(ANTV) - Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự về tái hoà nhập cộng đồng (gọi tắt là NĐ 49/CP). Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Kon Tum đã kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện tốt các mặt công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Ngay sau khi NĐ 49/CP có hiệu lực, với chức năng là Cơ quan Thường trực, Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh đã tham mưu triển khai đồng bộ các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù và điều tra khảo sát người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương nơi cư trú.
Trên cơ sở đó đã quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, nội dung của NĐ 49/CP, xác định cụ thể nội dung, tiến độ, thời hạn hoàn thành và phân công trách nhiệm cho chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp có liên quan triển khai thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ để bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù, phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
Từ đó các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đều đã thống nhất nhận thức, xác định rõ công tác tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện trên các mặt công tác đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng.
Về công tác thông tin, truyền thông, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng: Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai kế hoạch tổ chức phổ biến, giáo dục, giúp đỡ, tuyên truyền sâu rộng nội dung cơ bản của Nghị định 49/CP và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan đến các thôn, xóm, tổ dân phố và Nhân dân nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương để Nhân dân hiểu và cùng tham gia giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái tái hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ những mặc cảm, kỳ thị, thành kiến, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm, thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền lợi giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, sớm có cuộc sống, công việc ổn định không tái phạm tội, vi phạm pháp luật.
Về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm và các biện pháp hỗ trợ khác: Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý, giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, định hướng nghề nghiệp, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa phương cư trú xóa bỏ mặc cảm, tự ti để hòa nhập cộng đồng; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ, tìm kiếm việc làm, tổ chức dạy nghề, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Thực hiện các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể tiến hành tư vấn tâm lý, cung cấp kiến thức, định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng; cử cán bộ giúp đỡ, hỗ trợ các thủ tục pháp lý và định hướng việc làm cho phạm nhân; tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ vay vốn từ nguồn Quỹ An ninh trật tự; phối hợp các trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và các thủ tục hành chính khác... tạo điều kiện giúp đỡ họ khi chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống và công việc ổn định không tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
Qua đợt học tập chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã có tác động tích cực đối với phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ nhằm giúp họ quyết tâm cải tạo tốt để sớm được tha tù, đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng.
Để tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù, Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an thực hiện tốt việc tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trở về địa phương sinh sống.
Tổ chức hướng dẫn làm thủ tục đăng ký thường trú và làm thủ tục cấp lại căn cước công dân nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi, cũng như tạo điều kiện cho họ sớm hoà nhập cộng đồng. Chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành tiếp nhận, phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục những người chưa được xóa án tích.
Bên cạnh đó, Cơ quan thi hành án hình sự giúp Lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không kỳ thị, xa lánh những người đã từng lầm lỗi; giới thiệu hoặc tạo điều kiện, tiếp nhận, bố trí giải quyết việc làm trong cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp; chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức, cá nhân cho vay vốn hoặc liên kết sản xuất kinh doanh; người thân, gia đình, họ hàng quyên góp vật nuôi, cây trồng, tiền của để những người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh khó khăn tạo vốn sản xuất, làm ăn, ổn định cuộc sống.
Thực hiện tốt, hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch phối hợp đã ký giữa Công an tỉnh với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh trong “Phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân trong độ tuổi thanh thiếu niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng” và giữa Công an tỉnh với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong “Phối hợp giáo dục cải tạo phạm nhân nữ và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng”.
Đã tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng về trợ giúp pháp lý, tâm lý, giáo dục kỹ năng sống nhằm cung cấp kiến thức, định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp xây dựng, nhân rộng các mô hình phát huy vai trò nòng cốt của Thanh niên, Phụ nữ trong quản lý, giáo dục và giúp đỡ người có quá khứ lầm lỗi ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, cá nhân điển hình về tái hòa nhập cộng đồng, thường xuyên kiện toàn và phát huy các mô hình trong công tác tái hoà nhập cộng đồng như: Mô hình “Quỹ An ninh trật tự tỉnh Kon Tum”; mô hình Dân vận khéo “Tuyên truyền, vận động và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, tái hoà nhập cộng đồng chăm lo phát triển kinh tế” và mô hình “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ và giúp đỡ người đồng bào dân tộc thiểu số mãn hạn tù chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình” trên địa bàn huyện Kon Rẫy; mô hình “Đồng hành cùng những người lầm lỗi trên con đường mới” trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Từ khi có NĐ 49/CP đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 847 người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, 37 người ở địa phương khác chuyển đến, đang quản lý 614 chưa được xoá án tích.
Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú: 520 người; cấp mới, đổi, cấp lại Căn cước công dân: 497 người; thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp: 104 người; hướng dẫn thủ tục xin xóa án tích: 159 người; hỗ trợ các thủ tục pháp lý, hành chính khác: 54 người; tổ chức các hình thức về trợ giúp tâm lý (tư vấn trực tiếp): 169 người.
Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tổ chức tuyên truyền trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng được 06 đợt, thu hút khoảng 3.500 lượt người tham gia. Hỗ trợ đào tạo nghề: 17 người; tư vấn, giới thiệu việc làm: 36 người; các tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp nhận lao động: 17 người; hỗ trợ vay vốn đào tạo nghề, việc làm: 10 người. Thông qua chương trình phối hợp, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ giúp đỡ, hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm cho 03 người.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Cụ thể, về khách quan vẫn còn số ít một bộ phận người dân trong xã hội có tư tưởng định kiến, kỳ thị; sự quan tâm của chính quyền địa phương và tổ chức xã hội trong việc giúp đỡ, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn đối với người được tha tù chưa được nhiều. Về chủ quan, công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa tầm quan trọng của NĐ 49/CP đến cơ sở và quần chúng nhân dân chưa được thường xuyên.
Vì vậy, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của toàn xã hội đối với công tác nâng cao nhận thức trong việc chấp hành quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù về địa phương tái hòa nhập cộng đồng.
Quá trình triển khai thực hiện còn thiếu năng động, sáng tạo trong việc đề ra chủ trương, biện pháp, cách làm phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể ở địa phương nên hiệu quả chưa cao...
Sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp và Nhân dân cùng quan tâm, phối hợp với gia đình, người thân của người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương để tạo môi trường xã hội lành mạnh, xóa bỏ mặc cảm, tự ti giúp họ tự tin tái hòa nhập cộng đồng.
Những nội dung cụ thể có liên quan đến thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác tái hòa nhập cộng đồng được đông đảo Nhân dân nắm vững, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú.
Đặc biệt đã hạn chế được tỷ lệ và số người tái phạm, vi phạm pháp luật, hạn chế những vấn đề xã hội khác có liên quan đến người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng.
Như vậy, thực hiện tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù góp phần bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác ở địa phương, giảm tỷ lệ tái phạm tội, vi phạm pháp luật. Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng, dưới góc độ cá nhân xin đề xuất một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả NĐ 49/CP của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trong phạm vi toàn tỉnh; rà soát, phân loại, cập nhật thông tin về người chấp hành xong án phạt tù, bổ sung hồ sơ, sổ sách nhằm chủ động quản lý số người chấp hành xong án phạt tù đang cư trú trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị, địa phương trao đổi, cung cấp thông tin, tình hình liên quan đến những người chấp hành xong án phạt tù cư trú trên địa bàn nhưng đi nơi khác, số từ địa phương khác đến cư trú trên địa bàn để kịp thời quản lý, giáo dục, giúp đỡ, phòng ngừa không để tái phạm tội.
Cần chú trọng và tập trung vào những người có nguy cơ tái phạm cao, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần duy trì tỷ lệ tái phạm tội hằng năm kéo giảm xuống dưới 02% (hiện nay tỷ lệ tái phạm tội ở mức 3,6%/năm).
Thứ hai, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương liên quan.
Thứ ba, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và phải lồng ghép, gắn kết công tác này trong các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương.
Đặc biệt chú trọng giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người chấp hành xong án phạt tù, tạo nguồn vốn để người chấp hành xong án phạt tù và gia đình thoát nghèo, gỡ bỏ mặc cảm, tự ti, tu chí lập nghiệp ngay từ ngày đầu khi họ trở về gia đình, xã hội.
Thứ tư, tham mưu UBND tỉnh phân công cụ thể nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành của tỉnh trong việc phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật; có kế hoạch nhân rộng các mô hình hòa nhập cộng đồng làm ăn có hiệu quả; kịp thời biểu dương, khen thưởng người chấp hành xong án phạt tù tiêu biểu trong lao động, kinh doanh, sản xuất giỏi và những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ năm, tổ chức liên kết đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng và ban hành các chính sách về dạy nghề, cho vay vốn, tạo việc làm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo ổn định an ninh trật tự và các vấn đề xã hội có liên quan.
Theo: Công an Kon Tum
(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024). Với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai”, sự kiện nhằm mang đến một nền tảng kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông qua trao đổi các thông tin công nghệ, sáng kiến tiên tiến và thảo luận chuyên sâu về việc phát triển xã hội theo hướng sáng tạo bền vững.
(ANTV) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày.
(ANTV) - Tuần vừa qua có một đợt phát hành phim với nhiều cái tên đáng chú ý. Tuy nhiên, theo số liệu của The Box Office Vietnam, phim ‘Cười xuyên biên giới’ đang dẫn đầu phòng vé, thu 34,4 tỉ đồng dịp cuối tuần.
(ANTV) - Blockchain và trí tuệ nhân tạo AI không chỉ định hình tương lai các ngành công nghệ mà đang trở thành cơ hội giúp sinh viên nắm bắt và dẫn đầu xu hướng công nghệ toàn cầu.
(ANTV) - Vào khoảng 7h15 ngày 21/11, tại cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xảy ra vụ xe chở rác khi đang lưu thông qua cầu treo thì va vào lan can cầu rơi xuống sông. Trên xe có 2 người và hiện đang mất tích.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Các quy định thí điểm nhà ở thương mại trên đất quốc phòng, an ninh thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, là 1 trong những nội dung được các đại biểu quan tâm.
(ANTV) - Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
(ANTV) - Nhằm tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, vào sáng ngày 21/11 tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với các đơn vị, trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, khó khăn còn đặt ra. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chủ trì buổi làm việc.
(ANTV) - Xác định các trụ sở Bộ Công an là cơ sở trọng điểm về an ninh chính trị nói chung và phòng, chống cháy nổ nói riêng, lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chủ động các phương án PCCC và CNCH các trụ sở cơ quan Bộ Công an trong mọi tình huống. Đặc biệt công tác phòng ngừa luôn được coi trọng, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của từng đơn vị. Cùng với đó, là việc thường xuyên thực tập phương án chữa cháy, huấn luyện, nâng cao năng lực cho đội PCCC cơ sở, phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.
(ANTV) - Ngày 21/11, tại tổ 4, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II - Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho gia đình đồng chí Thiếu tá Quàng Văn Chinh, cán bộ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La.