Thứ Tư, 21/05/2025 11:32 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Công nghệ có thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống?

(ANTV) - Trong hai thập kỷ qua, công nghệ đã trải qua một số thay đổi đáng kinh ngạc và len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ đã tác động nhanh chóng và cách mạng hóa phương thức học tập của học sinh cũng như giảng dạy của giáo viên.

Sự thay đổi này có tính bước ngoặt khi một người chơi mới xuất hiện: đó là Trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, đây cũng chính là thách thức đặt ra với ngành giáo dục, đòi hỏi phải có những giải pháp để dung hòa giữa phương pháp dạy và học truyền thống, với việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này.

Phải chăng công nghệ đang thay đổi giáo dục?

Một số người nhìn thấy lợi ích từ khả năng xử lý thông tin và dữ liệu của công nghệ. Điều này có thể cung cấp cơ sở cho những phân tích quan trọng sâu sắc hơn. Nhưng cũng có rất nhiều lo ngại rằng, sinh viên có thể dựa vào AI để làm bài và gian lận.

Tại trường đại học hàng đầu Thụy Điển Lund, giáo viên sẽ quyết định sinh viên nào có thể sử dụng AI để hỗ trợ làm bài tập.

Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, học viên không được phép sử dụng công nghệ mới trước khi có quy định cụ thể.

Mặc dù các thiết bị công nghệ tưởng như là thứ thiết yếu trong giáo dục hiện đại, thế nhưng có những vấn đề vẫn cần tới cách làm truyền thống.  

Đây có vẻ là một tiết học bình thường, nhưng ở Thụy Điển, nó lại tạo ra sự khác biệt. Mặc dù đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các lớp học, nhưng giờ đây, tại các cấp mầm non và tiểu học, rất nhiều giáo viên đang muốn quay trở lại cách làm truyền thống.

Trong một báo cáo được công bố vào mùa hè này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã đưa ra cảnh báo về việc sử dụng rộng rãi công nghệ trong giáo dục. Nhiều nhà giáo dục cũng cho rằng, việc thử nghiệm với trẻ em và thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống bằng công nghệ mới là điều không nên.

Công nghệ hay Trí tuệ nhân tạo có thể đem đến cho giáo viên và học sinh những trải nghiệm hiện đại, những dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng. Thế nhưng, cảm xúc là điều mà công cụ này khó có thể mang lại. Và giáo dục có lẽ cần đến cảm xúc và sự tương tác nhiều nhất giữa thầy và trò.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

 Nhóm người nhập cư đầu tiên tự trục xuất khỏi Mỹ

Nhóm người nhập cư đầu tiên tự trục xuất khỏi Mỹ

Thế giới 21/05/2025

(ANTV) - Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên dành cho những người nhập cư đồng ý tự nguyện hồi hương theo một chương trình mới, trong đó họ được hỗ trợ khoản tiền 1.000 USD khi "tự trục xuất" khỏi Mỹ. Chuyến bay này đã đưa 64 công dân Colombia và Honduras trở về quê nhà.

 Khơi dậy sáng tạo khoa học công nghệ qua học Stem trong trường học

Khơi dậy sáng tạo khoa học công nghệ qua học Stem trong trường học

Xã hội 21/05/2025

(ANTV) - Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn. Qua mỗi bài học, giáo viên sẽ là người dẫn dắt, kết nối kiến thức còn học sinh thông qua thực hành, ứng dụng, khơi dậy đam mê, kích thích tình yêu khám phá khoa học. Thời gian gần đây, cụm từ Stem đã không còn xa lạ với mỗi cấp học phổ thông. Không chỉ xuất hiện trong mỗi tiết học, nhiều sân chơi cũng được các nhà trường mở ra nhằm khuyến khích tạo động lực cho các em theo đuổi nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và tự tin, sẵn sàng đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội mới trong tương lai.

Xem thêm