây có tình trạng một số chuyên gia giỏi chuyển sang khu vực tư. Một trong những lý do chính là vấn đề thu nhập chưa tương xứng. Ví dụ, chuyên gia học hàm giáo sư, phó giáo sư mỗi tháng nhận lương khoảng 14 triệu đồng. Nhưng vị trí tương tự ở tư nhân thì mức lương từ 120-150 triệu đồng/tháng. Bên cạnh mức lương thưởng tương xứng thì các yếu tố khác như môi trường làm việc, cơ chế quản lý cũng rất quan trọng để các nhà khoa học muốn góp sức cho đất nước. Một số nơi, nhà khoa học còn thiếu kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học; thủ tục hành chính để triển khai đề tài còn rườm rà…

Đổi mới giáo dục 'vừa chạy vừa xếp hàng', giáo viên chịu áp lực lớn

Đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh thiếu giáo viên môn học mới, đội ngũ còn lại phải dạy tăng tiết hoặc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác là những áp lực giáo viên đang phải gồng gánh. Phản ánh thực trạng này, báo Thanh niên có bài “ Đổi với giáo dục vừa chạy vừa xếp hàng, giáo viên chịu áp lực lớn”.

Tại một trường THCS ở Hà Nội, việc thiếu giáo viên khiến nhà trường phải chịu áp lực “trên đe, dưới búa”. Để dạy các môn tích hợp, giáo viên phải dạy hơn 20 tiết/tuần, quá số tiết quy định. Ngoài giờ lên lớp, giáo viên vẫn phải làm đủ loại hồ sơ sổ sách, tham gia các hoạt động khác, chiếm rất nhiều thời gian, công sức. Nhiều chuyên gia cho rằng, đổi mới nhưng phải tính đến việc đội ngũ hiện có, lịch sử để lại đáp ứng đến đâu, chứ không thể áp đặt yêu cầu quá cao của chương trình mới với giáo viên cũ, khiến họ căng thẳng không cần thiết. Do vậy, việc giảm áp lực công việc cho giáo viên cần đặt lên hàng đầu trong thời gian tới.

Trích ngân sách mua sách giáo khoa: Vừa mừng, vừa lo

Chủ trương trích ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học để sử dụng chung là giải pháp được nhiều người ủng hộ nhưng đi kèm theo đó cũng có nhiều nỗi lo, nhiều băn khoăn.

Việc học sinh không dùng sách giáo khoa của trường là có thể có. Đây là sự tốn kém không cần thiết và thực sự lãng phí nếu nhiều học sinh vẫn muốn có sách giáo khoa riêng. Do vậy, theo một số chuyên gia, cơ quan chức năng và các trường cần có những dự đoán ban đầu về số học sinh muốn mua sách riêng. Bên cạnh đó, hiện nay có ba bộ sách giáo khoa. Giờ mua mỗi bộ theo tỉ lệ như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất bản cũng là điều cần được tính đến.

Tin mới nhất

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những chứng nhân năm xưa nay cũng đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Trong câu chuyện họ kể cho con cháu, vẫn luôn có những ký ức về một thời anh dũng tham gia chiến dịch Trần Đình, sau này được biết đến là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Đoàn công tác của Bộ Công an (Đoàn công tác số 8) vừa cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, hoàn thành tốt đẹp hành trình 7 ngày, 6 đêm thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI/2. Với gần 200 đại biểu đến từ các cục nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương; chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa là hải trình đặc biệt: nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc!

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Là sơ sở đào tạo trọng điểm của ngành Công an, tiến tới lộ trình trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, Học viện ANND đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ngang tầm nhiệm vụ,góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, phục vụ công cuộc phát triển đất nước và nhiệm vụ công tác công an.

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Kinh tế 26/04/2024

(ANTV) - Hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn là vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Đặc biệt, mới đây cơ quan công an đã triệt xóa đường dây sản xuất, mua bán hàng giả với quy mô lớn, mặt hàng làm giả là hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng mà nhiều người đang tin dùng. Đây thực sự là những thông tin gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 26/04/2024

(ANTV) - Tập trung đảm bảo ANTT đúng nhất vào lễ 30/4 và 1/5; Đăng kiểm vào cao điểm, làm gì để tránh 'đưa xe đến lại đưa về'; Giải pháp cốt lõi, đảm bảo an toàn cho người lao động; Không tăng giá cước xe khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5;... là những tin tức nổi bật được đăng tải trên các báo ngày 26/4.

Xem thêm