Thứ Tư, 16/07/2025 14:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật & Công luận

Cần phá nhổ câu lá ngón và chiến dịch truyền thông

Người Mông kể rằng: Sau khi ăn lá ngón chết đi sẽ được lên thiên đàng, được gặp chúa trời và mọi nỗi oan khuất, uất ức cũng như ước mơ của con người đều được hóa giải. …Không biết có phải vì huyền tích này hay vì loài cây kịch độc này mọc khắp mọi nơi, trong rừng, ven suối mà nhiều năm nay, nhiều đồng bào dân tộc đã tìm đến lá ngón để kết thúc cuộc đời. Người ta có hàng nghìn lý do để dẫn đến hành động ăn lá ngón, nhưng việc lấy chính mạng sống của mình ra để giải quyết mâu thuẫn thì không thể chấp nhận được
Chỉ cần 3 lá ngón có thể giết chết một mạng người; một cây lá ngón là đủ giết chết cả bản.  Từ xa xưa, con người đã biết đến độc tính rất mạnh của cây lá ngón, ngay trong sách Đông y cũng cho rằng cây lá ngón là loài cây có độc tính nguy hiểm nhất…. Tác hại và độc tố gây chết người của lá ngón thì bà con ai cũng biết nhưng họ vẫn tìm đến lá ngón khi buồn bực. Hơn nữa, ở một tỉnh miền núi như Lai Châu, không khó để tìm ra cây lá ngón. Nó mọc khắp các bản làng. Từ trong rừng, trên nương, ven đường cho đến tận vách nhà. Thiếu tá Hà Thái Hoàn- Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Loài cây này lên nhanh sau những ngày mưa. Đã có nhiều nơi, chính quyền đã vận động bà con nhân dân đi phá nhổ, đào tận gốc loài cây này. Nhưng càng đào, rễ cây đứt ra lại mọc càng nhanh và mạnh. Ngay cả trong điều kiện đất đai cằn cỗi cây lá ngón vẫn phát triển tốt, lá xanh mỡ, hoa vàng rực nên việc triệt phá tận gốc là khó khả thi “ Công an Lai Châu cũng đã phối hợp với bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tổ chức phá nhổ ở nhiều địa bàn như huyện Phong Thổ song không thể nói làm ngay được vì cần có kinh phí, một lực lượng rất là đông. Hơn nữa loài cây này rất dễ sống, khó có thể phá nhổ ngay một lúc hết được”.

Nhiều chiến dịch xóa bỏ cây lá ngón được  triển khai nhưng trên thực tế, loài cây hoang dã này mọc ở khắp núi rừng, lan nhanh như cỏ. Ở nhiều bản làng, lá ngón còn mọc ngay trên nương. Mâu thuẫn xảy ra tại gia đình nhưng khi tự tử, nhiều người lại tìm ăn lá ngón trong rường, trên nương nên khó phát hiện, khi được phát hiện và đưa đến cơ sở y tế thì đã quá muộn. Trước tình trạng tự tử bằng lá ngón, Lai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân như: Sống có trách nhiệm với bản thân và người thân, không nghĩ đến cái chết trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi gặp chuyện cần chia sẻ để mọi người cùng giúp đỡ và tháo gỡ khó khăn… Chính quyền cũng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, ban tự quản các thôn phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc gần gũi, theo dõi và phát hiện các trường hợp gặp khó khăn nhằm kịp thời động viên, giúp đỡ, hạn chế tình trạng tự tử bằng các hình thức nói chung và ăn lá ngón nói riêng. Đại tá Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu cho rằng: “Các ban ngành cần tuyên truyền vận động để bà con hiểu biết pháp luật đồng thời khuyến cáo bà con không nên giải quyết mọi chuyện bằng tự tử bằng lá ngón mà cần phải tìm cách khác”.

Trước tình trạng người dân tự vẫn bằng lá ngón, nhiều địa phương đã triển khai hàng loạt biện pháp để giảm thiểu vấn nạn này như tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, phát động phong trào triệt phá cây lá ngón, thậm chí thu mua rễ cây lá ngón để tiêu hủy. Trẻ em khi biết theo bố mẹ lên nương, xuống ruộng là được bố mẹ chỉ cho cách biết tránh loài cây độc này; trong các cuộc họp bản, họp dân, cán bộ lại tuyên truyền việc không nên dùng lá ngón để tự tử. Tuy nhiên, người dân chỉ gật đầu lúc đó rồi  lúc cả giận mất khôn hoặc gặp bế tắc nào đó trong cuộc sống là lại dùng lá ngón để kết thúc cuộc đời. Số vụ tự tử và số người chết bằng lá ngón ở Lai Châu vẫn không giảm qua các năm. Thượng tá Lý Ngọc Linh, Đồn trưởng đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ lo lắng: “Mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc rất quyết liệt tuyên truyền bà con về tác hại của cây lá ngón nhưng hiệu quả đem lại chưa triệt để. Để giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng việc phá nhổ ta vẫn tiến hành phá nhổ, nhưng đồng thời phải trú trọng tuyên truyền tới bà con về tác hại của cây lá ngón đối với cộng đồng. Cho dù là các mâu thuẫn to hay bé, các tổ hòa giải thôn bản phải nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con để giải quyết thấu tình đạt lý”.

Trong khi các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp tỉnh Lai Châu đang quyết liệt vào cuộc, thì hàng ngày những bụi dây leo lá ngón vẫn mọc quanh bản và kéo thêm những cái chết bất thình lình từ những suy nghĩ nông nổi của đồng bào vùng cao. Nỗi đau từ lá ngón vẫn hiện hữu. Lai Châu rất cần 1 chiến dịch truyền thông và phá nhổ cây lá ngón quyết liệt, đủ mạnh để xóa bỏ loài cây chết người này ra khỏi đời sống xã hội, trả  lại sự bình yên cho bản làng vùng cao./.

Lê Dung

Tin mới nhất

Đi về nơi gian khó

Đi về nơi gian khó

(ANTV) - Kế hoạch số 314 ngày 26/7/2021 về điều động cán bộ đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Bộ về công an các xã biên giới trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự là một kế hoạch “ đặc biệt” đánh dấu sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành động của lớp cán bộ trẻ. Đó là sự cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 12 của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị số 11 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là sự kế thừa và tiếp nối tinh thần nhiệt huyết “lúc dân cần, lúc dân khó có công an”. Tinh thần ấy được thể hiện sinh động không chỉ trong công tác đảm bảo ANTT mà trong cả những tình huống, nhiệm vụ khác vì an sinh xã hội, vì an toàn cuộc sống cho nhân dân.

Hành trình của những mái ấm mới

Hành trình của những mái ấm mới

(ANTV) - Nơi núi rừng Tây Bắc còn nhiều gian khó, vẫn có những bàn tay ấm áp âm thầm sẻ chia. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Cục Truyền thông Công an nhân dân đã và đang đồng hành cùng người dân nghèo vùng Tây Bắc, giúp họ dựng lại mái nhà, vững tin vào ngày mai.

Khám chữa bệnh cho đoàn viên, người lao động trong Công đoàn Công an nhân dân

Khám chữa bệnh cho đoàn viên, người lao động trong Công đoàn Công an nhân dân

(ANTV) - Sáng 21/5, tại Hội trường Công an Thành phố Hà Nội (số 87 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), Cục Công tác Chính trị tổ chức chương trình tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động trong lực lượng, hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” trong Công đoàn Công an nhân dân (CAND) năm 2025.

Sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn

(ANTV) - Trên cơ sở thực tiễn thi hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, đã được sửa đổi năm 2021 cùng với yêu cầu cấp thiết từ công cuộc cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức bộ máy, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) năm 2025 ra đời là một bước tiến quan trọng, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Sửa đổi Bộ Luật hình sự : hoàn thiện nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững, hội nhập

Sửa đổi Bộ Luật hình sự : hoàn thiện nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững, hội nhập

Tiêu điểm ANTT 16/05/2025

(ANTV) - Trong dòng chảy phát triển của xã hội hiện đại, những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, phức tạp và có xu hướng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp lý để trục lợi. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ Luật hình sự để phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Bịt lỗ hổng tự công bố chất lượng trong quản lý thực phẩm, không để thực phẩm, sữa giả làm hại người tiêu dùng

Tiêu điểm ANTT 09/05/2025

(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

Công an Lâm Đồng: Chủ động bứt phá trong nhiệm vụ mới

(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

Giữ vững an ninh Cảng Liên Khương: Quyết tâm mới của Công an tỉnh Lâm Đồng

(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.

Khi bản làng bình yên

Khi bản làng bình yên

(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.

Xem thêm