Thứ Sáu, 03/05/2024 22:34 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Vay vốn để làm ăn đối với người chấp hành xong án phạt tù

Đình Tú

(ANTV) - Ngày 17/8/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù được vay số tiền đến 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023. Việc ban hành cơ chế tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù giúp đối tượng này có chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, đối tượng vay vốn gồm: người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá); cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng 

Phát thanh Vì an ninh Tổ quốc có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng (C11) xung quanh nội dung này.

PV: Xin đồng chí cho biết thực trạng người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương hiện nay như thế nào?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Hằng năm, cả nước có khoảng hơn 50.000 nghìn người là người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú từ các cơ sở giam giữ. Theo điều tra, khảo sát của Công an các địa phương, số người chấp hành xong án phạt tù chưa xóa án tích có việc làm tỷ lệ 83,26% nhưng các nghề họ có được chủ yếu là lao động phổ thông, đơn giản, trồng trọt, chăn nuôi (48,91%); số người là công nhân, lao động kỹ thuật có tỷ lệ thấp; thu nhập bình quân hằng tháng dưới 07 triệu/tháng là chủ yếu (chiếm 82,66%), trong đó số có thu nhập dưới 04 triệu đồng/tháng là 38,15%. Kết quả phân tích trên cho thấy, tình trạng việc làm của người chấp hành xong án phạt tù là rất khó khăn và thiếu bền vững, họ rất khó có khả năng, điều kiện để tạo lập được cuộc sống ổn định; tâm lý e ngại, lảng tránh tiếp nhận, tạo điều kiện việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù của các tổ chức kinh tế và dân cư còn phổ biến hoặc do cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức nên hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng chưa cao. Chính vì vậy, Cục C11 là đơn vị thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định này nhằm đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về công tác tái hòa nhập cộng đồng. Đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ chế, rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phát tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

PV: Quan tâm tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương tái hoà nhập cộng đồng có nghề để sinh sống là chủ trương đúng đắn, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta đã được thực hiện nhiều năm qua. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 22/2023/QĐ quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Quyết định này có hiệu lực từ 10/10/2023 đã dành được sự quan tâm của xã hội, nhất là đối với người chấp hành xong án phạt tù. Vậy, điểm mới của Quyết định này so với các chính sách tương tự về vấn đề này là gì?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Điểm mới của Quyết định này hướng tới 02 đối tượng đó chính là người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây cũng chính là 1 trong những điểm mới mà Chính sách mang lại. Ngoài đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù thì cơ sở sản xuất kinh doanh là: doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sử dụng lao động (cụ thể là 10% trở lên) là người chấp hành xong án phạt tù. Chính sách này nhằm khuyến khích, hỗ trợ, xóa bỏ những mặc cảm, tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi tiếp nhận người lao động là người chấp hành xong án phạt tù vào làm tại doanh nghiệp. Thứ 2, một điểm mới nổi bật nữa thể hiện trong Quyết định này đó chính là Mức vốn vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ (hiện đang được áp dụng là 6,6%/năm); lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Một điểm mới nữa đó chính là thời hạn cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn tối đa là 05 năm, tính từ khi người vay vốn chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn không quá 5 năm, có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Và, thực hiện cho vay theo 02 phương thức: Một là, cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với ngân hàng chính sách xã hội . Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì đối tượng vay vốn tại Điểm 1 khoản 1 Điều 3 trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; Hai là, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị- xã hội. Còn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thì  Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện phương thức cho vay trực tiếp.

PV: Là đơn vị tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất Chính Phủ xem xét ban hành Quyết định này thì các đồng chí có quan tâm đến tác động của chính sách này như thế nào tới vấn đề an sinh xã hội không? Nếu có thì tác động sẽ như thế nào? Tại sao được vay tối đa 100 triệu đồng mà không phải là số tiền lớn hơn hoặc kém hơn?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Việc ban hành chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là thực hiện chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để làm ăn, tạo việc làm có thu nhập, ổn định cuộc sống; từng bước nâng cao khả năng lao động và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh; yên tâm làm giàu trên chính quê hương mình, hạn chế vay “tín dụng đen”; tránh được các tệ nạn xã hội, không bị các thế lực thù địch, các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng; góp phần củng cố hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng chính là giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau. Số tiền cho vay tối đa 100 triệu được thể hiện tại Quyết định là do: hiện nay, việc xác định mức vốn cho vay để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm đang được quy định tại một số Nghị định, Quyết định như: Cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, cho vay hộ thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg), cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP)… Theo đó quy định về mức vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tối đa là 100 triệu đồng không phải bảo đảm tiền vay, mức vay như trên cũng đảm bảo tính tương đồng và thống nhất với nhiều chương trình hiện hành.

PV: Nếu người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay tiền để mở cơ sở sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng điều kiện gì? Có được đứng tên trực tiếp vay hay không? Nếu không thì ai sẽ là đại diện đứng vay? Được vay tối đa là bao nhiêu và lãi suất phải trả có được ưu tiên không ?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Nếu người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để mở cơ sở sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là làm ông chủ thì tại QĐ 22 này không quy định cụ thể việc này, mà chỉ quy định cho 02 đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để làm ăn, kinh doanh sản xuất và cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để mở cơ sở sản xuất kinh doanh thì chỉ được áp dụng là cá nhân vay vốn theo khoản 1 Điều 3 Quyết định này, và được vay tối đa 100 triệu, được hưởng ưu đãi đang áp dụng tương đương với hộ nghèo là 6,6% năm. Và hình thức vay thông qua hộ gia đình, trường hợp hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tại Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tại Quyết định; chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ; chỉ đạo Công an cấp xã định kỳ vào ngày 05 hằng tháng lập và cung cấp danh sách người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức, thực hiện Quyết định.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chụp ảnh với cán bộ lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng tại Hội nghị triển khai QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ

      Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, hằng năm xem xét bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp ngân sách địa phương hàng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách quy định; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền chính sách, tổ chức, giám sát triển khai thực hiện Quyết định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

   Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

Leng Su Sìn nỗ lực chuyển mình sang xã “sạch ma túy”

(ANTV) - Leng Su Sìn là xã biên giới thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, có đường giao thông quốc lộ 4H tại cầu Đoàn Kết, xã Chung Chải đi qua bản Suối Voi, xã Leng Su Sìn sang xã Sín Thầu. Đó là những điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma túy.

Xem thêm