Thứ Bảy, 27/04/2024 23:46 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Nhân chứng & sự kiện

Người chiến sĩ trinh sát an ninh ngày ấy và bây giờ

Men theo con đường bê tông nho nhỏ dẫn vào khu phố 3, phường 1, thị xã Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, ngôi nhà của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Trần Hữu Thủy nằm nép bên góc phố, với hàng rào xương rồng xanh ngắt, một khoảng sân rộng chừng 5m2 thoáng đãng. Đón chúng tôi, người đàn ông tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng không giấu được nét tinh anh của một chiến sĩ an ninh lão luyện, hơn nửa thế kỷ trước. Với trí nhớ cực kỳ minh mẫn và một tư duy nhạy bén sắc sảo, mỗi khi nhắc lại câu chuyện chiến đấu của mình Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Hữu Thủy đều khiến người đối diện phải khâm phục, bởi ông nhớ mọi chi tiết, giống như câu chuyện chỉ mới xảy ra ngày hôm qua.

Người con của cách mạng

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ ghi nhận, năm 1954, nhân dân miền Nam phải sống dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ. Thị xã Quảng Trị những năm ấy là trung tâm hành chính, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, nên được bố phòng rất cẩn mật. Cha mẹ ông là những người có công nuôi dưỡng bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Gia đình có 5 anh chị em, hai anh là bộ đội vệ quốc đánh Pháp, năm 1953, người anh trai thứ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, năm 1954 anh trai cả tập kết ra Bắc, ba chị em ông ở lại miền Nam, cả ba đều tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gia đình ông Thủy bị chế độ Mỹ - Diệm đưa vào diện ly khai tập kết nên ngụy quyền quản thúc rất chặt, chúng thường xuyên dựng cớ để bắt bớ, tra xét, gây khó khăn. Hơn nữa, là người trực tiếp chứng kiến những cảnh bị áp bức cùng cực của bà làng xóm khi đế quốc Mỹ thực hiện dồn dân lập “Ấp chiến lược”. Những điều ấy đã dấy lên trong chàng trai trẻ Trần Hữu Thủy một ý chí căm thù giặc sâu sắc và lòng yêu nước mãnh liệt.

Năm 1963, phong trào cách mạng miền Nam lên cao, toàn miền sôi sục đứng lên đánh Mỹ và tai sai. Ông Trần Hữu Thủy bảo, đó cũng là cơ hội để những thanh niên yêu nước như ông tham gia cầm súng đánh Mỹ, đánh ngụy giải phóng quê hương. Ông tự nguyện xin tham gia làm cơ sở hoạt động cách mạng hợp pháp và được tổ chức giao nhiệm vụ phụ trách tổ an ninh mật do cán bộ ban an ninh huyện Hải Lăng chỉ đạo và huấn luyện
 "Tôi tham gia các mạng năm 1963, thời điểm ấy chưa phá ấp chiến lược, chưa phá kiềm, sau khi Diệm – Nhu bị đánh đổ, ta còn đang chuẩn bị, vũ trang để phá ấp chiến lược, giải phóng nông thôn, đồng bằng lúc đó tôi 19 tuổi".- Ông Thủy kể

 Anh hùng LLVTND Trần Hữu Thủy thời trẻ

Bởi tính tình lanh lợi, hoạt bát, linh hoạt trong mọi tình huống nên dù được giao nhiệm vụ ở xa hay gần, đường đi có trắc trở, nguy hiểm đến mấy ông vẫn hoàn thành xuất sắc. Ông được Ban chỉ huy An ninh vũ trang huyện Hải Lăng phân công là cán bộ an ninh hoạt động hợp pháp tại xã Hải Phú. Năm 1964, phong trào đồng khởi diệt ác trừ ôn, phá ấp chiến lược vùng nông thôn, đồng bằng ở toàn tỉnh Quảng Trị dâng cao với khí thế mạnh mẽ. Lúc này, ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (địa bàn Trần Hữu Thủy được giao phụ trách) có nhiều tên ác ôn, tề ngụy ra mặt chống lại cách mạng, trong đó có hai tên đại gian ác, là mật vụ Đảng Cần Lao, rất đặc lực trong việc đánh phá phong trào cách mạng là Lê Viết Trị và Lê Chương. Lê Viết Trị lúc này giữ chức cảnh sát trưởng xã Hải Phú và là công an mật vụ chìm của Đảng cần lao. Hàng ngày, Trị điều khiển một trung đội dân vệ ra sức lùng sục, bắt bớ những gia đình cách mạng, chúng không tiếc sức tra khảo, đánh đập rất tàn nhẫn nhân dân, làm phong trào các mạng khó khăn. Hắn còn bày trò để ly gián các gia đình cách mạng. Tội ác của Lê Viết Trị khiến nhân dân trong huyện đều phẫn nộ, cách mạng giao phó, Trần Hữu Thủy cùng đồng đội phải tìm cách trừ khử bằng được tên ác ôn này thì bà con mới đỡ khổ.

Trận đánh đầu

Tháng 8/1964, mới bước sang tuổi 20, Trần Hữu Thủy nhận nhiệm vụ đầu tiên. Ông cùng tổ công tác của mình đã lên phương án, kế hoạch thực hiện, theo dõi các hoạt động của đối tượng và ấn định thời gian vào sáng chủ nhật hàng tuần khi đều đặn Trị đến nhà thờ làm lễ. Nhưng các ấp chiến lược mỗi thôn đều khép kín “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, có dân vệ xã canh gác, tra xét, ai muốn đi qua thôn khác phải có lý do, vì vậy mà việc tiếp cận tên Trị vô cùng khó khăn. Đã hai lần đồng đội của ông bỏ lỡ mục tiêu.
"9h sáng ngày 16/8/1964 Ban An ninh bố trí tôi làm cơ sở diệt ác trừ gian ban ngày giữa vùng địch. Trận đó có thể nói là trận sinh tử, đi không có ngày về, vì tôi cũng xác định, mình muốn bắt cọp phải vào trong hang bắt, nó làmột tên ác ôn với 5 dân vệ đi theo, có súng, mình đã quyết tử với nó và thoát được, diệt được tên ác ôn", AHLLVTND Trần Hữu Thủy kể.

Sau khi diệt được tên ác ôn Lê Viết Trị, tháng 10/1964, Trần Hữu Thủy được bổ sung làm cán bộ trinh sát an ninh địa bàn thị xã Quảng Trị, hoạt động bí mật, nhằm tổ chức xây dựng cơ sở trong nội thị để phục vụ nhiệm vụ chính trị của cấp ủy và ngành, đồng thởi giữ chức Thị ủy viên cán bộ an ninh địa bàn thị xã Quảng Trị (Quảng Hà) cho đến tháng 10/1974. Trong quá trình công tác ấy, ông Thủy đã liên tục bám trụ địa bàn để hoạt động cách mạng và tham gia vào nhiều trận chiến, điển hình phải kể đến vụ tiêu diệt tên ác ôn Lê Chương vào tháng 7/1966.

Ông Trần Hữu Thủy nhớ lại: "Lê Chương là công an mật vụ của Ty Công an Quảng Trị, đảng viên Đảng cần Lao. Tay này trước đây làm cho Nguyễn Hữu Bài, lấy thuế rừng, nên rất biết ai ly khai tập kết, làm mật vụ, nó có một trung đội CT, biệt kích, toàn những người miền Bắc di dân vào ở. Tay này mang trung đội ấy chiều chiều tập kết trên rừng, anh em mình cũng thiệt hại rất nhiều".

Lê Chương còn được giao nhiệm vụ bày trò ly gián các gia đình ly khai tập kết bằng những thủ đoạn hết sức bỉ ổi. "Dân vùng Hải Lăng biết cái tên này, phải nói là rất gian ác, không những gian ác mà vợ, rồi con của những đồng chí ly khai tập kết mà nó được giao nhiệm vụ phải lấy cho bằng được. Nên hiện số có con với tay này, địa phương nào cũng có. Vì cái nớ lấy được vợ, con của cán bộ chiến sĩ là có thưởng mà".

Những tội ác mà Lê Chương gây ra với nhân dân, với cách mạng đã khiến Ban an ninh vũ trang Quảng Trị ra quyết tâm phải tìm cách tiêu diệt cho kỳ được đối tượng ác ôn này. Trần Hữu Thủy cùng đồng đội đã không quản ngày đêm, trong vòng hơn một tháng theo dõi sát sao đã nắm được quy luật hoạt động thường xuyên của đối tượng: Tối đến Chương dẫn trung đội biệt kích do tên Dư làm trung đội trưởng đi phục kích, ngày về ngủ.

Lê Chương có một đam mê là đánh bạc, cứ sau khi ăn cơm trưa xong là y ngồi vào sòng bạc, đánh say sưa, cơ sở đến do thám sòng bạc cũng không hay biết. Địa điểm đánh bạc là vùng sâu, giữa xóm giáo dân, cạnh trụ sở xã Hải Phú, cách nơi trung đội biệt kích mắc võng ngủ khoảng 300m. Sau khi có trong tay chắc chắn mọi thông tin về di biến động của đối tượng, tổ an ninh vũ trang hành động bất ngờ. 2h chiều một ngày tháng 7/1966, một loạt đạn súng nổ vang lên, cả trung đội biệt kích bỏ chạt toán loạn, Lê Chương bị tiêu diệt ngay trên sới bạc. Trận tiêu diệt tên ác ôn Lê Chương gây tiếng vang lớn, khiến nhân dân hết sức vui mừng, cách mạng có thêm chiến công mới và cũng là một đòn cảnh tỉnh đối với những tên ác ôn, tề ngụy đang hoạt động trên địa bàn.

Cũng trong năm 1966, sau chiến dịch lấn chiếm vùng giải phóng, ngụy quyền tỉnh tổ chức mừng công tại rạp chiếu bóng Kim Châu (ngay ngã tư đường Lê Quý Đôn và đường Hoàng Diệu thuộc khu phố 2, phường 2, thị xã Quảng Trị hiện nay), nhân cơ hội này tổ an ninh thị xã đã cài anh Nguyễn Bảy, là thợ may vào hành nghề trong thị xã để thực hiện. Kết quả làm chết và bị thương 30 tên trong đó có hai cố vấn Mỹ. Đây là vụ đầu tiên ta làm cho thị xã bất ổn, sau vụ này, ta cho cơ sở tung tin là do nội bộ trong đoàn bình định thù ghét, giết nhau. Chính điều này đã làm cho nội bộ ngụy quyền nghi kỵ, cho an ninh thanh lọc toàn bộ đoàn cán bộ bình định.

Xây dựng cơ sở nội thị

Sang đến năm 1967, trước yêu cầu của tình hình cách mạng, Trần Hữu Thủy được tổ chức điều động sang đơn vị thị xã Quảng Trị, làm cán bộ an ninh phụ trách địa bàn nội thị. Nhiệm vụ của ông lúc này là phải xây dựng cơ sở nội thị, xây dựng nơi ăn, chốn ở tại địa bàn các xã Hải Phú và Hải Thượng để hoạt động. Bằng kinh nghiệm trong những năm tháng hoạt động và chiến đấu trước đó, ông đã kiên cường bám trụ địa bàn, góp phần xây dựng được mạng lưới cơ sở vững chắc, rộng khắp: từ học sinh cấp ba cho đến giới tiểu thương, thậm chí ngay cả trong các công sở ngụy quyền… để hoạt động. Nhờ vậy mà mọi diễn biến trong nội thị, cấp ủy thị xã đều nắm chắc và có những chỉ đạo kịp thời, sát với tình hình

Sau vụ Lê Chương, Tổ an ninh vũ trang của ông Trần Hữu Thủy còn tham gia vụ tiêu diệt tên phản bội Phan Đải tại nhà riêng, lúc 5h chiều đúng ngày 31/12/1967 ở thôn Thạch Hãn, nay thuộc phường 1, thị xã Quảng Trị. Phan Đải là cán bộ có trình độ, là người địa phương, có gia đình, vợ con ở xã Hải Thượng được huyện ủy Hải Lăng cử về bám trụ trong dân để xây dựng phong trào cách mạng, được cơ sở tin tưởng làm hầm bí mật trong nhà để nuôi dưỡng, che giấu bộ đội, nhưng sau đó bị mua chuộc, Đải đã phản bội cách mạng. Hắn đã nhiều lần chỉ điểm cho ngụy quyền đánh phá phong trào cách mạng của huyện, nên phong trào gặp không ít khó khăn, nhiều lần an ninh xã, huyện, mật phục mà chưa tiêu diệt được. Đải là một tên rất gian ngoan, có tinh thần cảnh giác, cứ 5 giờ chiều là vào trốn cùng vợ con trong thị xã. Nắm được quy luật nhà ở và sinh hoạt của Đải, tổ công tác của ông Trần Hữu Thủy đã lên kế hoạch đề xuất nhiều lần tiêu diệt Đải.
Nhân lúc Lữ đoàn thủy quân lục chiến ngụy ra án ngữ bảo vệ thị xã Quảng Trị trong dịp Tết Mậu thân năm 1968, đây là thời cơ cho quân ta hành động, cơ sở an ninh bí mật đã dẫn tổ trinh sát an ninh thị xã cải trang thành lính thủy quân lục chiến ngụy vào tận nhà của Đải để tiêu diệt y. Phan Đải bị giết là đòn cân não đánh vào tâm lý bọn ác ôn, phản động. Sau vụ này, ta đã gửi tờ rơi cảnh cáo một số tên ác ôn, ngụy quyền lưu vong khiến chúng rất hoang mang, lo sợ, nhiều tên bớt hành động hung hăng, kìm kẹp nhân dân.

Muốn thắng lợi phải dựa vào dân

Tham gia cách mạng khi mởi ở tuổi đôi mươi, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Trần Hữu Thủy đã kinh qua nhiều cương vị công tác, ở cương vị nào, ông cũng luôn cố gắng cống hiến hết tâm sức của mình với nhiệm vụ được nhân dân giao phó. Tham gia hàng trăm trận đánh lớn, nhỏ, trận nào ông cũng thể hiện được bản lĩnh bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm, đương đầu với những khó khăn ác liệt của kẻ thù. Trong chiến thắng đó, ông bảo, một mình ông không thể làm nên những chiến công mà đó là công lao của cả tập thể Ban an ninh thị xã Quảng Trị và đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Các anh đã ngã xuống khi chưa kịp nhìn thấy đất nước giải phóng. Nhắc đến đồng đội, ông Trần Hữu Thủy không khỏi những ngậm ngùi thương nhớ: "Phải nói là nhờ họ hy sinh mới cho mình sống nên lúc nào mình cũng tâm niệm thắp hương.. Anh em ăn ở cùng nhau, hy sinh rất thương tiếc. Sau này tôi cũng đi tìm được nhiều liệt sĩ lắm, hiện nay cũng có một số đồng chí hy sinh, nhưng vẫn chưa tìm ra được".

Chia sẻ về những năm tháng hoạt động cách mạng của mình, bài học mà ông rút ra được để làm nên chiến thắng của lực lượng an ninh vũ trang Quảng Trị thời kháng chiến chống Mỹ đó là dựa vào dân, biết phát động quần chúng nhân dân. Thực tế đã chứng minh, Ban an ninh thị xã Quảng Trị đã xây dựng cơ sở vững chắc để hoạt động trong thị xã. Trong dịp Tết Ất Tỵ, năm 1965 các cơ sở trong nội thị được phát triển rất mạnh, nhất là ở các trường THPT Nguyễn Hoàng, trường Bồ Đề. Giới tiểu thương đã có chi bộ do một đồng chí cách mạng phụ trách, cùng buôn bán và sinh hoạt với chị em. Nhờ vậy, tình hình diễn biến trong nội thị cấp ủy thị xã đều được Ban an ninh nắm chắc và chỉ đạo rất kịp thời. Trong các công sở ngụy quyền như ngân khố cũng có những cơ sở là giáo viên trường Nguyễn Hoàng, là người của ban an ninh trung đoàn 3 ngụy, là sỹ quan quản lý quân xa trung đoàn một của sư đoàn một. Trong thôn Trí Bưu có vợ chồng ông Tấu, bà Bái, hai chị em Nguyễn Tải, Nguyễn Thông; tại cơ sở binh địch vận có chị Đặng Thì Đời… tất cả những con người này là cánh tay phải cho cách mạng, hoạt động mưu trí, hoạt bát, nhiều lần đấu khẩu có lý, có tình buộc địch phải nhượng bộ. Điền hình nhất phải kể đến ông bà Phượng ở đường Quang Trung, thị xã Quảng Trị tự lập nhà thương tư nhân chữa bệnh để bà con vào điều trị và tiện trao đổi thông tin.

Ảnh: AHLLVTND Trần Hữu Thủy trong căn nhà nhỏ tại Quảng Trị

Ngay đến vụ diệt tên đầu hàng phản bội Phan Đải ngày 31/12/1967 là do cơ sở an ninh mật Phan Sơn bán kẹo kéo trong thị xã đã nắm và chỉ dẫn để đơn vị tổ an ninh vũ trang vào trong thị xã để diệt, rồi vụ ném lựu đạn vào cuộc liên hoan của đoàn bình định xây dựng nông thông… và rất nhiều vụ tiêu diệt ngụy quân, ngụy quyền, diệt ác, trừ gian khác đều nhờ tổ chức cơ sở trong thị xã dẫn đường. Nên theo ông Trần Hữu Thủy, vai trò của nhân dân với sự nghiệp cạc mạng là hết sức quan trọng, cán bộ cách mạng với nhân dân như cá với nước, không thể tách rời. "Năm 69 là năm phong trào cách mạng khó khăn nhất, đánh Mậu Thân xong trong kia thì thắng lợi, nhưng ở Quảng Trị thì bị lộ, sau đó phong trào cách mạng tan vỡ, mình đặt hộp thư mật, chứ không trực tiếp trao thư từ, cơ sở sẽ bỏ điểm cho mình, từ đó có phải nói là an ninh hoạt động cũng nhờ quần chúng, nhân dân ở bên trong họ che chở. Khi tình hình khó khăn, họ gọi mình về họ nuôi. Còn phong trào khá lên thì nói các con cứ đi ở chỗ khác, những điểm này khi khó khăn nhất thì quay trở về: - ông Thủy kể lại.

Quê hương giải phóng

Đất nước im tiếng súng, chiến tranh lùi xa, ông Thủy cũng như bao người lính dũng cảm khác trở về quê hương với những vết thương còn in trên da thịt và nỗi đau mất người thân hằn trong tim. Vất vả nhất, khó khăn nhất đối với ông là giai đoạn chiến tranh năm 1969, khi cách mạng đang ở giai đoạn cao trào thì vợ ông lại mất sau một loạt bom của Đế quốc Mỹ.

Sau ngày quê hương giải phóng, ông Trần Hữu Thủy trở về làm Phó Ban tổ chức Thị ủy Đông Hà. Từ năm 1982 đến năm 1989, ông là Phó ban Thanh tra huyện Triệu Hải, tình Bình Trị Thiên; đến năm 1990, ông nghỉ hưu theo chế độ. Trở về với cuộc sống đời thường, ông cùng cậu con trai chung sống trong căn nhà nhỏ, ông vẫn giữ những phẩm chất của người chiến sĩ công an nhân dân, đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động của địa phương. Thượng úy Trần Minh Sơn, trưởng Công an phường 1, thị xã Quảng Trị bảo, ở địa phương có những người như anh hùng vũ trang nhân dân Trần Hữu Thủy cũng cảm thấy tự hào, vinh dự và có quyết tâm hơn trong việc cống hiến và xây dựng quê hương.

Luôn tự hào khoác trên mình màu áo người chiến sĩ Công an nhân dân

Năm 2015, anh hùng lực lượng vũ trang Trần Hữu Thủy đã đã trao tặng kỷ vật chiếc đôi móc võng cho Bộ Công an để trưng bày tại bảo tàng Công an nhân dân. Ông bảo, chiếc võng là người bạn tâm giao,  là vật bất ly thân của bất kỳ người lính chiến trường nào. Tuy nó là vật nhỏ, nhưng nó là thứ mà ông yêu quý, trân trọng bởi, trong cái đung đưa của cánh võng, người lính nằm “nhìn trời cao lồng lộng” mà suy tư về Tổ quốc, liên tưởng đến nhiệm vụ, sứ mạng của mình với quê hương, đất nước. Ít phút dừng chân bên suối giữa rừng, trong những cuộc hành quân, nằm trên võng là khoảng thời gian vô cùng quý hiếm của đời lính. Khi màn đêm buông xuống được ngả lưng trên cánh võng, đó là chiếc giường êm dã chiến tiện lợi nhất, gọn nhẹ nhất của các chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận. Vào những đêm mưa rừng, trên cánh võng, mỗi sợi dây dù căng suốt chiều dài của võng, rồi được phủ lên tấm vảu mưa dã chiến, Thế là người lính đã có mái nhà ấm cũng bảo đảm cho giấc ngủ để lấy sức ngày mai hành quân tiếp. Chiếc võng của những năm tháng là người lính an ninh giờ nằm trong Bảo tàng như một chiến tích lịch sử.

Anh hùng Trần Hữu Thủy xem lại những kỷ vật xưa

AHLVTND Trần Hữu Thủy luôn tự hào mình khoác trên mình màu áo người chiến sĩ Công an nhân dân, suốt cuộc đời “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, tất cả vì sự bình yên của nhân dân”, do đó mong muốn lớn nhất của ông hiện tại là các bậc làm con, cháu, thế hệ tương lai có thể phát huy được một phần những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước để ngày một trưởng thành hơn: "Giờ thời đại khoa học phát triển, cũng mong muốn thế hệ trẻ sống phải biết trước, biết sau, nhớ đến có lớp đàn anh đi trước mới có ngày như hôm nay. Cũng mong muốn lực lượng mình sao làm để phát triển, giữ vừng được hình tượng người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ".
Nhìn người anh hùng ngồi đối diện với chúng tôi, khi kể về quê hương với những trận đánh anh hùng, rồi quê hương đang ngày càng thay da đổi thịt, mỗi ngày một bình yên, tươi đẹp hơn, đặc biệt khi nói về những thế hệ tương lai, tôi thấy trong mắt ông hiện lên niềm hạnh phúc vô bờ bến. Có lẽ, dù chiến tranh đã lùi xa, những những năm tháng chống Mỹ của những người anh hùng trên đất lửa Quảng trị vẫn giống như một dấu son lấp lãnh trong cuộc đời binh nghiệp, mà bất cứ người chiến sĩ nào khi trải qua đều có thể tự hào kể lại.
Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm