Thứ Tư, 11/12/2024 13:49 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Bạn hỏi luật sư trả lời

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến ủy quyền

Hỏi: Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có giống nhau không?

Trả lời: Theo quy định của BLDS năm 2015 thì cá nhân, ph áp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Về hình thức ủy quyền, bên cạnh hình thức ủy quyền bằng văn bản dưới dạng Hợp đồng ủy quyền, thì trong thực tiễn hình thức Giấy ủy quyền cũng được sử dụng khá phổ biến. Về nội hàm của Hợp đồng ủy quyền, BLDS 2015 đã có quy định cụ thể tại Điều 562.

Còn về Giấy ủy quyền, hiện chưa có bất kỳ quy định nào xác định nội hàm hay bản chất pháp lý của loại văn bản này để phân biệt với Hợp đồng ủy quyền. Tuy vậy, thuật ngữ này đã được pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến như một hình thức khác của văn bản ủy quyền. Cụ thể:

Trong lĩnh vực công chứng, trước đây việc chứng nhận Giấy ủy quyền được quy định tại Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP hay tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản".

Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào quy định rõ nội hàm của Giấy ủy quyền để phân biệt với Hợp đồng ủy quyền. Về bản chất, dù việc ủy quyền được thể hiện dưới bất kỳ văn bản nào, Hợp đồng ủy quyền hay Giấy ủy quyền đều là quan hệ hợp đồng, được hình thành trên những nguyên tắc của quá trình giao kết hợp đồng dân sự, thể hiện hai bên thỏa thuận về việc thực hiện công việc và bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Hỏi: Tôi có căn nhà cho thuê nhưng sắp tới tôi phải vào miền nam ở với con cháu thời gian dài, tôi muốn ủy quyền cho người nhà thay tôi giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thuê nhà này thì tôi phải ủy quyền như thế nào, làm giấy ủy quyền viết tay được không hay là phải có công chứng chứng nhận?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, chủ sở hữu nhà ở được ủy quyền quản lý nhà ở, ủy quyền thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này. Do đó, bác có thể ủy quyền cho người nhà để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quản lý nhà ở, bao gồm việc cho thuê nhà.

Theo Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng là do nhu cầu các bên. Tuy vậy, bác cũng có thể yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền, bởi Hợp đồng khi được công chứng sẽ có giá trị chứng cứtrong trường hợp phát sinh tranh chấpnhững tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh

Hỏi: Nếu người muốn ủy quyền lại đang ở nước ngoài và có nhu cầu ủy quyền cho người khác đang sinh sống ở Việt Nam để thay họ giải quyết các thủ tục, quyền lợi của họ ở trong nước thì họ có thể ủy quyền qua giấy hay là phải về Việt Nam để trực tiếp làm hợp đồng ủy quyền?

Trả lời: Trong trường hợp này, hợp đồng ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền có thể được công chứng ở hai nơi khác nay theo quy định tại khoản 2, Điều 55 Luật Công chứng năm 2014: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

Theo Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định:

“1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”

Theo các quy định nêu trên, người ủy quyền đang ở nước ngoài không phải về Việt Nam để trực tiếp làm hợp đồng ủy quyền, mà có thể đến Đại sứ quán của Việt Nam tại nước đó để tiến hành công chứng hợp đồng ủy quyền sau đó gửi hợp đồng đó về Việt Nam cho người được ủy quyền. Sau đó, người được ủy quyền ở Việt Nam đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để công chứng tiếp trên hợp đồng ủy quyền đó để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

(Luật sư Phạm Thị Thu- Giám đốc Công ty luật số 1 Hà Nội )

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm