(ANTV) - Tại Indonesia, có một khu rừng ngập mặn dành riêng cho phụ nữ, là nơi để những người phụ nữ sinh hoạt, trò chuyện và kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, khu rừng ngập mặn ấy đang có nguy cơ bị biến mất bởi ô nhiễm môi trường và sự phát triển của địa phương. Mất đa dạng sinh học đang làm thu hẹp diện tích rừng và khiến cho đời sống thực vật, động vật bị suy giảm. Những người phụ nữ làm việc trong rừng lo sợ rằng một phần quan trọng trong truyền thống và sinh kế của họ sẽ bị biến mất mãi mãi.
Nằm trên bờ biển phía Đông Nam của thành phố Jayapura là ngôi làng nổi Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ trong làng đang thực hiện truyền thống Tonotwiyat, có nghĩa là “làm việc trong rừng”. Trong sáu thế hệ, những người phụ nữ trong số 700 người Papua của ngôi làng này đã làm việc trong các khu rừng ngập mặn để thu thập trai, đánh bắt cá và kiếm củi.
Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết: “Phong tục và văn hóa của người Papua, đặc biệt là những người ở làng Enggros, là phụ nữ được trao không gian và địa điểm riêng để sinh hoạt trong các buổi gặp mặt truyền thống. Và các bô lão trong bộ lạc đã cung cấp cho chúng tôi một khu rừng ngập mặn làm lãnh thổ riêng.”
Khu rừng ngập mặn này chỉ cách trung tâm thành phố Jayapura, thủ phủ của Papua 13km. Đây là nơi chỉ dành riêng cho phụ nữ, để phụ nữ trò chuyện, sinh hoạt và kiếm sống. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm, tốc độ phát triển đô thị hóa quá nhanh và việc mất đa dạng sinh học đã khiến diện tích đất rừng bị thu hẹp, trong khi đời sống thực vật và động vật cũng bị suy thoái. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ khu rừng khỏi sự tàn phá, tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao.
Chị BERTA SANYI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Tôi rất buồn khi chứng kiến tình trạng hiện tại của khu rừng bởi vì đây là nơi chúng tôi sinh sống. Khu rừng là căn bếp của chúng tôi, là nơi chúng tôi có thể tìm kiếm thức ăn.”
Một buổi sáng sớm, chị Merauje và con gái 15 tuổi đi xuồng máy nhỏ vào rừng. Họ nhìn thấy rất nhiều rác thải nhựa và các chất thải khác mắc kẹt trong các rễ cây ngập mặn. Một số phụ nữ khác đứng ngập trong nước để tìm kiếm trai vỏ mềm, song những gì họ tìm thấy chỉ toàn là rác thải.
Bà PAULA HAMADI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Trước đây tôi tìm được rất nhiều trai. Nhưng giờ những gì tôi tìm được chỉ toàn là rác. Tôi đã đứng đây suốt nửa tiếng đồng hồ và chỉ nhặt được một vỏ trai.”
Dân số của Jayapura đã bùng nổ trong những thập kỷ gần đây và hiện có khoảng 400.000 người sống trong thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa khiến nhiều con đường được mở ra thay cho các khu rừng ngập mặn. Theo ước tính, diện tích hiện tại của các khu rừng ngập mặn ở Jayapura chỉ còn một nửa so với trước đây.
Vịnh Youtefa, nơi giao nhau của biển và năm con sông ở Papua chảy qua, cũng là nơi tập trung rác của các con sông khi chúng chảy qua Jayapura. Người ta nhìn thấy nhiều chai nhựa, tấm bạt và những mảnh gỗ mắc kẹt giữa các rễ cây ngập mặn. Một nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng nồng độ chì cao từ rác thải của hộ dân và doanh nghiệp đã được tìm thấy tại một số điểm xung quanh vịnh. Chì có thể gây ngộ độc cho con người và các sinh vật dưới nước, trong khi các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quần thể động vật thân mềm và cua đang bị suy giảm tại khu vực này.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo tồn khu rừng, bao gồm cả nỗ lực của chính cư dân làng Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ khác từ Enggros đang cố gắng bắt đầu với các vườn ươm cây ngập mặn và, nếu có thể, trồng cây ngập mặn mới trong khu vực rừng.
Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết: “Chúng tôi gieo hạt giống cây ăn quả ngập mặn và trồng nó ở đây. Chúng tôi cũng trồng một số cây mới thay thế những cây đã chết và dọn rác xung quanh Vịnh Youtefa. Tôi và mọi người làm những điều này vì muốn bảo tồn khu rừng của chúng tôi.”
Ngoài những nỗ lực tái tạo rừng, cũng cần có sự đảm bảo rằng sẽ không có nhiều khu rừng bị san phẳng để phát triển trong tương lai. Hiện không có quy định khu vực nào về việc bảo vệ Vịnh Youtefa và đặc biệt là các khu rừng của phụ nữ, nhưng các nhà sinh thái học cho rằng điều đó sẽ giúp ngăn chặn nạn phá rừng trong tương lai.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa giải cứu thành công một nạn nhân bị thương nặng mắc kẹt trong cabin xe bồn do tai nạn giao thông.
(ANTV) - Một đường dây tội phạm lừa đảo công nghệ cao xuyên quốc gia vừa bị Công an Điện Biên phối hợp với các lực lượng Bộ Công an Việt Nam và Công an Lào triệt phá. Hàng chục đối tượng cùng lượng lớn tang vật đã bị thu giữ.
(ANTV) - Trong 2 ngày 13 - 14/7, Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự Đại hội. Cùng dự có Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(ANTV) - Chiều ngày 14/7, Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Quản lý xây dựng và doanh trại.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 11 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban An ninh. Tham dự Phiên họp có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện UBND TP. Hà Nội, các thành viên Tiểu ban An ninh, đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ và Công an TP. Hà Nội.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Cục Công tác chính trị đã tổ chức Lễ dâng hương, báo công của các cháu là con thương binh, con liệt sĩ Công an nhân dân; con đỡ đầu của Hội Phụ nữ Công an và các cháu học sinh là con cán bộ, chiến sĩ CAND đạt thành tích cao trong học tập, giành giải quốc gia, quốc tế.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 236 Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7/1789 - 14/7/2025), ngày 14/7/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Emmanuel Macron; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng François Bayrou; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và Chủ tich Quốc hội Yaël Braun-Pivet.
(ANTV) - Chiều 14/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.