(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Chúng tôi gặp trung tá Nguyễn Đức Hoài- Đội trưởng Đội Tổng hợp An ninh, công an huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị khi anh vừa kết thúc chuyến tập huấn ở Ý cùng 25 thành viên khác của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1. Chuyến đi dài ngày cùng lịch tập huấn dày đặc với nhiều nội dung mới không làm Trung tá Hoài xuống sức dù anh là sỹ quan cao tuổi nhất của đơn vị này:
"Lúc đầu mới tiếp cận thì mình cảm thấy cũng rất là bỡ ngỡ, về cả cường độ lẫn nội dung, đặc biệt mình cũng là sĩ quan lớn tuổi, cho nên về mặt thể lực thì cũng phải rất nỗ lực, theo kịp các đồng chí trẻ tuổi hơn, năng động hơn, sức khỏe tốt hơn. Nhưng một phần cũng vì yêu thích, một phần có sự hỗ trợ của đồng đội thì mình cũng dần quen với những hoạt động đó cả về nội dung, tác chiến, chiến thuật cũng như trình độ ngoại ngữ. Mình thấy càng ngày càng tiến bộ."
Sinh năm 1972, trước khi công tác tại công an huyện đảo Cồn Cỏ, Trung tá Nguyễn Đức Hoài là cán bộ Phòng An ninh đối ngoại. Về Cồn Cỏ; ngoài mảng an ninh, anh phụ trách cả công tác tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, công tác Đảng… Công việc cứ thế lặng lẽ trôi đi cho đến một ngày, anh nhận được thông tin Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tuyển sỹ quan đi làm nhiệm vụ quốc tế:
"Mình lập gia đình muộn nên hiện tại có 2 con nhỏ. Thực sự mình cũng cân nhắc, làm sao hài hòa giữa sự nghiệp, gia đình với công việc gìn giữ hòa bình bởi khi được triển khai ở phái bộ thì phải tách hẳn gia đình, đi xa đất nước nên ở nhà sẽ rất là khó khăn. Người thân cũng hơi phân vân vì mình là trụ cột gia đình, trong lúc mình đi vắng thì làm thế nào? Nhưng được gia đình động viên, đặc biệt người vợ chia sẻ nên mình cũng cố gắng đưa ra phương án hợp lý để làm sao trong lúc mình đi vắng, công việc sắp xếp được hài hòa."
Mong muốn được phát triển bản thân, được góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình đã thôi thúc trung tá Nguyễn Đức Hoài viết đơn tình nguyện tham gia Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1. Tại đây, anh cùng các đồng nghiệp đã trải qua 4 khoá huấn luyện ở trong và ngoài nước trong đó có 1 khoá của Liên Hợp Quốc. Tại đây, trung tá Hoài đã thử thách lòng dũng cảm, bản lĩnh người sỹ quan an ninh bằng những bài tập thể lực, chiến thuật, bằng những tối học tiếng Anh miệt mài trên lớp, những đêm chong đèn nghiên cứu tài liệu…
"Cứ sau mỗi khóa huấn luyện thì cảm thấy thể lực cũng như kiến thức của mình được cải thiện hơn nhiều. Rất muốn được triển khai sớm sang phái bộ để cống hiến hết khả năng của mình. Hai nữa là khi tham gia ở phái bộ về thì mình sẽ có kinh nghiệm, gặt hái được từ các hoạt động thực tế, mình có thể tham gia vào huấn luyện cho các thế hệ tiếp sau. Thực sự rất là mong muốn được triển khai càng sớm càng tốt."
Khoác trên mình bộ quân phục với lá cờ đỏ sao vàng trên vai áo, chiếc mũ nồi xanh của lực lượng gìn giữ hoà bình là mơ ước mà Trung tá Chu Thị Hồng - cán bộ phòng Tham mưu, công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ấp ủ nhiều năm. Mơ ước ấy thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê trong chị khi trước đó một đồng nghiệp cũng đã đăng ký tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình.
"Sau khi được đồng chí đội trưởng tham gia trước gửi hình tham gia tập huấn, huấn luyện, học về tiếng anh, về chiến thuật thì tôi thấy rất là hứng thú, tự dưng thấy niềm tự hào trong mình nó dâng lên, thích quá đi. Anh đội trưởng là động lực, là tấm gương để em noi theo, để mong muốn được khoác lên mình bộ đồ này. Bộ đồ duy nhất của lực lượng Công an có hình lá cờ trên vai, nó giống như là gánh cả Tổ quốc trên vai. Rất là tự hào."
Viết đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình là một quyết định mạnh bạo nhưng đầy áp lực đối với Trung tá Hồng khi chị có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. 2 vợ chồng ly dị cách đây 6 năm, cậu con trai 8 tuổi từ nhỏ đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và chưa từng xa mẹ một ngày...
"Ban đầu, ông bà ngoại cháu can, ngăn, vì thấy cháu mới 8 tuổi thôi, lúc này nó cần mẹ. Tôi cũng suy nghĩ. Ông bà nội thì đồng ý nói cứ gửi con qua ông bà chăm cho. Khi tâm sự với ông bà ngoại, nói là mong muốn của con, ước mơ của con là 1 lần thực hiện nhiệm vụ này, để con có sự trải nghiệm, có kỉ niệm để sau này con kể cho cháu nghe thì ông bà cũng đồng ý."
Sự quyết tâm ở Trung tá Chu Thị Hồng được thể hiện trong từng bài tập, từng môn học. Lịch làm việc dày đặc với lịch trình bắt đầu từ 5h sáng kéo dài đến 9h,10h tối; với hàng loạt những yêu cầu khắt khe về các bài tập tình huống trên thao trường, tập bắn súng, tập kỹ năng sinh tồn… không làm chị nản lòng. Ngược lại, sau 7 tháng tham gia Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1, Hồng thấy khoẻ hơn, học được nhiều hơn các kiến thức, các môn học mà trước đây chị chưa từng biết đến. Ngay cả cậu con trai cũng trưởng thành hơn sau một thời gian dài xa mẹ. Đó là nguồn động lực to lớn khiến chị vơi đi nỗi nhớ gia đình, yên tâm hơn mỗi khi nghĩ về con và dồn mọi tâm sức cho công tác tập luyện:
"Tôi cảm giác đợt tập huấn vừa rồi nó đủ độ khắc nghiệt để đáp ứng cuộc sống bên kia. Hầu như 1 tuần không còn trống ngày nào, thứ 7, chủ nhật đi sinh tồn, khi thì đi Quảng Ninh, ở Trung tâm khủng bố, khi thì đi bắn súng ở Ba Vì. Tuần nào cũng kín lịch hết. Người lúc nào cũng trong trạng thái năng động."
Sinh ra trong một gia đình mà đa phần các thành viên đều công tác trong lực lượng vũ trang; lý do mà Trung uý Đỗ Quý Duy đến với Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 chính là từ những câu chuyện của bố vợ anh - một sỹ quan quân đội từng làm nhiệm vụ quốc tế ở Nam Sudan. Câu chuyện về một vùng đất xa xôi, nghèo khó, bất ổn nơi tận cùng châu Phi, nơi đang cần sự hiện diện và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế khiến Duy tò mò và anh muốn dấn thân, muốn làm được những công việc đầy tự hào như cha mình:
"Vùng đất Nam Sudan qua lời bố vợ tôi thì cảm thấy mạng sống rất rẻ mạt, cảm giác rất là khốc liệt, chiến tranh. Khi có lực lượng gìn giữ hòa bình của các quốc gia, hay là các đội công binh, bệnh viện dã chiến của quân đội Việt Nam thì người dân rất là yêu mến màu cờ của Việt Nam. Hơn 10 năm công tác trong lực lượng vũ trang, cũng cảm thấy chưa có gì là thử thách nên tôi muốn xông pha, đi thực hiện nhiệm vụ cao cả hơn, cống hiến tuổi trẻ của mình; ghi lại cái gì đấy nó thật ý nghĩa. "
Trưởng thành từ lính cơ động, tuổi đời còn rất trẻ nên những bài tập, những chương trình huấn luyện khắt khe không phải là khó khăn đối với Trung úy Đỗ Quý Duy. Ở trung đội cảnh sát đặc nhiệm, Duy được tiếp cận với các tình huống phức tạp, các nhiệm vụ đặc biệt như bảo vệ yếu nhân, giải cứu con tin, trấn áp tội phạm có vũ khí nóng, hóa giải bom, mìn...
"Quá trình huấn luyện, thứ nhất, mình có thể phát triển ngôn ngữ như Tiếng Anh; thứ hai nữa là kiến thức về gìn giữ hòa bình, bảo vệ nhân quyền. Trong quá trình tập huấn, đợt đầu cũng chỉ là cơ bản để đơn vị đạt được level 2, đến khi đơn vị sẵn sàng triển khai sang phái bộ thì như bản thân tôi cơ bản đã đáp ứng được mục đích trong đợt huấn luyện."
Thưa các bạn! Trung tá Nguyễn Đức Hoài, Trung tá Chu Thị Hồng hay Trung úy Đỗ Quý Duy chỉ là 3 cá nhân tiêu biểu cho tinh thần, khát vọng cống hiến của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1. Trung tá Trần Trọng Nguyên - Phó trưởng phòng, Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc cho biết: Những cán bộ, chiến sĩ tình nguyện tham gia Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 đều là những cá nhân xuất sắc của công an các đơn vị, địa phương. Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đặt ra nhiều yêu cầu song quan trọng nhất, người sỹ quan đó phải có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, khả năng chịu được áp lực và nhất là phải có lý tưởng, có niềm tự hào dân tộc.
"Chúng ta sẽ hoạt động độc lập trong 1 doanh trại của 1 đơn vị FPU và ở đó chúng ta bắt buộc phải chấp hành nghiêm túc mọi kỉ luật của Liên Hợp Quốc, chúng ta phải xa gia đình ít nhất 1 năm, chúng ta thường xuyên phải chịu áp lực bởi tuần tra, kiểm soát, phòng chống tội phạm ở môi trường đa dạng văn hóa. Chúng ta phải phối hợp tác chiến với nhiều lực lượng khác nhau như quân đội, cảnh sát của các nước khác nhau. Đấy là đòi hỏi khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Thứ hai nữa là khả năng chịu áp lực ở môi trường làm việc nước ngoài. Chúng ta chịu sự giám sát của Liên Hợp Quốc, chúng ta mang màu cờ sắc áo của quốc kì trên bộ quân phục, vừa đòi hỏi về trình độ, bản lĩnh chính trị, tính kiên nhẫn, khả năng chịu áp lực. Tất cả câu trả lời đó có mẫu số chung, đó là niềm tự hào, có sự lý tưởng."
Các nền tảng kiến thức, kỹ năng, chiến thuật... đều có thể được học, được huấn luyện mà thành nhưng bản lĩnh phải được tôi rèn trong thử thách; niềm tin, khát vọng, lý tưởng sống cao đẹp, sống cống hiến phải được hun đúc, được chảy trong huyết quản người lính mới có thể tạo thành sức mạnh khiến họ chiến thắng mọi hiểm nguy, vượt mọi gian khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những vùng đất khắc nghiệt, bất ổn nhất. Đó là khẳng định của PGS.Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lấy câu chuyện về Trung tá Nguyễn Ngọc Hải - người đã vượt qua hơn 200 ứng cử viên từ 192 quốc gia, trở thành sỹ quan công an đầu tiên trúng tuyển vào vị trí chuyên gia Phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại Liên Hợp Quốc như hình mẫu điển hình của một lớp người trẻ tài năng, giàu nghị lực và sống lý tưởng; Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn cho rằng:
"Thời gian vừa qua, những đội hình cảnh sát của chúng ta, từ những hoạt động ở Nam Sudan, một số tổ chức quốc tế khác và ngay cả cơ quan điều phối của cảnh sát gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc thì những sĩ quan chúng ta cử sang đều đảm bảo rất tốt những yêu cầu của cơ quan Liên Hợp Quốc; minh chứng rằng Việt Nam hoàn toàn xứng đáng, có uy tín và trách nhiệm trong tổ chức này. Vì vậy chúng ta thấy rằng là số lượng sĩ quan cảnh sát, an ninh của chúng ta tham gia vào các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như các hoạt động đảm bảo an ninh quốc tế ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng và phong phú hơn."
Thưa các bạn! Những chiến sĩ công an làm nhiệm vụ quốc tế, những sỹ quan công an gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc đã và đang có mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Họ đem lại hy vọng, sự an toàn cho những vùng đất bị chiến tranh tàn phá. Họ không chỉ là những chiến sĩ mà còn là những sứ giả hòa bình, đem lại ánh sáng mới cho những vùng đất còn nhiều tăm tối.
Lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân văn tới bạn bè quốc tế là cách mà các cán bộ chiến sĩ công an thể hiện lòng yêu nước, nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc. Xây dựng hình ảnh một Việt Nam hội nhập, vươn xa trong kỷ nguyên mới; đó cũng là mục tiêu của Đảng, nhà nước, của Bộ Công an trong công tác đối ngoại; đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình 80 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng CAND Việt Nam anh hùng./.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.
(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.
(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.
(ANTV) - Cuối tháng 10, Temu quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam với các ưu đãi đến 90%, giao diện Việt hóa, và cam kết giao hàng trong 4 - 7 ngày. Kho hàng phong phú, giá cạnh tranh, cùng chiến dịch quảng bá lớn giúp Temu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.
(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
(ANTV) - Ngày 15/11/2023; Đại uý Vũ Văn Chính tạm biệt gia đình, vợ con và cả công việc anh yêu thích ở trường Đại học PCCC để lên tăng cường cho xã vùng cao biên giới Nậm Ban, thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Thực tế công tác ở xã miền núi nghèo, trọng điểm phức tạp về ANTT đặt ra không ít thách thức đối với một thầy giáo- giảng viên đại học lần đầu đi cơ sở như Đại uý Chính nhưng anh lại coi đó là cơ hội để trải nghiệm thực tế, làm mới bản thân bằng những việc làm hữu ích, phục vụ bà con dân bản.