(ANTV) - Indonesia là quốc gia sản xuất niken lớn nhất thế giới. Trong bối nhu cầu niken để sản xuất pin xe điện tặng vọt các doanh nghiệp trong và ngoài Indonesia đang khai thác triệt để các mỏ niken của nước này. Tuy nhiên, nhiều người dân và các nhóm nhân quyền cảnh báo tình trạng khai thác niken vô tội vạ đang đe dọa quyền sử dụng đất của người nông dân và gây hại cho môi trường.
Cầm trong tay rao, rựa, thứ duy nhất có trong nhà, những người dân làng Wawonii thay phiên nhau gác trên đỉnh đồi, nơi trước đây là khu vực trồng trọt. Vùng đất đã bị giải tỏa để khai thác niken nhưng những người dân này đang cố gắng giữ đất, đồng thời kêu gọi chính quyền hủy bỏ quyết định trên.
Bà Royani, người dân làng Wawonii, Indonesia cho biết: Giờ chúng tôi biết kiếm sống ra sao? Hầu hết chúng tôi đều dựa vào các trang trại đinh hương để cho các con ăn học, Niken thì chỉ làm giàu cho các công ty khai thác thôi. Chúng tôi không được hưởng lợi, thậm chí còn phải gánh nhiều thiệt hại.
Bà Royani chia sẻ, bà muốn bảo vệ không chỉ đất đai của gia đình mình khỏi bị xâm lấn mà còn đất của những người hàng xóm. Tuy nhiên, những người nông dân như bà đang đối đầu với đối thủ không dễ dàng.
Theo anh Hastoma, người dân làng Wawonii, Indonesia: Nếu chúng tôi giữ im lặng, thì tương lai của các thế hệ con cháu chúng tôi sau này cũng sẽ bị phá hủy vì nơi chúng tôi đang sinh sống lúc này sẽ không còn gì cả.
Nhu cầu niken trên toàn cầu tăng vọt đã đẩy các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, cùng với công ty xe điện Tesla của Mỹ và công ty khai thác mỏ Vale của Brazil, chú ý đến Indonesia. Hàng chục nhà máy xử lý niken đang mọc lên ở Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới, và thêm nhiều dự án khác đã được công bố.
Cơn sốt khai thác niken bùng nổ đe dọa quyền sử dụng đất của nông dân và ảnh hưởng môi trường tại những khu vực như Wawonii thuộc đảo Sulawesi giàu tài nguyên.
Ông Kisran Makati, Giám đốc Nghiên cứu Nhân quyền Đông Nam Sulawesi cho biết: Những gì mà dân làng Wawonii đang làm vốn dĩ là việc của chính quyền, do đây là sơ xuất của chính quyền. Họ cũng buộc phải bảo vệ đất đai của mình. Nếu không sẽ mất đất canh tác mãi mãi.
Một sắc lệnh được Tổng thống Indonesia ký ban hành năm 2018 công nhận quyền của nông dân đối với các khu đất công họ đang sử dụng, canh tác. Tòa án cũng nhiều lần ra phát quyết bảo vệ nông dân trong những vụ tranh chấp đất đai với các công ty khai mỏ.
Tuy nhiên, Indonesia đang tận dụng mọi nguồn lực để thu hút nhà đầu tư, dẫn tới nhiều tranh chấp đất đai bắt nguồn từ các tuyên bố chồng chéo về quyền sở hữu, do thiếu sót trong khâu cấp chứng nhận của chính quyền.
Bên cạnh vấn đề tranh chấp đất, nhiều người dân Indonesia sống gần các khu vực khai thác mỏ cũng đang kêu cứu do hoạt động này đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tại một ngôi làng ở vùng Pomalaa của hòn đảo, những ngôi nhà sàn nằm trên lớp bùn đỏ gỉ sét, nơi trẻ em bơi lội trong làn nước đục ngầu.
Theo người dân địa phương, đất bị ô nhiễm từ các mỏ niken bị nước mưa cuốn trôi xuống biển, biến vùng nước ven biển Thái Bình Dương thành màu đỏ đậm.
Anh Guntur, người dân làng vùng Pomalaa bày tỏ: Khi chưa có mỏ, nước không như thế này. Nó rất sạch.
Ông Asep Solihin, người dân làng vùng Pomalaa, cho biết: Chúng tôi chỉ có thể sống qua ngày. Trên đó là mỏ, dưới kia là bùn. Thế hệ kế tiếp thì sao?
Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Indonesia. Tuy nhiên việc phát triển ngành này cũng mang lại những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là thoả thuận khai thác khoáng sản giữa chính phủ và các doanh nghiệp thường thiếu minh bạch.
Những nỗ lực nhằm quản lý các hoạt động khai khoáng thường bị làm ngơ do sức hấp dẫn của lợi nhuận mang lại. Nhiều khu vực bị tàn phá do khai thác khoáng sản thường bị bỏ quên và những tổn hại môi trường hầu như không thể khắc phục được. Cuối cùng người chịu thiệt vẫn là những người nông dân.
(ANTV) - 6 người đã thiệt mạng sau khi một trực thăng rơi xuống sông Hudson ở thành phố New York, Mỹ.
(ANTV) - Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch ngân sách quan trọng, qua đó tạo tiền đề cho việc gia hạn các chính sách cắt giảm thuế năm 2017 của Tổng thống Donald Trump. Dù chỉ là cuộc bỏ phiếu sơ bộ, đây là bước then chốt để mở đường cho các dự luật cắt giảm thuế được trình vào cuối năm nay.
(ANTV) - Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức khai trương Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới tại Geel (Bỉ), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo an ninh biên giới, đồng thời giảm thiểu sự gián đoạn cho người dân di chuyển trong khối Schengen.
(ANTV) - Quảng Ngãi: Bắt nhóm truy đuổi chém người làm 1 người chểt, 2 người bị thương; Vĩnh Long: Truy bắt nhanh đối tượng giết người; Lâm Đồng: Bắt 3 đối tượng mua bán gần 0,5kg ma túy; Đồng Nai: Bắt 8 đối tượng đánh bạc; Giám đốc trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn bị đề nghị 11 - 12 năm tù - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Nhà Trắng hôm qua làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó, cộng lại thành mức thuế khổng lồ 145% đối với đối tác thương mại lớn thứ 3 của Mỹ.
(ANTV) - Tại thủ đô Quito của Ecuador, đại lộ A-ma-zo-nas những ngày này đã được biến thành không gian trưng bày nghệ thuật với một bức vẽ trên giấy dài đến 3km (cụ thể là 3.003 m). Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp họa sĩ sáng tác tranh và tác phẩm khổng lồ này được ghi tên vào Sách Kỷ lục Guinness Thế giới.
(ANTV) - Thời gian gần đây, tại Anh, nhu cầu sửa chữa máy trò chơi điện tử cổ điển ngày càng gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy trào lưu sưu tầm và giải trí bằng những thiết bị tưởng chừng như lỗi thời này đang quay trở lại.
(ANTV) - Trước những thông tin liên quan đến 1 số địa phương, thị trường bất động sản khu vực phía Nam đang ghi nhận một đợt tăng giá lớn. Đặc biệt trong 2 tuần trở lại đây, giá đất tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có dấu hiệu bị "thổi giá"
(ANTV) - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa Đông ở Pakistan đang ngày càng trở nên ấm hơn, đẩy nhanh tốc độ tan chảy của các sông băng, làm suy giảm nguồn nước dự trữ cho canh tác nông nghiệp. Để giải quyết tình trạng này, những nông dân ở vùng thung lũng Gilgit – Baltistan, miền Bắc Pakistan đã tạo ra các “tháp băng” trữ nước.
(ANTV) - Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp hơn 50% GDP và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp đến khó khăn trong tiếp cận vốn.