(ANTV) - Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có việc luôn bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, vu cáo, kích động với luận điệu “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là hết sức tồi tệ”.
Người dân được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Internet và chuyển đổi số
Thời gian qua, mỗi người dân Việt Nam đều có cảm nhận về những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời sống xã hội, với những lợi ích thiết thực đang được thụ hưởng. Sự ra đời và phát triển của các mô hình dịch vụ, ứng dụng, hay sản phẩm công nghệ trên nền tảng kết nối Internet đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức con người. Thế nhưng, các thế lực phản động, thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí vẫn cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật về quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.
Hết xuyên tạc về tự do ngôn luận, các đối tượng thù địch, thế lực phản động cho rằng tại Việt Nam không có tự do internet. Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới. Chưa dừng lại, một số cá nhân còn cho rằng “Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội”.
Thực tế cho thấy, sự phát triển và tự do Internet tại Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Khi đại dịch Covid-19 ập tới, kéo theo giãn cách xã hội, Internet trở thành con đường duy nhất để nhiều người, nhiều gia đình kết nối với bên ngoài. Chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin trong nước và trên toàn thế giới mọi lúc mọi nơi, thậm chí làm việc, học tập mà không cần ra khỏi nhà.
Cũng nhờ có internet mà thanh toán số không còn còn là đặc trưng của đô thị, mà người dân ở nông thôn và miền núi đều có thể tiếp cận.
Sau hơn 1/4 thế kỷ, từ dịch vụ xa lạ với người dân Việt Nam, số người dùng internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70 triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.
Internet giờ đây đã trở thành nền tảng để xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số hiện đại. Nhờ chuyển đổi số, cuộc sống người Việt đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến, mua hàng qua kênh thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại.
Những tiện ích, dịch vụ số đang từng bước được phủ rộng trên khắp cả nước. Từ thành thị tới nông thôn, từ doanh nghiệp tới mỗi người dân đều nhìn rõ và có thể nắm bắt được cơ hội của mình từ chuyển đổi số.
Nỗ lực bảo vệ quyền con người trên môi trường số
Sự phát triển của internet và công nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên, với hàng trăm triệu trao đổi, giao dịch dân sự trên môi trường số mỗi ngày, nó cũng được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tiêu cực con người nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, cần có những chính sách pháp luật đặc thù để quản lý hoạt động trên không gian mạng, trong đó có những quy định để bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.
Tháng 4/2023, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được một số đơn trình báo của người dân về việc thông tin cá nhân bị các đối tượng của tổ chức khủng bố Việt Tân sử dụng để đăng ký cái gọi là chương trình "Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa". Đây chỉ là một trong những hệ quả của việc thiếu cẩn trọng, để lộ lọt thông tin cá nhân của người dân trên mạng Internet.
Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Bài toán làm sao vừa quản lý, sử dụng hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền con người.
Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng và lợi ích quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật an ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... đã được ban hành. Trong đó có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn, xử lý tin xấu độc với các nền tảng xuyên biên giới được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan chức năng.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.
Những năm qua, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đều hoan nghênh thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Những thành tựu này chính là khẳng định sự cam kết của Việt Nam với bạn bè quốc tế nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền.
(ANTV) - Chiều ngày 21/11, với 426/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều điểm quy định mới. Trong đó tới đây kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử hay còn gọi là bán thuốc online sẽ chính thức được thực thi.
(ANTV) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ em, vì vậy việc bảo đảm an tòan, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
(ANTV) - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo vùng phát thải thấp tại Thủ đô nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Trong đó, một trong những định nghĩa mới đã được công bố khiến nhiều người dân quan tâm đó là “vùng phát thải thấp” là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi hiện đang có mức độ ô nhiễm không khí cao.
(ANTV) - Ngày 22/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc (Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM).
(ANTV) - Vào đêm 21/11, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an TP Hà Nội đã giải cứu an toàn 2 người bị mắc kẹt trong đám cháy tại nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(ANTV) - Sau khoảng 12 giờ tích cực điều tra, truy xét, Công an phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng đã bắt giữ nghi phạm cướp giật điện thoại của một cô gái trong đêm khuya là Nguyễn Năm (31 tuổi, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
(ANTV) - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
(ANTV) - Đối tượng cướp tài sản trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ sau 2 tuần gây án.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường vào ban đêm. Công an thành phố Cẩm Phả đã nhanh chóng truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.