(ANTV) - Ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án 06, Công an TP. HCM đã xác định một trong những việc khó nhất là thay đổi tư duy, nhận thức, thói quen từ truyền thống sang môi trường mạng, không chỉ với cán bộ, chiến sĩ mà với tất cả người dân.
Công an TP. HCM đã bố trí hơn 1.300 Công an chính quy tại Công an xã, thị trấn; bố trí hơn 7.800 biên chế lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính, đặc biệt cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin để ưu tiên bố trí các vị trí phù hợp trong thực hiện Đề án 06.
Để thực hiện Đề án 06, vấn đề tiên quyết là phải tiến hành cấp căn cước công dân gắn chíp. Tại TP. HCM, việc cấp căn cước công dân gắn chíp thực hiện qua 2 giai đoạn. Công việc này không khó nhưng cả giai đoạn 1 và 2 khi Công an TP.HCM cấp căn cước công dân gắn chíp cho công dân cũng là lúc TP. HCM và cả nước chìm trong đại dịch Covid-19, toàn lực lượng Công an TP. HCM lao vào chống dịch.
Việc cấp căn cước công dân có lúc phải đình trệ, nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, cán bộ chiến sĩ Công an TP. HCM vừa tổ chức phòng, chống dịch nghiêm ngặt vừa tiếp tục thực hiện cấp căn cước công dân cho dân. Công việc vô cùng áp lực với tất cả các lực lượng tham gia.
Lãnh đạo Công an TP. HCM đã lên phương án khoa học nhất, tổ chức, sắp xếp, chú trọng việc chuẩn bị dữ liệu, thông tin công dân, giao nhiệm vụ cụ thể cho cảnh sát khu vực, trưởng công an phường, xã, thị trấn tổ chức cấp căn cước công dân lưu động, để vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa tạo thuận tiện cho người dân.
Đồng chí Dương Anh Đức, Bí thư Quận 1 TPHCM chia sẻ: Như chúng ta biết nội dung thực hiện trong đề án 06 hết sức thiết thực và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày trong thực thi công vụ của hệ thống chính quyền TP. HCM. Kết quả sẽ thể hiện rõ và đánh giá của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các tổ chức khi người ta sử dụng các dịch vụ đặc biệt qua việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và giải quyết công việc hàng ngày.
Công an TPHCM đã bố trí hơn 1.300 Công an chính quy tại Công an xã, thị trấn; bố trí hơn 7.800 biên chế lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin để ưu tiên bố trí các vị trí phù hợp trong thực hiện Đề án 06.
Đây là chiến dịch quy mô chưa từng có, với hàng trăm tổ công tác làm việc từ sáng sớm đến hơn 10 giờ đêm mỗi ngày, có tổ làm việc đến 0 giờ. Hình ảnh những cán bộ chiến sỹ Công an trên toàn thành phố đến tận nhà làm, giao căn cước công dân cho dân trở nên quen thuộc với bà con.
Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an TP. HCM cho biết: Thời gian qua, Công an thành phố với vai trò là thường trực tham mưu thực hiện đề án 06 đã được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng của các sở ngành, ban chỉ đạo đề án 06 các quận huyện để đạt được kết quả như hiện này. Việc cấp tài khoản định danh điện tử và căn cước là nội dung trọng tâm mà Công an thành phố đã thực hiện. Với dữ liệu hơn 11 triệu dữ liệu dân cư được làm sạch, đây là nỗ lực không ngừng mà lực lượng Công an đã thực hiện đối với đề án 06.
Ngày 6/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Để phát huy tối đa những lợi ích, tiện ích của việc kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử, để mỗi cá nhân là “công dân số” góp phần hình thành chính quyền điện tử và quốc gia số, UBND TP. HCM, Công an TP. HCM đã phát động chiến dịch kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2. Lực lượng Công an TP. HCM luôn duy trì công tác làm sạch, làm giàu, bảo đảm dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP. HCM cho biết: Đề án 06 đã góp phần thay đổi nhận thức, quản lý công dân từ thủ tục thủ công sang sử dụng giấy tờ, phương thức quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính xác thực và xác định đúng trong quản lý thông tin cơ bản của công dân, giữa các ngành, địa phương, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức cho cả cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Thượng tá Nguyễn Đức Nghiệm, Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP. HCM cho biết: Khi Đề án 06 đã hoàn chỉnh rồi, chúng tôi đã có một dữ liệu sạch, đó là đúng, đủ sạch. Chỉ cần người dân khai một vài thông tin là nó thể hiện hết 15 trường. Hồi trước kia người dân phải khai đủ 15 trường.
Thực hiện công tác “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong chiến dịch cấp và kích hoạt kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2. Với những nỗ lực cố gắng đó, đến nay Công an TP. HCM đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong độ tuổi cấp căn cước công dân có hộ khẩu thường trú tại TP. HCM, đang thực tế cư trú trên địa bàn. Công an TPHCM đã khen thưởng 61 tập thể, 742 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác này, cho thấy nỗ lực rất lớn của lực lượng Công an TP. HCM.
Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Đây là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Việc cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi, cấp giấy chứng nhận căn cước dành cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, thu thập dữ liệu mống mắt, ADN, giọng nói (người dân tự nguyện) theo quy định của Luật Căn cước sẽ góp phần làm giàu dữ liệu, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. HCM cho biết: Việc kế tiếp đó là phối hợp chặt chẽ cùng với Sở Thông tin Truyền thông trong vấn đề số hóa và khai thác hiệu quả kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Bởi trong các ý kiến góp ý của các đơn vị, chúng ta tập trung vào việc làm sao sử dụng dữ liệu hiệu quả. Như vậy thao tác của người dân khi sử dụng các dịch vụ công sẽ tiện lợi hơn và chúng ta sẽ phát triển đồng bộ được các dịch vụ công trực tuyến của thành phố hướng đến phát triển chính quyền số và xã hội số.
Công an TP. HCM đang gấp rút chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật để thu thập dữ liệu mống mắt, ADN, giọng nói của người dân vào cơ sở dữ liệu căn cước khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo Luật Căn cước.
Dù không bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ căn cước, nhưng Công an TPHCM khuyến khích người dân nên đi bổ sung dữ liệu sinh trắc học về ADN, mống mắt và giọng nói.
Thời gian tới, Công an TP. HCM tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục nghiên cứu những giải pháp sáng tạo, cách làm hay để tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án 06. Việc thực hiện tốt đề án đã góp phần hoàn thành việc chuyển đổi số của thành phố và đề án xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
(ANTV) - Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện các Chỉ thị, Công điện và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt thực hiện Công điện số 65 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bước đầu đã phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm trong sản xuất, buôn bán sữa, thuốc, thực phẩm giả. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến rất phức tạp.
(ANTV) - Sáng ngày 24/5, hơn 3.500 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM. Đây là kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM.
(ANTV) - Nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong những ngày diễn ra lễ cung rước, tôn trí, chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch đấu tranh mạnh với các loại tội phạm, nhất là tội trộm cắp tài sản. Theo đó đã triệt phá ổ nhóm trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có tại chùa Tam Chúc và các khu du lịch, lễ hội lớn tại các tỉnh lân cận.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Long An đang phối hợp các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ khoảng 25 tấn sữa bột không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị tạm giữ tại huyện Cần Đước.
(ANTV) - Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội ngày càng tăng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu công nghiệp, việc tìm ra giải pháp bền vững để hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở là vấn đề cấp thiết. Một trong những đề xuất đáng chú ý hiện nay là việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia – nhằm tạo nguồn tài chính ổn định, hỗ trợ cả doanh nghiệp lẫn người dân trong quá trình xây dựng và tiếp cận nhà ở.
(ANTV) - Tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả; TP HCM sắp xếp lại nhà đất công, tránh lãng phí; Cục Đường bộ yêu cầu một số địa phương tập trung ứng phó mưa lũ...Là những chính sách được nhiều người quan tâm.
(ANTV) - Với hành vi mua bán trái phép chất ma túy đối tượng Trần Thị Hồng Thanh (39 tuổi) quê tỉnh Nghệ An đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố để điều tra làm rõ.
(ANTV) - Từ 1/6 tới, 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.
(ANTV) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu không chỉ là giải pháp ứng phó mà đã trở thành chiến lược sống còn. Và các Hiệp định thương mại tự do – FTA – chính là cánh cửa vàng để hàng hóa Việt Nam mở rộng không gian phát triển.
(ANTV) - Tăng cường tuần tra từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau trên từng tuyến phố, bám sát địa bàn trọng điểm, các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố Đà Nẵng đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt các đối tượng là thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Dù chỉ ở độ tuổi từ 14 đến 16, nhưng các trường hợp thanh thiếu niên này rất manh động, liều lĩnh, sử dụng hung khí, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng.