Chủ Nhật, 16/03/2025 14:23 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Vì nhân dân phục vụ

Hiệu quả từ thực tiễn khi thực hiện Đề án 06 tại Tỉnh Tuyên Quang

Như Quỳnh

(ANTV) - Từ đầu năm 2023, hàng loạt tiện ích từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử được tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các đơn vị liên quan đưa vào ứng dụng trong thực tế để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.

Tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai hàng loạt giải pháp để chuẩn hóa, số hóa, tái sử dụng dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Điều này đã nhận được sự hài lòng từ phía người dân và doanh nghiệp khi đến nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến ngày một nâng lên, đặc biệt trong tháng 11/2023, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 89,3% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận. 

Tỉnh Tuyên Quang nỗ lực thực hiện Đề án 06 

Ông Nguyễn Văn Thức ở phường Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Trước đây chưa có thủ tục tiện ích như thế này thì chúng tôi đi làm thủ tục hành chính rất là vất vả, thứ nhất là đi rất xa, mất rất nhiều thời gian nhưng từ khi có đề án 06 này thì chúng tôi thấy rất thuận lợi, chúng tôi có thể ngồi tại chỗ, để chúng tôi có thể khai báo các thủ tục hành chính cần thiết".

 Cùng với đó, việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để khám, chữa bệnh, cập nhật thông tin tiêm chủng, cấp hộ chiếu vaccine và triển khai cấp giấy khám sức khỏe điện tử…được tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh. Toàn tỉnh có 166/166 cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện tra cứu CCCD gắn chíp (đạt 100%), số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được cắt từ 27 thủ tục xuống còn 25 thủ tục. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang là một trong những cơ sở y tế đầu tiên của tỉnh triển khai thí điểm thực hiện khám, chữa bệnh bằng CCCD có gắn chíp. Tại khu tiếp đón bệnh nhân, Bệnh viện đã có thông báo trên màn hình hướng dẫn khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD có gắn chíp và trang bị đầu đọc QR-code. Người dân khám bệnh tại đây không cần mang theo thẻ BHXH, chỉ cần sử dụng duy nhất thẻ CCCD gắn chip, bởi thông tin cá nhân và số thẻ Bảo hiểm y tế của công dân đã được tích hợp toàn bộ trên CCCD. Và chỉ cần quét mã QR đã có thể đăng ký khám chữa bệnh thành công. Chị Hoàng Thị Thanh ở Phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang cho biết chỉ mất vài phút, chị đã hoàn tất thủ tục đăng kí chỉ với duy nhất tấm thẻ CCCD. 

"Gần đây tôi mới biết việc thực hiện khám, chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp. Trước đây, cứ mỗi lần đi khám bệnh là cầm theo đủ loại giấy tờ từ sổ khám bệnh, chứng minh nhân dân, thẻ BHYT, các giấy tờ khác.Giờ thì chỉ cần CCCD nên rất tiện lợi và nhanh chóng, giảm bớt thủ tục và các loại giấy tờ liên quan, rút ngắn thời gian rất nhiều"- chị Hoàng Thị Thanh chia sẻ. 

 Người dân sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế

Tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên, một điểm trường của thành phố Tuyên Quang thực hiện triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện chuyển đổi số. Theo chị Trần Thị Thu Hằng, hiệu phó THPT Nguyễn Văn Huyên: giờ đây công tác quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh và tất cả các hoạt động thu chi đều được trường kết nối qua ứng dụng VNeID “Chúng tôi thấy rằng là, việc chúng tôi được thụ hưởng cơ sở dữ liệu từ phía lực lượng Công an rất là hữu hiệu và tiện lợi, vì có những thông tin nền như vậy thì có rất thuận lợi trong quá trình công tác chuyển đổi số của các nhà trường nói riêng cũng như là của toàn dân nói chung”.

 Lợi ích của việc triển khai đề án 06 Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, thẻ Căn cước công dân gắn chíp, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số Quốc gia là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chưa tham gia vào công cuộc chuyển đổi số này. Lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang với vai trò là Cơ quan thường trực, xuống từng nhà, từng thôn xóm để vận động nhân dân cài đặt, kích hoạt hoạt tài khoản định danh điện tử VneID. Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã vận động thu nhận được trên 600.000 tài khoản, kích hoạt thành công gần 500.000 tài khoản. 

Trung tá Đoàn Thị Thu Quỳnh, Đội trưởng đội hướng dẫn, đăng ký quản lý cư trú; cấp, quản lý CCCD chia sẻ: "Chúng tôi thực hiện vì nhân dân phục vụ, chúng tôi phổ cập CCCD gắn chip, định danh điện tử và cơ sở dữ liệu Quốc gia dân cư, thực hiện chiến dịch nối tiếp chiến dịch. Để làm được nội dung đó chúng tôi phải thực hiện triển khai rất nhiều giải pháp. Giải pháp về huy động con người, giải pháp về huy động máy móc, bố trí thời gian mà chủ yếu thực hiện dựa trên tinh thần quyết tâm cao nhất".

Để người dân sớm tiếp cận với những tiện ích của VNeID, Công an tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường công tác tuyên truyền về các nhiệm vụ của Đề án 06, tiện ích của tài khoản định danh điện tử bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phối hợp của người dân. Trong đó, Tỉnh Tuyên Quang đã duy trì 16 tổ cấp căn cước Công dân, tài khoản định danh điện tử bằng hình thức lưu động. Bên cạnh đó, lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với lực lượng xung kích: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ thành lập 1.733 tổ hướng dẫn nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác tuyên truyền về thực hiện Đề án 06. Theo thượng tá Đặng Đình Cường, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Tuyên Quang: 100% cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh “gương mẫu, đi đầu” trong đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử. 

"Với từng đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ của từng vị trí công tác, các đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cũng như là nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, với phương châm làm việc: làm hết việc chứ không làm hết giờ, không kể ngoài giờ hay ngày nghỉ, liên tục thực hiện đề án với tinh thần chiến dịch thần tốc, chạy đua với thời gian", Thượng tá Đặng Đình Cường nhấn mạnh.

 Ngoài việc tổ chức thu nhận hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử tại trụ sở đơn vị, Công an các đơn vị thành lập các tổ thu nhận hồ sơ lưu động tại các xã, phường, thị trấn, khu dân cư, trường học, doanh nghiệp,... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thu nhận hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Theo Đại tá Đỗ Tiến Thuỳ, Phó giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang: Việc triển khai thực hiện đề án 06 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của chính người dân và doanh nghiệp: "Xác định việc thực hiện Đề án 06 là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, mệnh lệnh công tác của lực lượng vũ trang và là danh dự của lực lượng CAND. Chúng tôi quán triệt rất sâu sắc cái quan điểm này, chúng tôi triển khai thực hiện tại địa phương. Thực hiện nghị quyết này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nòng cốt quan trọng: thực hiện tốt vai trò thường trực Đề án 06 tại các cấp và gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của lực lượng CAND"./. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

Tiêu điểm ANTT 03/01/2025

(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Xem thêm